7. Kết cấu luận văn
3.2. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Thông qua việc tham khảo các nghiên cứu đi trước về mơ hình các nhân tốảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB đã được trình bày ở chương 1, cùng với việc dựa trên nền tảng của cơ sở lý thuyết ủy nhiệm đã trình bày ở chương 2, tác giảđã tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất mơ hình nghiên cứu ở Hình 3.2.
Mơ hình nghiên cứu ở Hình 3.2 được tác giả tổng hợp và xây dựng dựa trên Bảng 3.1. Trong Bảng 3.1 tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB, dấu (+) hoặc (-) tại mỗi yếu tố cho thấy yếu tốđó có sự tác động đến tính hữu hiệu của KTNB trong nghiên cứu tương ứng, các yếu tố mang dấu (+) là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực, các yếu tố mang dấu (-) là các yếu tố có tác động tiêu cực.
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB tức là các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu.
Stt Nhân tố Nghiên cứu Tác
động
1. Năng lực của KTVNB
Alzeban và Gwilliam (2014) Shamki và Amur Alhajri (2017) George và cộng sự (2015) Shohihah và cộng sự (2018) Khalid và cộng sự (2017, 2018) Rudhani và cộng sự (2017) Sakour và Laila (2015) Salehi (2016) Baharud-din và cộng sự (2014) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) 2. Tính độc lập của KTNB Alzeban và Gwilliam (2014) Cohen và Sayag (2010) George và cộng sự (2015) Shohihah và cộng sự (2018) Khalid và cộng sự (2017) Rudhani và cộng sự (2017) Sakour và Laila (2015) Salehi (2016) Baharud-din và cộng sự (2014) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+) 3. Sự hỗ trợ của nhà quản lý Alzeban và Gwilliam (2014) Cohen và Sayag (2010) George và cộng sự (2015) Rudhani và cộng sự (2017) Salehi (2016) (+) (+) (+) (+) (+) 4. Mối quan hệ giữa Đ Alzeban và Gwilliam (2014) ộ ự (+)
Badara và Saidin (2014) Salehi (2016) (+) (+) 5. Hiệu quả của hệ thống KSNB Badara và Saidin (2014) (+)
Từ việc tổng hợp các nghiên cứu đi trước, tác giảđề xuất mơ hình nghiên cứu:
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu đi trước và lý thuyết ủy nhiệm đã trình bày ở chương 2 tác giảđưa ra các giả thuyết nghiên cứu để kiểm định như sau:
H1: KTVNB có năng lực cao sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của KTNB (+)
H2: KTNB có tính độc lập cao sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của KTNB (+)
H3: Nhận được sự hỗ trợ cao từ nhà quản lý sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của KTNB (+)
H4: Mối quan hệ hợp tác tốt giữa KTVNB và KTVĐL sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của KTNB (+)
H5: Xây dựng một hệ thống kiểm soát hiệu quả sẽ có ảnh hưởng cùng chiều
đến tính hữu hiệu của KTNB (+) Năng lực của KTVNB Tính độc lập của KTNB Sự hỗ trợ của nhà quản lý Sự hữu hiệu của KTNB trong DN sản xuất tại Bình Dương Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL Hiệu quả của hệ thống KSNB
Các giả thuyết này sẽ được kiểm định và đưa ra đánh giá bác bỏ hay chấp nhận. Từđó, xác định được các nhân tố tác động đến KTNB trong các DN sản xuất tại Bình Dương.
3.3. Thiết kế nghiên cứu.
3.3.1. Xây dựng thang đo, diễn đạt và mã hóa thang đo.
Mơ hình nghiên cứu được đề xuất gồm một biến phụ thuộc và năm biến độc lập. - Biến phụ thuộc: Tính hữu hiệu của KTNB. - Biến độc lập có 5 biến: 1. Năng lực của KTVNB. 2. Tính độc lập của KTNB. 3. Sự hỗ trợ của nhà quản lý. 4. Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL. 5. Hiệu quả của hệ thống KSNB.
