CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.2. Hạn chế của đề tài, hướng nghiên cứu tiếp theo và kiến nghị
Hạn chế của đề tài:
- Đây là mơ hình chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp
- Khơng thu thập tịan bộ các DN BĐS trên 2 sàn chứng khóan vì có những DN khơng đủ số liệu của cả 3 năm 2009, 2010 và 2011.
- Về thời gian nghiên cứu, đề tài không nghiên cứu được 2 năm (2007, 2008) vì khơng đủ số liệu cho 94 DN. Do vậy nếu loại trừ những DN này thì tổng thể mẫu nghiên cứu sẽ bị giảm
- Số lượng các quan sát để tính tốn các biến phụ thuộc và biến độc lập chưa đủ nhiều vì càng nhiều thì càng làm tăng giá trị cho bài nghiên cứu.
- Giá trị của tất cả các biến bị phụ thuộc vào thông tin từ các báo cáo thường niên của các công ty mà các thông tin này đơi khi cũng khơng thật chính xác mà bài viết lại sử dụng giá trị sổ sách để đo lường các biến nên có thể giảm tính chính xác của kết quả nghiên cứu.
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nên mở rộng quy mô mẫu với thời gian dài hơn
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết hay cơ sở thực nghiệm về các nhân tố đặc thù của các doanh nghiệp bất động sản.
- Kết quả nghiên cứu sát với thực tế hơn và đáng tin cậy hơn nếu có một cuộc khảo sát thực tế với các dữ liệu sơ cấp được đưa vào mơ hình
- Tăng số lượng các biến độc lập sẽ giúp tăng khả năng giải thích của mơ hình.
Một số kiến nghị:
- Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khi xây dựng cấu trúc vốn, các công ty ngành BĐS cần chú ý đến các nhân tố: tỷ trọng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng, tính thanh khoản, tỷ suất sinh lợi, tài sản hữu hình, thuế và đặc điểm riêng của sản phẩm.
- Để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, các cơng ty ngành BĐS phải thay đổi cơ cấu vốn hướng đến giảm nợ ngắn hạn, tìm nguồn huy động vốn trung và dài hạn.
xây dựng dở dang, với tình hình thị trường BĐS hiện nay, khả năng bán được hàng của các cơng ty này rất khó khăn, nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng đang thu hẹp lại, các DN rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, dẫn đến việc các dự án đang trong quá trình xây dựng dở dang cũng phải bị đình trệ. Vì vậy, khả năng thu hồi vốn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn là vơ cùng khó khăn.
- Các công ty nên điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của thị trường, thường là điều chỉnh giảm diện tích căn hộ vì nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp hiện nay là rất cao.
- Cơ quan quản lý nhà nước cần có những dự báo chính xác và có những tác động cần thiết để làm ấm lại thị trường BĐS. Nên hoàn thiện thị trường BĐS minh bạch thông tin về cung, cầu trong thị trường, tổ chức sàn giao dịch BĐS chun nghiệp, hạn chế tình trạng đầu cơ, kích giá; xây dựng khung pháp lý hoàn thiện.
- Bộ tài chính cũng nên hỗ trợ các Cơng ty BĐS trong giai đoạn khó khăn này bằng cách giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn tiến độ nộp thuế.
- Chính phủ sửa đổi, bổ sung, mở rộng điều kiện cho người nước ngoài sở hữu căn hộ tại Việt Nam, góp phần kích cầu thị trường nhà ở.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho thị trường bất động sản bằng các giải pháp xử lý nợ xấu có tài sản là bất động sản; các giải pháp về tiền tệ, tín dụng ngân hàng, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng ổn định, phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO