Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn 2005 2015 (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.1 Mơ hình nghiên cứu

Bài “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” của Tiến sĩ Thân Thị Thu Thủy và Thạc sĩ Nguyễn Kim Chi đã nghiên cứu 22 ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2007-2013 lấy nền tảng từ bài nghiên cứu tại các NHTM tại Thổ Nhĩ Kỳ của tác giả Ahmet Büyükşalvarcı và Hasan Abdioğlu (2011). Dựa trên mơ hình nghiên cứu của hai bài viết trên, bài luận sử dụng mơ hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và có thay đổi như sau:

CARit = 𝛼 + 𝛽1𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 + 𝛽2𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 + 𝛽3𝐿𝐿𝑅𝑖𝑡 + 𝛽4𝐷𝐸𝑃𝑖𝑡 + 𝛽5𝐿𝑂𝐴𝑖𝑡 + 𝛽6𝐿𝐼𝑄𝑖𝑡 + 𝛽7𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 + 𝛽8𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡

Trong đó:

- CARit: hệ số an toàn vốn của ngân hàng i tại thời điểm t.

- (SIZE)it: quy mô ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng logarit của

tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t.

- (LEV)it: hệ số địn bẩy tài chính, được lượng hóa bằng vốn chủ sở hữu của ngân

hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

- (LLR)it: dự phòng các khoản cho vay khó địi của ngân hàng i tại thời điểm t,

được lượng hóa bằng dự phịng tổn thất rủi ro tín dụng của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng i trong năm t.

- (DEP)it: khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng i tại thời điểm t, được

lượng hóa bằng tổng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

- (LOA)it: khoản tiền cho vay của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa

bằng tiền cho vay của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

- (LIQ)it: hệ số thanh khoản của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng

tiền mặt và các khoản tương đương tiền của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

- (ROA)it: khả năng sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t,

được lượng hóa bằng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

- (ROE)it: khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t,

được lượng hóa bằng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t.

Bảng 1: Các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Biến Mơ tả Kí hiệu Dấu kì vọng

Hệ số an tồn vốn Hệ số an toàn vốn của ngân hàng i tại thời điểm t

CAR

Quy mô ngân hàng Logarit cơ số 10 của tổng tài sản SIZE -

Hệ số đòn bẩy tài chính

Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản LEV

+

Dự phòng các khoản cho vay khó địi

Dự phịng tổn thất rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ tín dụng

LLR

+

Tiền gửi của khách hàng

Tổng tiền gửi của khách hàng/ tổng tài sản

DEP

+

Tiền cho vay của ngân hàng

Tổng tiền cho vay/ tổng tài sản LOA

-

Hệ số thanh khoản Tiền mặt và các khoản tương đương tiền/ tổng tài sản

LIQ

-

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản ROA

-

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế/ tổng vốn chủ sở hữu

ROE

-

Để đo lường mối quan hệ giữa CAR với các yếu tố như quy mô ngân hàng, hệ số địn bẩy tài chính, dự phịng các khoản cho vay khó địi, tiền gửi của khách hàng, tiền cho vay của ngân hàng, hệ số thanh khoản và các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, bài luận sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) với phương pháp GMM, đây là phương pháp được Lars Peter Hansen trình bày lần đầu tiên vào năm 1982 trong bài viết “Large Sample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators” được đăng trong Econometrica, Vol.50, số 4 (Tháng 7, 1982) trang 1029-1054. Một cách tổng quan, GMM là phương pháp tổng quát của rất nhiều phương pháp ước lượng phổ biến như OLS, GLS, MLE,… Ngay cả trong điều kiện giả thiết nội sinh bị vi phạm, phương pháp GMM cho ra các hệ số ước lượng vững, không lệch, phân phối chuẩn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn 2005 2015 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)