Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn 2005 2015 (Trang 32 - 43)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.4 Kết quả nghiên cứu

Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình

Bài luận lấy mẫu 16 NHTMCP trong mười năm từ 2005-2015 để tìm ra tác động của 8 nhân tố đặc thù đối với hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Số liệu thống kê mơ tả được tóm tắt trong bảng 2.

Bảng 2: Thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất CAR 169 0.1678065 0.1349587 0.0518 1.01 SIZE 169 7.757858 0.7146256 4.319918 8.927889 LEV 169 0.110287 0.1065557 0.0308 1.030161 LLR 169 0.0121699 0.0067946 0.0004829 0.0323309 DEP 169 0.6008115 0.1406499 0.185109 0.892095 LOA 169 0.5040448 0.122872 0.1472547 0.7847461 LIQ 169 0.2586501 0.1561564 0.0338603 1.707091 ROA 169 0.0109946 0.00868 -0.0551174 0.0507093 ROE 169 0.1238357 0.1086598 -0.8200208 0.4452123

Thống kê mơ tả cho thấy trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất. Tổng số quan sát cho mỗi biến là 169.

Biến phụ thuộc CAR của 16 NHTM Việt Nam có giá trị trung bình là 0.1678065 (16.78%), giá trị lớn nhất là 1.01 (101%) và giá trị nhỏ nhất là 0.0518 (5.18%). Trong khi đó, theo quy định tại thơng tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 và sửa đổi bổ sung tại thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016, CAR của các NHTM phải đạt tối thiểu ở mức 9%. Như vậy, giá trị trung bình CAR vượt so mức quy định của NHNN. Điều này có nghĩa, các NHTM Việt Nam nhìn chung có đủ khả năng về vốn để chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa tự bảo vệ những người gửi tiền. Tuy nhiên, số liệu thực tế tại các NHTM Việt Nam cho thấy những ngân hàng nhỏ thì CAR càng cao, điều này có thể khơng thể hiện các ngân hàng đang hoạt động an tồn như ý nghĩa vốn có của nó mà báo hiệu các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi hoặc tìm kiếm đầu ra cho hoạt động cho vay.

Quy mô của các NHTM Việt Nam khá cách biệt nhau khi giá trị trung bình logarit tự nhiên của tổng tài sản đạt 7.757858 với độ lệch chuẩn lên tới 71.46%. Giá trị tối thiểu và tối đa lần lượt là 4.319918 và 8.927889.

Hệ số địn bẩy tài chính trung bình của các NHTM đạt 0.110287 với độ lệch chuẩn 10.66%. Giá trị tối thiểu và tối đa lần lượt đạt 0.0308 và 1.030161

Tỉ lệ trích lập dự phịng trên tổng dư nợ tín dụng trung bình trong 10 năm qua là 1.22%, với độ lệch chuẩn là 0.68%

Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản trong 10 năm gần đây tại các NHTMCP Việt Nam trung bình đạt 60.08% với độ lệch chuẩn 14.06%. Một khoảng cách lớn trong việc thu hút nguồn tiền gửi của các ngân hàng từ mức 18.51% với 89.21%.

Trung bình tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam đạt 50.40%, với độ lệch chuẩn 12.29%. Tối thiểu là 14.73% và tối đa là 78.47%.

Hệ số thanh khoản trung bình đạt 0.2586501 với độ lệch chuẩn 15.62% cho thấy có khoảng cách lớn về thanh khoản giữa các NHTMCP Việt Nam. Hệ số thanh khoản càng cao, ngân hàng càng có khả năng giảm thiểu các rủi ro thanh khoản có thể xảy ra trong hoạt động thường nhật. Hệ số thanh toán tối thiểu 0.0338603 và tối đa 1.707091.

ROA trung bình trong mười năm qua đối với các NHTM Việt Nam là 0.0109946 (1.10%) và độ lệch chuẩn là 0.00868 (0.87%). Các doanh nghiệp có lợi nhuận cao có khả năng chống chịu cũng như tồn tại sau khủng khoảng cao hơn các doanh nghiệp có mức thu lợi thấp (Michel S. et.al, 2015). Mức tối thiểu của ROA là -5.51% và mức tối đa đạt 5.07% cho thấy khoảng cách lợi nhuận giữa các NHTMCP Việt Nam. Nhìn chung, mức sinh lời của các NHTMCP Việt Nam là khá tốt khi có thể đáp ứng được tiêu chuẩn về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản theo quy định tại Basel là bằng hoặc lớn hơn 1%.

