CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết luận chung từ mơ hình nghiên cứu
Từ các mơ hình hồi qui trên tác giả tổng hợp được một số kết quả như sau:
Bảng 4.12: Tổng hợp các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành BĐS niêm yết tại Việt Nam
FA GRO LIQ ROA SIZE STATE TANG TAX UNI
LEV + - - +
LTD + + - + -
STD - + - +
Theo mơ hình thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành BĐS niêm yết tại Việt Nam là:
- Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (LEV) có 4 biến tác động là: Tốc độ tăng trưởng (GRO); Tính thanh khoản (LIQ); Tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp (ROA); Tài sản hữu hình (TANG)
- Đối với Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD) có 5 biến tác động là: Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình trong tổng tài sản (FA),Tính thanh khoản (LIQ), Tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp (ROA), Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI), Thuế
- Đối với Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD) có 4 biến tác động là: Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản (FA); Tốc độ tăng trưởng (GRO), Tính thanh khoản (LIQ); Tài sản hữu hình (TANG).
- Biến Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản có mối tương quan một cách khơng thống nhất đến địn bẩy tài chính của các doanh nghiệp. Biến Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản có tác động thuận (+) đến nợ dài hạn nhưng có tác động nghịch (-) đến tỷ lệ nợ ngắn hạn. Kết quả này cho thấy sự không thống nhất đối với sự tác động của Đòn bẩy hoạt động. Như vậy, các doanh nghiệp có Địn bẩy hoạt động cao cho biết thực trạng sử dụng nhiều hơn nợ dài hạn; sử dụng ít hơn nợ ngắn hạn. Kết quả này giống kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Trâm.
- Biến Tốc độ tăng trưởng có tác động (+) đến Tỷ lệ tổng nợ và nợ ngắn hạn. Điều này có nghĩa doanh nghiệp có mức tăng trưởng càng lớn có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn. Kết quả này không phù hợp với giả thuyết đặt ra nhưng lại giống với kết quả nghiên cứu của Joy Patak (2010), Bhaduri (2002)
- Biến Tính thanh khoản có tác động (-) đối với nợ ngắn hạn và tổng nợ (thống kê t ở mức 5%); biến này cũng tác động (+) đối với nợ dài hạn. Kết quả này cho thấy cơng ty có khả năng thanh tốn hiện hành càng cao, càng sử dụng ít nợ vay
- Biến Tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp tác động (-) đối với cả nợ dài hạn và tổng nợ và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Mối tương quan này có thể được lý giải theo lý thuyết trật tự phân hạng, các cơng ty hoạt động có lời thường ưu tiên sử dụng tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) hơn so với các nguồn tài trợ từ bên ngồi. Các cơng ty có lợi nhuận cao sẽ ít sử dụng nợ vay hơn. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Frank and Goyal (2007), Joy Pathak (2010)
- Biến Tài sản hữu hình tác động (+) đến nợ ngắn hạn và tổng nợ và cùng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này là do các tài sản hữu hình có ý nghĩa trong
việc thế chấp cho các khoản vay, do vậy mà doanh nghiệp được các tổ chức tín dụng cung cấp những hạn mức tín dụng cao hơn.
- Biến Thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động (+) đến nợ dài hạn, nghĩa là khi DN chịu mức thuế suất càng cao thì càng có khuynh hướng sử dụng nợ vay nhiều hơn, điều này phù hợp với các lý thuyết về cấu trúc vốn.
- Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) có ý nghĩa trong việc giải thích nợ dài hạn vì có tác động nghịch (-) đến nợ dài hạn, nghĩa là khi các DN có sản phẩm độc đáo thì càng ít sử dụng nợ hơn.