Kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFPG ), mức độ cấp tỉnh (Trang 68 - 69)

CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

4.2 Kiến nghị chính sách

Bài nghiên cứu này có những đóng góp quan trọng đối với các nhà làm chính sách. Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy xuất khẩu là một trong các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng TFP. Vì vậy Chính phủ cần đẩy mạnh thu hút và phát triển doanh nghiệp xuất khẩu để gia tăng năng suất các yếu tố tổng hợp. Bên cạnh đó Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nghiên cứu vừa chun mơn hóa sản xuất vừa học hỏi sản xuất các sản phẩm ở nước ngoài, quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm thơng tin về tiêu chuẩn hàng hóa cũng như thị trường xuất khẩu mới.

Thứ hai, nghiên cứu cũng cho rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp, do đó Chính phủ đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung thu hút có chọn lọc vào các ngành giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, ứng dụng công nghệ khoa học cao, thâm dụng vốn, sản xuất những sản phẩm mà doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được hạn chế thu hút FDI vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao năng lượng, ô nhiệm mơi trường, Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích để doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ hiện đại. Khuyến khích doanh nghiệp FDI giới thiệu những chi tiết sản phẩm để các doanh nghiệp trong nước tìm tịi học hỏi, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm đó dựa trên phương trâm đơi bên cùng có lợi (doanh nghiệp FDI giảm chi phí nhập khẩu hoặc sản xuất, doanh nghiệp trong nước có nguồn ra, có cơng nghệ tạo động lực nghiên cứu học hỏi).

Bên cạnh đó chính phủ cần tăng cường đầu tư bằng vốn ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu có chất lượng, khuyến khích các nguồn lực khác cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, tổ chức tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ tạo động lực nghiên cứu phát triển. Tăng cường kỹ năng và khả năng của người lao động bằng cách tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, lớp đào tạo tay nghề chất lượng để người lao động sử dụng được công nghệ hiện đại trong sản xuất.

60

Thứ ba, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ổn định kinh tế vĩ mô (lạm phát) và chi tiêu chính phủ có tác động ngược chiều với tăng trưởng TFP. Chính phủ tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sự chắc chắn cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng đổi mới công nghệ, cần tiết giảm hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tránh lấn át khu vực đầu tư hiệu quả khác. Chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục con người, khoa học nghiên cứu. Có cơ chế giám sát đầu tư chống lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFPG ), mức độ cấp tỉnh (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)