Bên cạnh ROA, để đo lường sự tác động của nhân tố lợi nhuận lên CAR, bài nghiên cứu còn sử sử dụng biến ROE. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình trong mười năm 2005 – 2015 là 0.1238357 (12.38%) với độ lệch chuẩn là 12.38%. Mức thấp nhất -82.00% và mức cao nhất 44.52% của ROE cho thấy khoảng cách trong hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng.

Phân tích tương quan

Hệ số tương quan thường được dùng để thể hiện mức độ tương quan giữa cặp biến khi các nhân tố khác không thay đổi. Hệ số này thay đổi từ -1 (tương quan nghịch chiều hoàn toàn) đến +1 (tương quan thuận chiều hoàn toàn). Trong trường hợp hệ số tương quan bằng 0 cho thấy cặp biến khơng có sự tương quan.

Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu CAR SIZE LEV LLR DEP LOA LIQ ROA ROE CAR SIZE LEV LLR DEP LOA LIQ ROA ROE

CAR 1.0000 -0.5703 0.5681 -0.3317 -0.4819 -0.1852 0.3360 0.2418 -0.2098 SIZE -0.5703 1.0000 -0.4466 0.4742 0.4569 0.2452 -0.3765 -0.1615 0.1751 LEV 0.5681 -0.4466 1.0000 -0.2128 -0.3967 -0.1052 0.1062 0.2402 -0.2282 LLR -0.3317 0.4742 -0.2128 1.0000 0.2963 0.0238 -0.1865 -0.1993 -0.0406 DEP -0.4819 0.4569 -0.3967 0.2963 1.0000 0.4726 -0.4023 -0.0607 0.2195 LOA -0.1852 0.2452 -0.1052 0.0238 0.4726 1.0000 -0.2596 0.0179 0.1022 LIQ 0.3360 -0.3765 0.1062 -0.1865 -0.4023 -0.2596 1.0000 0.2223 0.0959 ROA 0.2418 -0.1615 0.2402 -0.1993 -0.0607 0.0179 0.2223 1.0000 0.7508 ROE -0.2098 0.1751 -0.2282 -0.0406 0.2195 0.1022 0.0959 0.7508 1.0000

Hệ số tương quan giữa CAR với SIZE (-0.5703), LLR (-0.3317), DEP (-0.4819), LOA (-0.1852) và ROE (-0.2098) là âm cho thấy mối tương quan nghịch giữa CAR với các biến này. Trong khi đó, hệ số tương quan giữa CAR với LEV (0.5681), LIQ (0.3360), ROA (0.2418) là dương cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa CAR với các biến này.

Theo Andi Field (2006), chỉ ra hệ số tương quan dưới 0.8 hoặc 0.9 cho thấy biến phụ thuộc khơng có sự tương quan cao với biến khác. Có thể nhận thấy các cặp biến trong mơ hình đều có hệ số tự tương quan tuyến tính nhỏ hơn 0.75.

Kiểm tra đa cộng tuyến

Hệ số phóng đại VIF cho biết liệu một biến có mối quan hệ đa cộng tuyến nghiêm trọng với các biến khác khơng. Bởi vì khơng có một quy tắc cố định nào về VIF ở mức

giá trị nào sẽ xác định hiện tượng đa cộng tuyến. Theo Andy Field (2006) gợi ý 10 là mức giá trị xác định vấn đề trên. Có thể thấy hệ số phóng đại VIF của các biến trong mơ hình nghiên cứu đều nhỏ hơn 10 và giá trị VIF trung bình bằng 2.29. Vì vậy, dữ liệu nghiên cứu khơng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.

Bảng 4: Hệ số phóng đại (VIF) của các biến trong mơ hình nghiên cứu

Variable SIZE LEV DEP LIQ LLR LOA ROE ROA Mean VIF

VIF 4.25 4.23 1.95 1.90 1.89 1.38 1.38 1.36 2.29

Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo panel data và GMM sẽ tái cấu trúc lại mơ hình, góp phần hạn chế hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. Theo đó, các biến được đưa vào mơ hình có thể được xem là khá phù hợp trong việc xem xét các yếu tố tác động đến CAR tại các NHTMCP Việt Nam

Kiểm định Hansen

Để kiểm định tính chính xác của mơ hình, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Hansen như sau:

 Đặt giả thiết

H0: biến công cụ phù hợp và không xảy ra ra hiện tượng nội sinh; H1: biến công cụ không phù hợp và xảy ra hiện tượng nội sinh.  Kết quả kiểm định:

Với mức ý nghĩa = 5%, trị số thống kê Chi bình phương có P-Value = 0.689>. Như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0 là “biến công cụ phù hợp và không xảy ra ra hiện tượng nội sinh”. Do đó có thể kết luận mơ hình nghiên cứu có ý nghĩa trong thống kê.

