Nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFPG ), mức độ cấp tỉnh (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.4 Nghiên cứu thực nghiệm

Nghiên cứu về độ mở của nền kinh tế, định hướng thương mại (thương mai với những khu vực được chỉ định) cũng như vốn con người ảnh hưởng tới TFP như thế nào của Miller và Upadhyay (2000). Trong nghiên cứu tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 83 quốc gia trên thế giới từ năm 1960 đến năm 1989. Đầu tiên các Tác giả ước tính TFP từ hàm sản xuất CB theo hai cách. Cách thứ nhất là đưa vốn con người như yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất và cách thứ hai không đưa vốn con người vào hàm sản xuất. Bởi vì tác giả nghĩ rằng nó có thể tạo ra kết quả sai lệch cho ước tính OLS nếu như khơng xem xét đến ảnh hưởng của thời gian cụ thể và quốc gia cụ thể, chúng bao gồm 6 biến giả cho 6 khoảng thời gian (1960-64, 1965- 69, 1970-74, 1975-79, 1980-84, 1985-89) và điều chỉnh dữ liệu của họ là sai lệch so với các mẫu của quốc gia cụ thể theo thời gian. Tuy nhiên, các tính tốn của TFP dựa trên phân tích hồi quy gặp phải nhiều vấn đề, và một trong những vấn đề chính là khả năng nội sinh giữa sản lượng và vốn cũng như sản lượng và nguồn nhân lực. Thứ hai dự trên kết quả ước TFP theo hai cách trên, họ nghiên cứu, xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến TFP. Họ quan tâm đến các biến độ mở của nền kinh tế, định hướng thương mại và vốn con người. Họ tìm ra rằng các thêm nhiều quốc gia

18

giao thương, độ mở của nền kinh tế gia tăng và các quốc gia này có cơ hội lớn để áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Kết quả cho thấy độ mở của các quốc gia thúc đẩy tăng trưởng TFP và có ý nghĩa thơng kê tại mức ý nghĩa 1%. Định hướng thương mại tác động mạnh và tiêu cực đến tăng trưởng TFP tại mức ý nghĩa 5%. Định hướng thương mại được đo bằng chênh lệch giữa giá đồng nội tệ và giá ngang giá sức mua. Khi độ lệch giữa giá đồng nội tệ và giá ngang giá sức mua tăng lên, điều này có nghĩa đồng nội trở nên ít mất giá hơn. Các quốc gia theo đuổi chính sách đồng tiền mất giá thấp hơn giá ngang giá sức mua sẽ có TFP cao hơn. Tác giả cũng kiểm tra vai trò của vốn con người đến TFP bằng cách phân chia thành các nhóm 22 quốc gia thu nhập thấp, 38 quốc gia thu nhập trung bình và 23 quốc gia có thu nhập cao. Tác giả cho rằng vốn con người có tác động tiêu cực đối với TFP ở các quốc gia có thu nhập cao, tác động tích cực đến TFP ở các quốc gia có thu nhập trung b́nh. Đối với các quốc gia thu nhập thấp, tác động của vốn con người đến TFP sẽ thay đổi từ tiêu cực đến tích cực khi các quốc gia này có độ mở kinh tế cao.

Khan (2006) tiến hành nghiên cứu về các yếu tố tác động lên TFP ở Pakistan. Ông sử dụng dự liệu thời gian từ năm 1960 đến năm 2003. Đầu tiên ông sử dụng công thức hạch toán tăng trưởng (growth acounting method - Công thức được sử dụng trong kinh tế học để đo lường sự đóng góp của các yếu tố khác nhau đến tăng trưởng kinh tế và gián tiếp tính tốn tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học công nghệ. Phương pháp này đã được giới thiệu bởi Robert Solow trong năm 1957 để tính tốn TFP. Ông đưa các biến FDI, độ mở của thương mại (đo bằng tỷ lệ của tổng xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP), dân số,….Tác giả phân loại biến trên thành 2 nhóm. Tác giả chạy hàm hồi quy với nhóm thứ nhất với các biến sau lạm phát, chi tiêu giáo dục, độ mở thương mại, thâm hụt ngân sách, sự phát triển thị trường tài chính và dân số. Ơng ấy tìm ra rằng mối quan hệ giữa thương mại và TFP là tiêu cực và có ý nghĩa thống kê. Với nhóm số hai, Ơng đưa các biến như tín dụng tư nhân, đầu tư trong nước, việc làm, chi tiêu chính phủ và FDI. Khan đã tìm ra rằng FDI có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kế đối với tăng trưởng TFP. Cuối cùng Ông xem xét tất cả các biến và chạy hồi quy. Kết quả chi ra rằng cả thương

19

mại và FDI có ý nghĩa thống kê. Bài nghiên cứu này có một vài vấn đề cần xem xét. Thứ nhất tác giả sử dụng dự liệu thời gian sẽ có một vài vấn đề liên quan tới nó như tương quan chuỗi, và mối quan hệ nhân quả giữa FDI và TFP. Thứ hai chi có 43 quan sát trong nghiên cứu này. Do đó khi tác giả đưa 11 biến độc lập vào điều này làm giảm bậc tự do để tạo ra kết quả đáng tin cậy.

