CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.5. Mơ hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thơng tin và ảnh hưởng của
4.5.1. Kết quả mơ hình Easton & Harris (1991)
Bảng 4.7 thể hiện kết quả mơ hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thơng tin theo Easton & Harris (1991). Kết quả cho thấy giá trị thích hợp thơng tin kế toán giai đoạn 2008-2016 là 23.78% và cho hai giai đoạn 2008-2014 và 2015-2016 lần lượt là 23.87% và 22.71%. Giai đoạn trước năm 2015 có giá trị thích hợp thơng tin kế tốn cao hơn giai đoạn từ sau năm 2015, nhưng mức chênh lệch giữa hai giai đoạn này không đáng kể với 1.16%.
Để xem xét ảnh hưởng của thận trọng kế tốn có điều kiện đến giá trị thích hợp thơng tin, luận văn đã phân chia mẫu nghiên cứu thành 3 nhóm Con1, Con2 và Con3 tương ứng với các nhóm có mức thận trọng thấp, trung bình, và cao dựa trên nghiên cứu cứu của Balachndran & Mohanram (2004) và Kousenidis (2009) và đo lường giá trị thích hợp thơng tin trên từng nhóm đã phân chia.
Cụ thể, giá trị thích hợp thơng tin đo lường bằng hệ số xác định điều chỉnh R2 của mơ hình Easton & Harris (1991) trên ba nhóm Con1, Con2 và Con3 lần lượt là 14.23%, 28.00% và 28.32%. Như vậy, khi mức độ thận trọng tăng dần từ thấp đến cao, giá trị thích hợp của thơng tin ngày càng tăng. Nhận định này có thể thấy rõ khi xem xét các nhóm trong giai đoạn 2008-2014. Do đó, giả thuyết H2 bị bác bỏ khi hệ số điều chỉnh R2 của mơ hình Easton & Harris (1991) và hệ số góc cao hơn đối với các cơng ty có mức độ thận trọng kế toán cao (Con3) so với nhóm có mức độ trung bình (Con1) và cao (Con2). Tuy nhiên, giá trị thích hợp thơng tin giữa nhóm Con2 và Con3 khơng có sự chênh lệch đáng kể (0.32%). Kết luận này trái ngược với kết quả mà Lev và Zarowin (1999) và Akhloufi (2013) đã đưa ra sau khi thực hiện nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau khi thơng tư 200/2014/TT-BTC có hiệu lực tức từ sau năm 2015, kết quả lại cho thấy mức độ thận trọng kế tốn càng cao đã bóp méo hoặc gây giảm giá trị thích hợp của thơng tin.
Ngồi ra, nhìn vào kết quả bảng 4.7, ta có thể thấy biến thu nhập trên một cổ phiếu năm t chia cho giá một cổ phiếu năm t-1 có khả năng giải thích cao cho biến phụ thuộc trong mơ hình là lợi nhuận trên một cổ phiếu. Điều này thể hiện ở hệ số góc β1 trong mơ hình Easton & Harris (1991) đều có ý nghĩa thống kê với mức 5% trên tất cả các giai đoạn và các nhóm phân chia theo mức độ thận trọng kế tốn có điều kiện tương ứng. Tuy nhiên, biến sự thay đổi của thu nhập trên một cổ phiếu chia cho giá một cổ phiếu năm t-1 khơng có khả năng giải thích cho biến phụ thuộc trong mơ hình . Cụ thể là, hệ số góc β2 của nhóm có mức độ thận trọng thấp nhất trong tất cả các giai đoạn đều khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Điều này cũng đúng đối với nhóm các cơng ty có mức độ thận trọng kế tốn có điều kiện trung bình giai đoạn 2015-2016.
Bảng 4.7. Kết quả mơ hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thơng tin theo Easton & Harris (1991)
β0 p-value β1 p-value β2 p-value
R2 điều chỉnh 2008-2016 -0.0718 0.0610 1.0124 0.0000 0.5242 0.0000 23.78% 2008-2014 -0.0687 0.1140 1.0187 0.0000 0.5244 0.0000 23.87% 2015-2016 -0.0832 0.3120 0.9926 0.0000 0.5233 0.0100 22.71% Con1 0.0896 0.2110 0.8073 0.0000 0.2862 0.0800 14.23% 2008-2014 0.1534 0.0790 0.7555 0.0000 0.2100 0.2520 10.75% 2015-2016 -0.0855 0.4970 0.8895 0.0000 0.5448 0.1700 24.60% Con2 -0.0693 0.2460 1.0796 0.0000 0.3916 0.0070 28.00% 2008-2014 -0.0984 0.1360 1.0662 0.0000 0.4523 0.0070 28.21% 2015-2016 0.0299 0.8360 1.0968 0.0000 0.2318 0.4340 24.58% Con3 -0.2254 0.0010 1.1206 0.0000 1.0054 0.0000 28.32% 2008-2014 -0.2165 0.0060 1.1622 0.0000 0.9971 0.0000 30.75%