Như vậy mơ hình nghiên cứu được đề xuất là phù hợp cho việc kiểm định lý thuyết về tác động của tám nhân tố lên hệ số an toàn vốn. Hệ số an toàn vốn của các

NHTMCP Việt Nam tăng hay giảm chịu ảnh hưởng từ xu hướng của tám nhân tố DEP, LOA, ROA và ROE và tồn tại một độ trễ nhất định để tác động này được diễn ra. Ngồi ra mơ hình cịn kiểm định được mối quan hệ giữa các biến SIZE, LEV, LIQ, LLR với hệ số CAR với độ tin cậy cao.

4.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CAR tại các NHTMCP Việt Nam. Kết quả ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến CAR theo GMM được tổng hợp sau khi tiến hành chạy xong các mơ hình bằng phần mềm thống kê chuyên dụng Stata theo bảng sau.

Bảng 5: Kết quả ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến CAR theo phương pháp GMM

Biến độc lập Hệ số 𝜷 Giá trị t Mức ý nghĩa

SIZE -0.0968 -1.90 0.076* LEV -0.0072 -0.08 0.936 LLR -2.2749 -0.51 0.619 DEP -0.3239 -2.26 0.165 LOA 0.3731 1.63 0.123 LIQ 0.2640 -1.93 0.072* ROA 3.3655 1.94 0.070* ROE -0.5000 -3.29 0.005***

Ghi chú: *, **,*** có ý nghĩa thống kê lần lượt tại 10%, 5%, 1%

CAR = -0.0968SIZE – 0.0072LEV – 2.2749LLR – 0.3239DEP + 0.3731LOA + 0.2640LIQ + 3.3655ROA – 0.5000ROE + 0.019

Bảng 6: Kết quả hồi quy

Biến Dấu Mức ý nghĩa

SIZE - 10% LEV - - LLR - - DEP - - LOA + - LIQ + 10% ROA + 10% ROE - 1%

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô tài sản và khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tác động âm lên CAR của ngân hàng. Trong khi đó, khả năng sinh lợi trên tổng tài sản và tính thanh khoản lại có tác động dương lên CAR của ngân hàng. Hệ số đòn bẩy, dự phịng các khoản cho vay khó địi, số tiền cho vay của ngân hàng, khoản tiền gửi khơng có ý nghĩa tác động lên CAR của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015.

Yếu tố đầu tiên tác động đến CAR đó là SIZE của ngân hàng. quy mơ ngân hàng có mối tương quan âm với hệ số CAR và có ý nghĩa thống kê 10% trong mơ hình. Mối tương quan âm chỉ ra rằng các NHTMCP Việt Nam càng mở rộng quy mơ thì hệ số an toàn vốn càng giảm. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước

Jim Wong, Ka-fai Choi và Tom Fong (2005) ở các ngân hàng ở Hồng Kông hay của Gropp và Heider (2007); cũng như của Shrieves và Dahl (1992). Các nghiên cứu này cho rằng ngân hàng càng lớn thì càng nắm giữ nhiều tài sản rủi ro hơn so với ngân hàng nhỏ.

Thật vậy, ở Việt Nam các ngân hàng TMCP có quy mô lớn như Vietinbank, BIDV, Vietcombank… thường có xu hướng kinh doanh rủi ro hơn, vì thế họ chấp nhận nắm giữ nhiều tài sản rủi ro so với các ngân hàng nhỏ. Mối quan hệ giữa CAR và SIZE trong mơ hình trên cho thấy ở Việt Nam hiện nay thì cứ SIZE ngân hàng tăng thêm 1% thì CAR lại giảm đi 0.0968%.

Yếu tố tiếp theo tác động đến CAR của các NHTMCP Việt Nam đó là LIQ. Kết quả cho thấy tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản càng cao thì tỷ lệ an tồn vốn của ngân hàng càng cao. Với mức ý nghĩa 10%, khi tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản tăng 1% khi các biến khác khơng đổi thì tỷ lệ an tồn vốn tăng 0.2640%. Kết quả đưa ra không giống với nghiên cứu của TS Thân Thị Thu Thủy và Ths Nguyễn Kim Chi (2015) tuy nhiên lại phù hợp với kết luận trong bài nghiên cứu của Angbazo (1997) và Ahmet và Hasan (2011) ở Thổ Nhĩ Kỳ với kết luận rằng: khi tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản càng tăng thì hệ số an tồn vốn của ngân hàng càng cao và ngược lại. Dự trữ thanh khoản cao bao gồm: dự trữ bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN, tiền gửi các tổ chức tín dụng khác) và dự trữ thứ cấp (giấy tờ có giá có đủ điều kiện để tái cấp vốn/ tái chiết khấu và hạn mức tín dụng được cấp bởi tổ chức tài chính khác). Hiện tại, vấn đề thanh khoản của các ngân hàng ở Việt Nam tương đối nan giải. Ngân hàng nào có tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản cao thì rủi ro vỡ nợ càng giảm. Đồng nghĩa với việc, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng sẽ tăng lên.

