CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Xây dựng thang đo
Theo Creswell (2003), trong nghiên cứu khoa học có 3 cách để có thang đo sử dụng trong nghiên cứu: (1) Sử dụng thang đo đã có- sử dụng nguyên thang đo do các nhà nghiên cứu trước xây dựng; (2) Sử dụng thang đo đã có nhưng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với không gian nghiên cứu và (3) Xây dựng thang đo hoàn toàn mới.
Các thang đo được sử dụng trong đề tài này được tổng hợp từ các thang đo mà nhiều tác giả nước ngoài đã sử dụng, và tác giả cũng có điều chỉnh thơng qua khảo sát định tính nhằm đưa ra thang đo phù hợp nhất cho ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 mức độ thay đổi từ 1 = rất không đồng ý đến 5 = rất đồng ý. Các phát biểu này đại diện cho các thành phần như sau:
3.2.1. Thang đo ý định khởi nghiệp
Thang đo ý định khởi nghiệp gồm 4 biến quan sát để hỏi về ý định khởi nghiệp của sinh viên qua định hướng, mục tiêu trong tương lai nghề nghiệp sau này. Thang đo này được ký hiệu là EI và được hình thành trên thang đo gốc của tác giả Linan (2008)
Bảng 3. 2. Bảng thang đo ý định khởi nghiệp
Mã hóa Nội dung thang đo
EI1 Tôi sẽ cố gắng hết sức để khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp của riêng tôi. EI2 Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân.
EI3 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân. EI4 Tôi quyết tâm tạo ra một công việc kinh doanh trong tương lai.
3.2.2. Thang đo thu hút cá nhân
Thang đo thu hút cá nhân ký hiệu là PA thể hiện nhận thức chủ quan và cảm nhận của người có ý định khởi nghiệp về sự hài lịng hay khơng hài lịng, cơ hội hay thách thức, thuận lợi hay bất lợi về việc mở mới một doanh nghiệp. Thang đo được hình thành trên thang đo gốc của tác giả Linan (2008) và có 3 biến quan sát như sau:
Bảng 3. 3. Thang đo thu hút cá nhân
Mã hóa Nội dung thang đo
PA1 Tơi sẽ rất hài lịng khi trở thành một doanh nhân.
PA2 Nếu tơi có cơ hội và nguồn lực, tơi sẽ bắt đầu mở doanh nghiệp.
PA3 Trở thành một doanh nhân mang lại nhiều thuận lợi hơn là bất lợi đối với tôi.
Nguồn: Linan (2008), tác giả tổng hợp từ nghiên cứu định tính
3.2.3. Thang đo chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan là những áp lực từ phía xã hội ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của một cá nhân.Thang đo chuẩn chủ quan được ký hiệu là SN, được xây dựng căn cứ vào thang đo 3 biến quan sát phát triển bởi Linan (2008) với ba tác động là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Tuy nhiên tại môi trường Việt Nam, từ kết quả nghiên cứu định tính khơng phải sinh viên nào cũng đi làm thêm và có cơng việc trong lúc đi học. Nên tác giả đã kết hợp thang đo của Kennedy (2003), sử dụng thang đo những người quan trọng đối với tôi cho rằng tôi nên mở doanh nghiệp mới thay cho thang đo đồng nghiệp tôi cho rằng tôi nên mở doanh nghiệp mới của Linan (2008).
Bảng 3. 4. Thang đo chuẩn chủ quan
Mã hóa Nội dung thang đo
SN1 Gia đình tơi cho rằng tơi nên mở một doanh nghiệp mới. SN2 Bạn bè tôi cho rằng tôi nên mở một doanh nghiệp mới.
SN3 Những người quan trọng đối với tôi cho rằng tôi nên mở một doanh nghiệp mới.
Nguồn: Linan (2008) & Kennedy (2003), tác giả tổng hợp từ nghiên cứu định tính
3.2.4. Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi
Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi bao gồm 5 thang đo thể hiện cảm nhận của cá nhân về đánh giá việc khởi nghiệp là dễ dàng hay khó khăn. Thang đo này
được ký hiệu là PBC và kế thừa thang đo của Linan (2008) có điều chỉnh qua nghiên cứu định tính.
Bảng 3. 5. Thang đo nhận thức kiểm sốt hành vi
Mã hóa Nội dung thang đo
PBC1 Bắt đầu mở một doanh nghiệp và duy trì nó là việc dễ dàng đối với tôi. PBC2 Tôi biết tất cả các hoạt động cần thiết để mở một doanh nghiệp.
PBC3 Nếu tôi cố gắng để bắt đầu mở một doanh nghiệp, tơi sẽ có một cơ hội lớn để trở nên thành cơng.
PBC4 Tơi có thể dễ dàng phát triển một ý tưởng kinh doanh.
PBC5 Tơi tin rằng tơi hồn tồn có thể bắt đầu mở một doanh nghiệp.
Nguồn: Linan (2008), tác giả tổng hợp từ nghiên cứu định tính
3.2.5. Thang đo giá trị gần gũi
Thang đo giá trị gần gũi (CV) là thang đo thể hiện những đánh giá của những giá trị gần gũi đến hoạt động khởi nghiệp. Tương tự, như thang đo chuẩn chủ quan, thang đo giá trị gần gũi sử dụng 3 biến quan sát là gia đình, bạn bè, người quan trọng là những thành phần gần gũi có ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp của mỗi cá nhân. Kết hợp với khảo sát định tính, ta có bảng sau:
Bảng 3. 6. Thang đo giá trị gần gũi
Mã hóa Nội dung thang đo
CV1 Gia đình tơi đánh giá hoạt động khởi nghiệp cao hơn các hoạt động nghề nghiệp khác.
CV2 Bạn bè tôi đánh giá hoạt động khởi nghiệp cao hơn các hoạt động nghề nghiệp khác.
CV3 Những người quan trọng đối với tôi đánh giá hoạt động khởi nghiệp cao hơn các hoạt động nghề nghiệp khác.