CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phương pháp chọn mẫu
Theo Zikmund (2003), quá trình lấy mẫu chủ yếu liên quan đến việc xác định đối tượng mục tiêu, xác định khung mẫu, lựa chọn một phương pháp lấy mẫu, xác định kích thước mẫu và chọn các yếu tố mẫu. Mẫu tổng thể được định nghĩa là tập hợp đầy đủ của các đơn vị phân tích đang được điều tra, trong khi yếu tố là đơn vị mà từ đó các dữ liệu cần thiết được thu thập (Davis, 2000).
Dựa trên lý thuyết phân phối mẫu, phân tích SEM địi hỏi một mẫu lớn để có được ước tính đáng tin cậy. Trong khi đó, vấn đề một mẫu nên lớn như thế nào vẫn chưa được hồn tồn giải quyết (Hair & cộng sự, 2010), nó phụ thuộc vào các phương pháp thống kê được sử dụng. Tuy nhiên, Hair & cộng sự đề nghị tỷ lệ kích thước mẫu với số lượng các chỉ số này cần có ít nhất 5:1 khi sử dụng SEM. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Bollen (1979) cho rằng tỷ lệ cần thiết để thiết kế cỡ mẫu là: tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 5:1). Theo Tabachnick & Fidell (1989) kinh nghiệm cho thấy kích thước mẫu 300 là tốt, 500 là rất tốt và 1.000 là tuyệt vời. Kết quả dựa trên số lượng các biến quan sát trong mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM cần một mẫu trên 300 người trả lời đã được lựa chọn và sử dụng phương pháp lấy mẫu tổng thể cho cuộc điều tra chính.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, dữ liệu được thu thập thơng qua hình thức phát phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi trực tiếp với kích thước mẫu tối thiểu là N = 105 mẫu.