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ “Hồn tồn khơng đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” được quy ước như sau:
(1) Hồn tồn khơng đồng ý (2) Không đồng ý
(3) Trung lập (4) Đồng ý
(5) Hoàn toàn đồng ý
Bảng câu hỏi khảo sát thử được tác giả xây dựng dựa trên việc kế thừa các nghiên cứu đi trước trong và ngồi nước, sau đó được gửi đến cho các chuyên gia trong lĩnh vực KTNB. Việc này nhằm mục đích kiểm tra việc chuyển ngữ thang đo có dễ hiểu và đúng thuật ngữ chun mơn hay khơng, các thang đo có phù hợp với bối cảnh của luận văn hay chưa để có sựđiều chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Các chun gia là những người có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm về KTNB và giữ chức vụ cao như trưởng bộ KTNB, KTVNB lâu năm; hoặc những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm với KTNB và có những tác động đến
việc phản hồi cho các kiến nghị của KTVNB (Ví dụ như Giám đốc, Giám đốc tài chính, Kế tốn trưởng); hoặc những người có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm về KTNB có học vị Thạc sĩ trở lên. Những chuyên gia được tác giả tham khảo ý kiến:
+ Đại diện DN sản xuất tại Bình Dương: 1 kế toán trưởng, 1 trưởng bộ phận KTNB.
+ Đại diện giảng viên giảng dạy: 1 giảng viên. + Đại diện Hội kiểm toán nghề nghiệp: 1 hội viên.
Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát thử 10 đối tượng có kiến thức về lĩnh vực KTNB, kế toán, thuếđể kiểm tra thang đo đã rõ ràng, dễ hiểu, không bị hiểu sai hoặc hiểu nhầm hay chưa để có sựđiều chỉnh. Các đối tượng tác giả khảo sát thử gồm:
+ Đại diện DN sản xuất tại Bình Dương: 2 KTVNB, 6 kế tốn viên. + Đại diện giảng viên giảng dạy: 1 giảng viên.
+ Đại diện Hội kiểm toán nghề nghiệp: 1 hội viên.
Từ sự nhất trí về thang đo được đề xuất cùng những ý kiến đóng góp điều chỉnh, tác giả hồn thiện bảng câu hỏi khảo sát chính thức.
* Biến phụ thuộc.
Dựa trên các nghiên cứu đi trước, tính hữu hiệu của KTNB trong luận văn này được thực hiện đo lường bằng cách tham chiếu đến các chức năng của KTNB, thông qua cảm nhận của các KTVNB và những người phản hồi lại với các khuyến nghị của KTNB, đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, chức năng đánh giá các hoạt động và chương trình để xem xét có phù hợp với mục tiêu đã đề ra hay không, đánh giá hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm sốt hoạt động cơng ty, chức năng kiểm tra sự tuân thủ và đánh giá, đưa ra khuyến nghị cả thiện hệ thống KSNB.
Bảng 3.2: Thang đo Tính hữu hiệu của KTNB.
HH1 KTNB hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
HH2 KTNB hữu hiệu giúp đánh giá các hoạt động và chương trình để xác định kết quả có phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
HH3 KTNB hữu hiệu giúp xác định tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát hoạt động của công ty.
HH4 KTNB hữu hiệu giúp nâng cao tính trung thực và độ tin cậy của báo cáo tài chính.
HH5 KTNB hữu hiệu giúp đánh giá việc tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục bên trong công ty và các luật định hiện hành bên ngoài.
HH6 KTNB hữu hiệu giúp đánh giá các phương tiện bảo vệ tài sản. HH7 KTNB hữu hiệu giúp đánh giá và cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro.
HH8 KTNB hữu hiệu giúp đánh giá việc sử dụng nguồn lực tiết kiệm và hiệu quả. HH9 KTNB hữu hiệu giúp đánh giá và đưa ra khuyến nghị cải thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ.
* Biến độc lập.
(a) Thang đo Năng lực của KTVNB.
Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2 cho thấy KTVNB có năng lực cao sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả của KTNB. Các tiêu chí đánh giá năng lực của KTNB gồm sự hiểu biết về hoạt động của công ty cũng như những quy định pháp lý liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và sự cập nhật thường xuyên về kỹ năng. Để từđó có thểđưa ra các khuyến nghị phù hợp, hiệu quả với kỹ thuật chuyên môn nghề nghiệp chắc chắn. Biến quan sát của thang đo năng lực của KTVNB được xây dựng như sau:
Bảng 3.3: Thang đo Năng lực của KTVNB.
