Chƣơng 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
5.2.1 Tăng cƣờng quản trị tín dụng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có ảnh hƣởng lớn nhất và tác động ngƣợc chiều với hiệu quả của ngân hàng. Điều đó cho thấy nhà quản trị cần quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thật tốt nhằm hạn chế nợ xấu, bên cạnh đó cần đánh giá một cách khách quan đƣa ra quyết định cho vay phù hợp, tránh vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua chất lƣợng tín dụng. Bài học từ cuộc khủng hoảng nợ xấu trong giai đoạn 2008-2015 đã cho ta thấy ảnh hƣởng nghiêm trọng của nợ xấu có thể gây ra đối với ngành ngân hàng nói riêng và an ninh tiền tệ của Việt Nam nói chung. Vì vậy, với phƣơng châm “phịng bệnh hơn chữa bệnh”, cần kiểm soát kỹ từng khách hàng trƣớc khi ra quyết định cho vay sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm ngăn chặn nợ xấu.
Cần có sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tƣ đa dạng hóa các sản phẩm nhằm phân tán rủi ro…
Hiện nay, quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng thƣờng theo những khẩu vị rủi ro riêng. Vấn đề này đã dẫn đến một số bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tƣợng khách hàng nhƣng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột (cùng 1 khách hàng, có ngân hàng phân loại vào nhóm nợ cao, có ngân hàng lại phân loại vào
nhóm nợ thấp). Vì vậy, mỗi ngân hàng nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung cần củng cố, đồng bộ và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng, thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thơng tin cho các nhà quản trị khi đƣa ra quyết định cho vay.
Bên cạnh đó, đội ngũ nguồn nhân lực sẽ là nhân tố quan trọng giúp ngân hàng phân loại khách hàng ngay từ ban đầu vì nhân viên tín dụng là những ngƣời làm việc trực tiếp và nắm bắt đƣợc tình trạng kinh doanh của khách hàng. Thực tế cho thấy việc triển khai xếp hạng khách hàng đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng nhƣ am hiểu sau sắc mơ hình xếp hạng tín dụng (modelling), trong khi thị trƣờng nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất thiếu. Hiện nay, đa số cán bộ tín dụng của các ngân hàng là sinh viên mới ra trƣờng hoặc chƣa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, đây là một môi trƣờng làm việc đầy cám dỗ nên rất dễ dẫn đến việc cán bộ tín dụng ngân hàng cố tình làm sai các quy định về quy trình cấp tín dụng nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân. Giải pháp ở đây là:
- Chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, có cơ chế ủy quyền, quy định trách nhiệm đối cán bộ phụ trách và tác nghiệp.
- Cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ và ứng dụng cơng nghệ mới để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, rủi ro.
Tuy nhiên, việc phòng tránh nợ xấu tốt khơng có nghĩa là ngân hàng sẽ tránh đƣợc hồn tồn. Vì vậy, ngân hàng cần nhìn nhận thực trang tình hình nợ xấu một cách nghiêm túc vì nợ xấu chỉ đƣợc xử lý đúng khi ngân hàng dám nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề. Tránh trƣờng hợp ngân hàng vì muốn làm đẹp các bản báo cáo tài chính mà che dấu các khoản nợ xấu dẫn đến khơng trích lập dự phịng, điều này diễn ra lâu dài sẽ làm tỷ lệ nợ xấu vƣợt quá quy định an toàn của ngân hàng nhà nƣớc và gây mất an ninh tiền tệ tồn hệ thống. Do đó, đối với các khoản nợ tín dụng dƣới mức 3, ngân hàng cần trích lập dự phịng phù hợp theo quy định mặc dù phải chấp nhận giảm lợi
nhuận nhƣng điều này sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro rơi vào khủng hoảng dẫn đến mất khả năng thanh khoản.