Chƣơng 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
5.2.3 Có chính sách quản lý cơ cấu nguồn vốn phù hợp
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là nhân tố tiếp theo ảnh hƣởng đến hiệu quả của ngân hàng. Tuy nhiên, nhân tố này là có tác động khác nhau đối với từng chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với ROA và ngƣợc chiều với ROE, NIM. Điều này cho thấy, việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn sẽ giúp cho lợi nhuận tuyệt đối của ngân hàng tăng, tuy nhiên điều này lại làm giảm hiệu quả tƣơng đối của ngân hàng (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm). Việc sử dụng vốn chủ sở hữu có một ƣu điểm là sẽ khơng mất chi phí trả lãi nhƣ sử dụng vốn huy động, tuy nhiên đó chỉ là về mặt số kế tốn, cịn xét về hiệu quả kinh tế thì điều này làm giảm hiệu quả của vốn do chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu thƣờng cao hơn lãi suất huy động của thị trƣờng.
Vì vậy, khi nhà quản trị ngân hàng gia tăng tiềm lực về vốn để đẩy mạnh hoạt động cho vay tín dụng thì cách hiệu quả là nên tăng cƣờng công tác huy động hơn là phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, do các quy định về an tồn vốn, trong những năm qua, NHNH ln đề ra các kế hoạch nhằm tăng vốn pháp định của ngân hàng, điều này buộc các ngân hàng nhỏ phải phát hành thêm cổ phiếu nhằm nâng vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu theo quy định của Pháp luật. Gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ góp phần nâng cao năng lực tài chính và tạo niềm tin đối với khách hàng gửi tiền, phòng chống rủi ro cho ngân hàng nói riêng và cả hệ thống nói chung.