Trong nghiên cứu của Jajri (2007), ơng đã kiểm tra sự đóng góp của thương mại, giáo dục (được đo lường bởi tỷ lệ của công nhân có trình độ trên phổ thơng), và sở hữu nước ngồi lên tăng trưởng TFP ở Malaysia. Đầu tiên ơng ấy sử dụng mơ hình phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) và Chỉ số năng suất Malmquist (malmquist productivity index) để ước tính TFP. Thứ hai, ơng tìm ra các yếu tố tác động đến tốc độ tăng trưởng TFP, đó là vốn con người và xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến TFPG.

Dương Như Hùng và các cộng sự (2013) phân tích dựa trên bộ dữ liệu các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2000-2009 để tính tốn năng suất các yếu tố tổng hợp của 48 phân ngành cấp 3 thuộc sáu ngành cơng nghiệp thực phẩm đồ uống, dệt may, hóa chất, điện tử viễn thơng, vật liệu xây dựng và cơ khí. Nghiên cứu đã cho thấy mức độ hoạt động của doanh nghiệp có đầu tư nuớc ngồi khơng tác động đến năng suất các yếu tố tổng hợp của ngành.

Trong nghiên cứu của Woo (2009), xác định FDI có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng TFP hay không. Woo sử dụng cả dự liệu bảng (panel data) và dự liệu chéo (cross section data) cho 92 quốc gia từ năm 1970 đến năm 2000. Bài nghiên cứu tìm ra rằng FDI có tác động tích cực và có ý nghĩa thông kê đến TFPG. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của ông trái ngược với giả thuyết khả năng hấp thụ (giả thiết khả năng hấp thụ cho rằng FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia khi quốc gia này đã đạt đến một mức độ phát triển nhất định của vốn con người. Họ khơng tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết này. Một vấn đề với nghiên cứu này là có khả năng nội sinh giữa FDI và TFPG trong mơ hình dữ liệu chéo, vì vậy cần địi hỏi sự chú ý đặc biệt khi tiến hành nghiên cứu khác.

20

Tất cả các nghiên cứu trên cung cấp kiến thức nền cho việc tiến hành nghiên cứu . . Các nghiên cứu trên có xác định được mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng công nghệ, tuy nhiên mối quan hệ này chưa rõ ràng. Nguồn vốn FDI có thể giúp tăng trưởng năng suất cũng như TFP thông qua việc tăng trưởng chất lượng vốn con người, thể chế. Tóm lại, lý thuyết tăng trưởng nội sinh và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy vai trò quan trọng của FDI và xuất khẩu đến TFPG. FDI được xem như công cụ mang tiến bộ khoa học, chuyển giao kiến thức đến nước nhận nguồn vốn. Xuất khẩu thúc đẩy năng suất thông qua lợi thế quy mô, và xuất khẩu giúp tăng hiệu quả thông qua học hỏi qua thực hành, học hỏi tiêu chuẩn hàng hóa nước ngồi áp dụng trong hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

21

Hình 1.1: Sơ đồ tác động của các yếu tố tới TFPG FDI Xuất Khẩu Nghiên cứu và Phát Triển Dân số Xuất Khẩu Lạm Phát Hạ Tầng Chi tiêu Chính phủ Giáo dục Sức Khỏe Công nghệ Quy mô Phân bổ nguồn lực Vốn con người TFPG

22

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Trong chương I đã giới thiệu tổng quan lý thuyết về tốc độ tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp, lý thuyết nền bao gồm lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh, tăng trưởng nội sinh và các yếu tố khác tác động đến tốc độ tăng trưởng TFP.

Bên cạnh đó, chương này giới thiệu thêm một số nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Các nghiên cứu thực nghiệm này đánh giá tác động của FDI, Xuất khẩu và các yếu tố khác lên tốc độ tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp. Ngoài ra cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu vấn đề này ở mức độ cấp tỉnh thành ở Việt Nam.

23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFPG ), mức độ cấp tỉnh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)