Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá trị gần gũi đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kiểm định thang đo

Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện thơng qua phân tích hệ số tin cậy- Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá- EFA thơng qua phần mềm SPSS 16.0 để sàng lọc và loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác).

4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo lý thuyết với công cụ Cronbach’s Alpha

4.3.1.1. Thang đo ý định khởi nghiệp

Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.761 > 0.6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy. Hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát đều đạt yêu cầu lớn hơn 0.3, do đó khơng có biến nào bị loại ra khỏi thang đo.

Bảng 4. 2. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo ý đinh khởi nghiệp Cronbach’s Alpha = 0.761 Cronbach’s Alpha = 0.761

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến EI1 10.6429 6.365 0.569 0.702 EI2 11.0735 7.049 0.518 0.727 EI3 10.6681 6.955 0.620 0.675 EI4 10.5231 7.239 0.542 0.714

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả

4.3.1.2. Thang đo thu hút cá nhân

Kết quả kiểm định cho hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Thu hút cá nhân là 0.693 > 0.6 đạt yêu cầu về giá trị độ tin cậy. Các biến quan sát có tương quan biến tổng phù hợp khi lớn hơn 0.3 nên khơng có biến nào bị loại ra khỏi thang đo nghiên cứu.

Bảng 4. 3. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Thu hút cá nhân Cronbach’s Alpha = 0.693 Cronbach’s Alpha = 0.693

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến PA1 7.4412 3.030 0.479 0.639 PA2 7.2605 2.930 0.594 0.491 PA3 7.6807 3.275 0.457 0.663

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả

4.3.1.3. Thang đo chuẩn chủ quan

Kết quả cho thấy Cronbach’s Alpha của thang đo đạt yêu cầu vì đạt 0.783 > 0.6. Các biến quan sát có tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3 do đó đạt yêu cầu về sự phù hợp.

Bảng 4. 4. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Chuẩn chủ quan

Cronbach’s Alpha = 0.783

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến SN1 5.9097 3.270 0.606 0.723 SN2 5.8109 3.337 0.644 0.685 SN3 5.7374 3.120 0.617 0.712

4.3.1.4. Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi

Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đạt yêu cầu khi đạt 0.770 > 0.6. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đề đạt yêu cầu (>0.3) do đó thang đo được giữ nguyên như ban đầu.

Bảng 4. 5. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi

Cronbach’s Alpha = 0.770

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến PBC1 12.0882 9.879 0.468 0.753 PBC2 11.8782 8.861 0.672 0.682 PBC3 11.2584 9.510 0.493 0.746 PBC4 11.5546 9.666 0.519 0.736 PBC5 11.6071 9.435 0.562 0.721

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả

4.3.1.5. Thang đo giá trị gần gũi

Kết quả kiểm định cho thấy thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy với Cronbach’s Alpha bằng 0.728 lớn hơn 0.6. Các biến quan sát cũng đạt yêu cầu khi có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3. Do đó tất cả các biến của thang đo được giữ nguyên.

Bảng 4. 6. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Giá trị gần gũi Cronbach’s Alpha = 0.728

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

CV1 6.2773 3.119 0.538 0.656 CV2 6.0546 3.332 0.557 0.633 CV3 6.0210 3.254 0.555 0.634

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Trong nghiên cứu này, ý định khởi nghiệp là những thang đo mới hoặc chưa được kiểm định do đó mẫu nghiên cứu cần có kích thước lớn. Hơn nữa, sau EFA là phân tích nhân tố khẳng định và phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính. Vì thế, trong q trình Cronbach’s Alpha, tác giả quyết định giữ lại các thang đo có trị số Cronbach’s alpha ≥ 0.6 và loại các biến quan sát có tương quan biến - tổng < 0.3; trong q trình phân tích EFA để hỗ trợ cho phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) sau này, tác giả sử dụng phương pháp rút trích Pricipal Axis Factoring với phép xoay Promax; loại bỏ các biến quan sát có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 hoặc rút trích vào các nhân tố khác mà chênh lệch hệ số tải nhân tố ≤ 0.3.

Bảng 4. 7. Kết quả EFA của thang đo thành phần ý định khởi nghiệp

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 PBC1 0.539 PBC2 0.883 PBC3 0.564 PBC4 0.561 PBC5 0.587 SN1 0.766 SN2 0.733 SN3 0.710 PA1 0.567 PA2 0.859 PA3 0.530 CV1 0.631 CV2 0.773 CV3 0.645

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả

Thang đo thành phần ý định khởi nghiệp bao gồm 4 thành phần với 14 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA với kết quả hệ số KMO = 0.811 > 0.5; kiểm định Barlett’s đạt Sig = 0.000 cho thấy phân tích nhân tố phù hợp, các biến có sự tương quan với nhau. Tổng phương sai trích đạt 62.35% tại điểm dừng eigenvalue = 1.126 >1. Các hệ số tải nhân tố đều có trị số < 0.5. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích EFA là thích hợp.

Như vậy, thơng qua đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo của các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu và tiếp tục sử dụng để phân tích nhân tố khẳng định CFA và mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá trị gần gũi đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)