CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4 Định nghĩa các biến trong mơ hình nghiên cứu
2.4.1 Tốc độ tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFPG)
TFPG là tốc độ tăng trưởngng năng suất các yếu tố tổng hợp và biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu. TFPG được tính tốn bởi cơng thức hạch tốn tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng TFP bao gồm nhiều yếu tố như công nghệ mới, hoạt động nghiên cứu, kỹ năng quản lý, điều hành.
2.4.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Từ những cơ sở lý thuyết trên về tác động lan tỏa của FDI cùng với giả thuyết rằng FDI làm tăng hiệu quả của các doanh nghiệp ở tỉnh nhận vốn FDI, và tăng hiệu quả sẽ dẫn đến tăng trưởng TFP. FDI là chìa khóa của chuyển giao cơng nghệ. Sau khi kết hợp với các khái niệm về lợi thế tương đối lạc hậu, FDI ( được đo lường bằng tỷ lệ FDI trên GDP) ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP của một quốc gia.
29
2.4.3 Xuất khẩu (Export)
Như đã nêu ở chương lý thuyết Xuất khẩu là cơng cụ quan trọng để có được kiến thức sản xuất mới, nó giúp các cơng ty xuất khẩu học và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. Xuất khẩu giúp thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua mở rộng quy mơ, tăng tính cạnh tranh. Bài nghiên cứu ước lượng rằng xuất khẩu có tác động tích cực lên tăng trưởng TFP. Xuất khẩu đo lường bằng giá trị xuất khẩu của tỉnh trên GDP tỉnh.
2.4.4 Vốn con người (HC)
Là thước đo trình độ học vấn có thể giúp các nước phát triển cơng nghệ cũng như tăng khả năng hấp thụ công nghệ (Kneller, 2005). Vốn nhân lực thu được từ giáo dục, đào tạo và tích lũy thơng qua học tập vừa làm các q trình có thể tăng hiệu suất lao động và còn nâng cao TFP. Ang et al. (2011) nhấn mạnh tầm quan trọng của các thành phần của trình độ học vấn. Ở các quốc gia có thu nhập cao và trình độ học vấn đại học cao hơn có thể tăng TFP. trong khi ở các nước đang phát triển vốn con người là không đáng kể do thực tế là họ bắt chước họ công nghệ phát triển ở các nước tiên tiến hơn. Trong bài nghiên cứu này sử dụng tỷ lệ số lượng lao động được đào tạo từ trung cấp nghề trở lên trên tổng số lao động làm thang đo cho vốn con người.
2.4.5 Lạm phát (Inflation)
Là thước đo quan trọng để đo lường mức ổn định của nền kinh tế. Có mối liên hệ tiêu cực giữa lạm phát (INF) và tăng trưởng. Lạm phát có thể làm giảm lợi nhuận trên vốn, và do đó làm giảm các khoản đầu tư về vốn, làm giảm tốc độ tăng trưởng (Gillman et al., 2004). Xét về TFP, lạm phát có thể làm cho cơ chế phối hợp kém hiệu quả, do đó làm giảm các nội dung thơng tin về giá cả, và kìm hãm sự tăng năng suất. Lạm phát ở mức độ cao cũng có thể tạo ra sự không chắc chắn hơn và cản trở sự đổi mới, làm giảm hiệu quả. Bài nghiên cứu này sử dụng chỉ số CPI của từng tỉnh trong từng năm để đại diện chỉ số này.
30
2.4.6 Chi tiêu chính phủ (Govexpend)
Đây cũng là yếu quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP. Chi tiêu chính phủ dự kiến sẽ có một hệ số âm khi đưa vào hàm hồi quy. Điều này là do chi tiêu của chính phủ làm giảm tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế. Ngồi ra, thơng qua tăng chi tiêu dẫn đến tăng thuế cao hơn, chính phủ sẽ khơng khuyến khích khu vực tư nhân sản xuất. Tất cả các hiệu ứng bóp méo của chi tiêu chính phủ góp phần làm giảm năng suất của một nền kinh tế. Chi tiêu chinh phủ được tính bằng giá trị chi tiêu của chính phủ trên GDP.
2.4.7 Chi tiêu cho R&D (Rdexpend)
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh dự đoán R & D đầu vào là một yếu tố quyết định quan trọng của tăng trưởng TFP. R & D có thể cải thiện cách các hàng hóa cuối cùng được sản xuất, mà cuối cùng làm tăng hiệu quả (Aghion và Howitt, 1998). Do đó chi tiêu R & D so với GDP (Rdexpend)) là một trong những biến ảnh hưởng đến TFP.
2.4.8 Dân số (Pop)
Được biết là ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tích cực trong các mơ hình tăng trưởng nội sinh, vì có nhiều người hơn có nghĩa là nhiều ý tưởng và sáng tạo hơn (Jones, 1995). Do đó tăng trưởng dân số sẽ tăng tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, một số lý thuyết dự đoán rằng tác động của tăng trưởng dân số có thể là tích cực hoặc tiêu cực (Strulik, 2005). Dân số trong mơ hình là dân số của một tỉnh trong một năm nhất định.
2.4.9 Khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 (Dummy2008)
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này chính là khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ, cho vay dưới chuẩn tăng mạnh tạo bong bóng nhà đất, dư nợ tín dụng tăng cao. Tuy nhiên, vay dưới chuẩn tăng rủi ro quá lớn, khiến thị trường dần mất niềm tin, giá bất động sản sụt giảm thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến mất thanh khoản, khủng hoảng tín dụng, sau đó khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy
31
ra. Khung hoảng làm giảm nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ và các quốc gia khác, làm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia xuất khẩu, các nhà đầu tư từ quốc gia khủng hoảng giảm nguồn lực đầu tư vào khoa học công nghệ thông qua FDI tại các quốc gia xuất khẩu. Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp do thu hẹp sản xuất, thiếu nguồn lực cải thiện công nghệ.
Bảng 2.1 Mô tả và kỳ vọng dấu của các biến độc lập
STT Biến Định nghĩa biến Kỳ vọng
dấu
Nguồn dữ liệu
1 TFPG Tốc độ tăng trưởng TFP, TFPG là biến phụ thuộc trong mô nghiên cứu.
Tính tốn của tác giả
Biến độc lập
2 FDI FDI được đo lường bằng tỷ lệ của nguồn vốn FDI trên GDP
+ Niên giám thông kê các tỉnh thành 3 EXPORT EXPORT được đo lường
bằng tỷ lệ của giá trị xuất khẩu trên GDP
+ Niên giám thông kê các tỉnh thành 4 HC HC được đo lường bằng tỷ
lệ lao động được đào tạo (đào tạo từ nghề trở lên)
+ Tổng cục thống kê
5 Lninflation Inflation được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm của các tỉnh
- Tổng cục thống kê
32
thành.
6 Govexpend Govexpend được đo lường bằng tỷ lệ của chi tiêu chính phủ trên GDP
- Niên giám thông kê các tỉnh thành 7 Rdexpend Rdexpend được đo lường
bằng tỷ lệ của chi đầu tư khoa học và công nghệ trên GDP
+ Niên giám thông kê các tỉnh thành
8 LnPop Dân số của một tỉnh thành (người)
+ Tổng cục thống kê + hay – tương ứng có tác động tích cực hay tiêu cực đến biến phụ thuộc.