Trong nghiên cứu này, trái với kỳ vọng ban đầu là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) lại có tác động cùng chiều với tỷ lệ an tồn vốn. Kết quả cho thấy khi các yếu

tố khác khơng đổi, với mức ý nghĩa 10% thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 1% sẽ làm cho tỷ lệ an toàn vốn tăng 3.3655%. Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của TS Thân Thị Thu Thủy và Ths Nguyễn Kim Chi (2015) và các ngân hàng ở Jordan từ năm 1985 đến năm 1994 của Noor Mohammad Al-Sabbagh (2000). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ lệ an tồn vốn có mối tương quan nghịch chiều. Tuy nhiên, kết quả tìm thấy được trong nghiên cứu này cho Việt Nam lại phù hợp với kết quả mà Gropp và Heider (2007) khi nghiên cứu các ngân hàng ở châu Âu và nghiên cứu của Ahmet Büyükşalvarcı và Hasan Abdioğlu (2011) ở các ngân hàng Thổ Nhĩ Kì; với kết quả từ các nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng làm ăn có lợi nhuận thường có xu hướng tăng vốn của mình lên tức tăng tỷ lệ an toàn vốn. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Xét giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn của sự thăng hoa trên thị trường chứng khoán thời đầu gia nhập WTO, cổ phiếu ngân hàng ln tăng trưởng nóng, các tập đoàn kinh tế ồ ạt muốn lấn sân sang lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Riêng cuối năm 2007, có tới 15 hồ sơ xin phép hoạt động ngân hàng đã được chấp thuận về nguyên tắc. Trong năm 2008, có 4 trường hợp đã được cấp phép gồm VietBank, Bảo Việt, Liên Việt và Tiên Phong. Ngoài ra, cịn có 11 ngân hàng nơng thơn được chuyển đổi thành ngân hàng đơ thị. Trong khi đó, nguồn lực tài chính của các ngân hàng được mở ồ ạt này thường khá khiêm tốn nên khi nghị định Nghị định số 141/2006/NĐ-CP yêu cầu tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3.000 tỷ được ban hành đã gây áp lực lớn cho các ngân hàng. Vì vậy, mặc dù có lợi nhuận cao trong giai đoạn này, nhưng các NHTMCP vẫn chia cổ tức bằng tiền mặt thấp, giữ lại lợi nhuận để tăng vốn và đầu tư vào tài sản.

Sang giai đoạn 2008-2015, việc tăng vốn của các ngân hàng lại ngày càng cấp thiết hơn, để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế theo Basel II, đồng thời có thể đẩy mạnh phát triển kinh doanh mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, các giới hạn so với vốn tự có theo quy định của NHNN. Cụ thể, theo Thông tư 06 năm 2016 của NHNN, tỷ lệ sử dụng

vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ buộc phải giảm từ mức hiện tại 60% về còn 50% từ năm 2017 và xuống 40% vào năm 2018. Do vậy, với áp lực tăng vốn liên tục trong mười năm gần đây, các NHTMCP Việt Nam có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, từ đó khiến CAR tăng.

Ngược lại với ROA, ROE có mối tương quan ngược chiều với CAR của ngân hàng. Kết quả này trái ngược với kết quả trong bài nghiên cứu của Gropp và Heider (2007) về các NHTM ở châu Âu; cũng như của Al-Sabbagh (2000) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Jordan trong giai đoạn 1985-2001, khi tăng ROE sẽ làm tăng CAR thì nghiên cứu này lại chỉ ra rằng tại Việt Nam, với mức ý nghĩa 1% thì ROE tăng lên 1% sẽ làm CAR giảm 0.5%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu các ngân hàng ở Hồng Kông của Jim Wong, Ka-fai Choi và Tom Fong (2005) cũng như kết quả nghiên cứu của Ahmet và Hasan (2011) ở Thổ Nhĩ Kỳ; hay kết quả nghiên cứu của Ahmet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn 2005 2015 (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)