Sự khác nhau giữa quyết định sai và quyết định dở:

Một phần của tài liệu vấn đề ra quyết định của các nhà quản trị trong doanh nghiệp hiện nay (Trang 38 - 39)

I. Sự khác nhau giữa quyết định sai (wrong decison) và quyết định dở (bad decision)

3. Sự khác nhau giữa quyết định sai và quyết định dở:

Một bài toán yêu cầu “tính nhanh”. Chúng ta sẽ được 10 điểm khi kết quả vừa đúng và cách tính cũng ưu việt nhất, được 5-6 điểm khi đúng kết quả nhưng đó chỉ là cách tính thường, 0 hay 1 điểm vì sai hoàn toàn, không đúng kết quả.

Từ ví dụ đơn giản trên, và trường hợp của Tân Hiệp Phát về 2 sản phẩm bia Laser và nước tăng lực Number 1 nêu trên, chúng tôi phân biệt quyết định sai và quyết định dở dựa vào những yếu tố sau:

Khía cạnh kết quả:

Quyết định sai: không mang lại kết quả tích cực như nhà quản trị (doanh

nghiệp) mong muốn, mà ngược lại gây nên hậu quả . Nhìn vào trường hợp bia Laser của Tân Hiệp Phát, ban lãnh đạo đã đánh giá sai lầm, không nhìn nhận được vấn đề về kênh phân phối, cách tiếp cận khách hàng dẫn đến hậu quả bia laser không còn chỗ đứng trong thị trường.

Quyết định dở: thông thường mang lại kết quả, không phải là kết quả tối ưu

mà nhà quản trị (doanh nghiệp) mong muốn hay đặt ra. Nhưng nếu so sánh với

những giải pháp thay thế thì nó đứng ở vị trí: không phải là lựa chọn tối ưu, và cũng không phải là phương án sai lầm nhất. Như bài toán “tính nhanh” đã nêu ở trên, kết quả đúng nhưng đó không phải cách tính nhanh nhất- phương án tối ưu nhất. Cũng như trường hợp Number 1, dùng Number 1 làm thương hiệu chung cho các sản phẩm giải khát khác chứ không chỉ riêng nước tăng lực đã làm loãng thương hiệu, nhưng vẫn có doanh thu và sản lượng vẫn tăng 10%. Nếu chỉ dùng Number 1 làm thương hiệu cho nước tăng lực và chú trọng đầu tư vào quảng cáo như ban đầu thì có lẽ Number 1 vẫn giữ được ngôi vị “vua nước tăng lực” cho mình.

Khía cạnh hiệu quả:

Quyết định sai: hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Nó giống như quá trình

hoạt động của một chiếc máy đã nạp các nguyên liệu đầy đủ cho đầu vào, nhưng cuối cùng đầu ra không là gì cả.Bởi bản thân cái máy đó hay quyết định sai bản chất đã là không hiệu quả dẫn đến không thể tạo ra bất cứ hiệu quả nào.

Quyết định dở: Có tạo ra hiệu quả.Mặc dù không phải là hiệu quả tối ưu như

mong muốn và mục tiêu đã đặt ra, nhưng xét về góc độ hiệu quả so sánh với những giải pháp thay thế dở nhất thì ta cũng cần ghi nhận lợi ích của nó. Giống như một nhà máy sản suất mặc dù hiệu quả không cao như mục tiêu đã vạch ra, chưa có lợi nhuận và doanh thu không đạt như kế hoạch nhưng ít ra nó cũng đã trang trải được chi phí về nguyên vật liệu tức số vốn đã đầu tư.

Khía cạnh thỏa mãn - ngưỡng chấp nhận:

Quyết định sai: không mang lại sự thỏa mãn, không đạt được ngưỡng mong

muốn

Quyết định dở: có mang lại thỏa mãn nhưng ở cấp độ thấp, chưa đạt được

ngưỡng mong muốn.

Một phần của tài liệu vấn đề ra quyết định của các nhà quản trị trong doanh nghiệp hiện nay (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w