NL1 KTVNB có sự hiểu biết về hoạt động của công ty và quy định về pháp lý. NL2 KTVNB có kiến thức đầy đủ về chuyên môn.
NL3 KTVNB được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên ngành thường xuyên. NL4 KTVNB có đủ kiến thức và kỹ năng về kế toán và kiểm toán.
NL5 KTVNB sử dụng các kỹ thuật chuyên môn đểđưa ra các khuyến nghị.
(b) Thang đo Tính độc lập của KTNB.
Sựđộc lập của KTVNB là một yêu cầu nền tảng, góp phần nâng cao độ tin cậy của các thông tin được kiểm tốn. Tính độc lập được xem xét đánh dựa trên việc việc KTVNB được tự do làm nhiệm vụ và tự do truy cập tài liệu, không bị xung đột lợi
ích, khơng thực hiện các cơng việc ngồi nhiệm vụ, có các chính sách phê duyệt việc bổ nhiệm và thay thế từ hội đồng quản trị.
Bảng 3.4: Thang đo Tính độc lập của KTNB.
DL1 KTVNB có đủđộc lập để thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm nghề nghiệp. DL2 KTVNB không bị yêu cầu thực hiện các cơng việc ngồi chun mơn. DL3 Trưởng bộ phận KTNB có liên hệ trực tiếp với quản lý cấp cao. DL4 Xung đột lợi ích hiếm khi xảy ra trong công việc của KTVNB.
DL5 KTNB hiếm khi gặp phải sự can thiệp của nhà quản lý trong khi tiến hành công việc.
DL6 KTVNB có quyền truy cập tự do vào các tài liệu của tất cả các phòng ban và nhân viên trong công ty.
DL7 Hội đồng quản trị là người phê duyệt việc bổ nhiệm và thay thế trưởng bộ phận KTNB.
DL8 Trưởng bộ phận KTNB có đủ quyền hạn trong cơng ty để có thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.
(c) Thang đo Sự hỗ trợ của nhà quản lý.
Sự hỗ trợ từ nhà quản lý được thể hiện thông qua việc cung cấp đủ nhân lực và ngân sách hoạt động cho bộ phận KTNB, đồng thời có sự tham gia tác động hỗ trợ trong kế hoạch KTNB và có những hành động tích cực đểđáp lại những khuyến nghị của KTNB.
Bảng 3.5: Thang đo Sự hỗ trợ của nhà quản lý.
QL1 Các nhà quản lý cấp cao hỗ trợ KTVNB thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
QL2 Quản lý cấp cao có tác động đến kế hoạch KTNB.
QL3 KTNB cung cấp cho nhà quản lý cấp cao các báo cáo phù hợp, đáng tin cậy, có liên quan đến hiệu suất công việc của họ và các khuyến nghị.
QL4 Bộ phận KTNB là đủ nhân lực để thực hiện thành cơng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
QL5 Bộ phận KTNB có đủ ngân sách để thực hiện thành cơng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
QL6 Quản lý cấp cao có các hành động phù hợp đểđáp lại báo cáo KTNB.
(d) Thang đo Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL.
Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL là mối quan hệ mang tính nghề nghiệp, hỗ trợ cùng phát triển. Các tiêu chí xem xét việc hợp tác giữa KTVNB và KTVĐL là thái độ làm việc hòa nhã, thường xuyên họp mặt và thảo luận về kế hoạch làm việc, sẳn sàng lắng nghe các vấn đề và đề ra phương hướng giải quyết phù hợp, có sự tham khảo tài liệu, giấy tờ làm việc trong phạm vi cho phép.
Thiếu vắng sự hợp tác làm việc giữa KTVNB và KTVĐL có thể làm gia tăng chi phí và trùng lắp cơng việc thực hiện của cả hai phía. Từđó góp phần làm giảm hiệu quả kiểm toán.
Bảng 3.6: Thang đo Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL.
QH1 KTVĐL có thái độ tốt đối với KTVNB.
