CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ
2.1.2.4 Giai đoạn hiện đại
Phát triển theo hướng công nghệ thông tin:
Năm 1996, CoBIT do ISACA ban hành. CoBIT nhấn mạnh đến kiểm sốt trong mơi trường tin học (CIS – Computer Information System), bao gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối h trợ và giám sát.
Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập:
Năm 1995, SAS 78 xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC (điều chỉnh SAS 55). Các định nghĩa, nhân tố của KSNB trong báo cáo COSO (1992) đã được đưa vào chuẩn mực này.
+ SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB trong kiểm tốn BCTC.
+ ISA 315: Hiểu biết về tình hình kinh doanh, mơi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu, định nghĩa KSNB dựa trên định nghĩa của COSO 1992. Các nhân tố cấu thành KSNB dựa trên Báo cáo COSO 1992.
+ ISA 265 thông báo về những khiếm khuyết của KSNB đã xác định việc quan tâm của kiểm tốn viên và thơng báo về khiếm khuyết KSNB phát hiện.
Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ:
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) định nghĩa các mục tiêu của KSNB bao gồm: + Độ tin cậy và tính trung thực của thơng tin;
+ Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định; + Bảo vệ tài sản;
+ Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực;
+ Hồn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động hoặc chương trình.
Năm 199 , Báo cáo Basel của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, các nhân tố của KSNB:
+ Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm sốt; + Ghi nhận và đánh giá rủi ro;
+ Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm; + Thông tin và truyền thông;
+ Giám sát và điều chỉnh sai sót.
Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB: Dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 giúp các tổ chức giám sát chất lượng của chính hệ thống KSNB của họ.
Phát triển về phía quản trị:
Năm 2001, hệ thống quản trị rủi ro DN (ERM - Enterprise Risk Management Framework) hình thành trên cơ sở Báo cáo COSO 1992, ban hành năm 2004. ERM gồm nhân tố: Môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thông và giám sát.
Phát triển cho DN nhỏ: Cách thức áp dụng KSNB trong các công ty cổ phần đại
chúng nhỏ (smaller publicly traded companies) được ban hành năm 2006. Năm 2013, cập nhật khuôn mẫu COSO 2013 đưa ra nguyên tắc tiếp cận mới cho nhà quản lý với năm thành phần cơ bản và 1 nguyên tắc, thơng qua đó nhà quản lý sẽ thiết kế và thực thi hệ thống KSNB tại đơn vị mình trong điều kiện mới.
Như vậy, báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật là tầm nhìn rộng, mang tính quản trị, đề cập các vấn đề liên quan đến BCTC, hoạt động và tuân thủ. Mặc dù báo cáo COSO 1992 chưa thật sự hồn chỉnh nhưng nó đã tạo lập một cơ sở lý thuyết rất cơ bản về KSNB.
Để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, tác giả chọn báo cáo COSO 2013 làm cơ sở lý luận của đề tài.