QH2 KTVĐL sẵn sàng lắng nghe KTVNB giải thích các vấn đề. QH3 KTVĐL có tham khảo tài liệu và báo cáo KTNB.
QH4 KTVĐL và KTVNB chia sẻ các giấy tờ làm việc với nhau.
QH5 KTVĐL và KTVNB cùng thảo luận về thời gian làm việc phù hợp. QH6 KTVĐL và KTVNB cùng thảo luận về kế hoạch.
QH7 KTVĐL và KTVNB họp mặt thường xuyên.
(e) Thang đo Hiệu quả của hệ thống KSNB.
Việc thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộđảm bảo hoạt động hiệu quả của bất kỳ tổ chức nào. Do đó hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét khi nói đến hiệu quả KTNB. Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đề cập đến các biện pháp kiểm soát hiệu quảđược thiết lập bởi một tổ chức với mục đích bảo vệ tài sản; đảm bảo độ tin cậy của hồ sơ cả về tài chính và phi tài chính cũng nhưđảm bảo tuân thủ các chính sách và thủ tục liên quan đểđảm bảo đạt được mục tiêu tổ chức.
Bảng 3.7: Thang đo Hiệu quả của hệ thống KSNB.
KS1 Đơn vị cam kết tuân thủ các quy định và chính sách.
KS2 Đơn vị cung cấp mơi trường kiểm sốt tốt có thể giúp nhân viên thực hiện nhiệm vụ của mình.
KS3 Đơn vị thực hiện các hoạt động đánh giá rủi ro đểđạt được mục tiêu đề ra. KS4 Có sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng.
KS5 Tài sản được bảo vệđúng cách và được kiểm kê định kỳ. KS6 Các quy trình, thủ tục được phổ biến cho tất cả nhân viên.
KS7 Có sự giám sát thích hợp của hội nghề nghiệp với mục đích đảm bảo hiệu quả.
3.3.2. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.
Đểđạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi, dạng bảng câu hỏi chi tiết thường dùng trong nghiên cứu định lượng. Một bảng câu hỏi tốt sẽ giúp tác giả thu thập được những thông tin mong muốn với độ tin cậy cao.
Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế bám sát mục tiêu nghiên cứu và dựa vào các thang đo đã được thiết kế. Trước khi cho ra bảng khảo sát chính thức, tác giảđã thực hiện tham khảo ý kiến chuyên gia và khảo sát thửđể hiệu chỉnh và hoàn thiện. Bảng khảo sát gồm ba phần:
Bảng 3.8: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo.
STT Chỉ tiêu Số biến quan sát Thang đo
A. Thông tin chung B. Thông tin thống kê C. Nội dung khảo sát 1 Năng lực của KTVNB. 5 Likert 5 mức độ 2 Tính độc lập của KTNB. 8 Likert 5 mức độ 3 Sự hỗ trợ của nhà quản lý 6 Likert 5 mức độ 3 Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL 8 Likert 5 mức độ 4 Hiệu quả của hệ thống KTNB 7 Likert 5 mức độ Tính hữu hiệu của KTNB 9 Likert 5 mức độ Tổng 43 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu và mẫu khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu được tác giả sử dụng là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, nhà nghiên cứu tiếp cận với các phần tử mẫu dựa trên sự thuận lợi hay tính dễ tiếp cận của đối tượng.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Khi sử dụng EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào hai yếu tố là kích thước mẫu tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Theo Hair và cộng sự (2006) được trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013), để phân tích nhân tố khám phá EFA thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và tỷ lệ biến quan sát/ biến độc lập là 5:1 tức là mỗi biến độc lập cần có 5 biến quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên.
Đối với phương pháp hồi quy tuyến tính, cơng thức kinh nghiệm thường dùng là:
݊ ≥ 50 + 8 Trong đó:
n là kích thước mẫu tối thiểu.
p là số lượng biến độc lập trong mơ hình.
Trong luận văn này, với 43 biến quan sát, số lượng mẫu có thể sử dụng để phân tích EFA là 43x5=215; số lượng mẫu sử dụng trong hồi quy tuyến tính bội là 50+8x5=90. Như vậy, kích thước tối thiểu cần đạt là 215 và tác giả đã sử dụng cỡ