Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại TP HCM (Trang 84 - 89)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.6.1. So sánh kết quả nghiên cứu với thực ti n trong DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh Chí Minh

Thơng qua q trình thu thập dữ liệu khảo sát, nghiên cứu đã chứng minh có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh. Hoạt động kiểm sốt có mức độ tác động mạnh nhất, kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực ti n tại các đơn vị sản xuất nhỏ và vừa tại Tp.HCM. Khi các hoạt động kiểm soát tại DNSXNVV được thực hiện chặt chẽ giúp doanh

nghiệp sản xuất đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, giảm thất thoát tiêu hao, tránh tổn thất tài sản, hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất đã đề ra.

Nhân tố thông tin – truyền thơng có mức tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB mạnh thứ hai trong các nhân tố . Tại các DNSXNVV cấp bậc quản lý ít nên thơng tin truyền thông từ cấp trên đưa xuống và phản hồi của nhân viên d dàng kiểm sốt và hơn, chất lượng thơng tin ít bị “ nhi u” hơn. Vì thế, chất lượng thơng tin – truyền thơng tốt giúp kiểm sốt nội bộ tại DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh hiệu quả hơn.

Nhân tố đánh giá rủi ro có mức tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB mạnh thứ ba trong các nhân tố. Rủi ro trong kiểm sốt đặc biệt là kiểm sốt chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất phát sinh rất nhiều, nó có thể phát sinh từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị. Rủi ro cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, cần phải xác định rằng trong thực tế có những rủi ro khơng thể loại trừ được và doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra các biện pháp phù hợp để giảm thiểu sự tác động của nó. Trong DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh từ nhà quản lý đến nhân viên cần nhận diện và phân loại rủi ro trong kiểm sốt chi phí sản xuất, rủi ro do tình trạng máy móc thiết bị, rủi ro do nguyên liệu nhập không đảm bảo chất lượng làm cho mức tiêu hao tăng, rủi ro do việc quản lý nguyên vật liệu tại các khâu sản xuất khơng tốt...

Thêm vào đó, nhân tố giám sát có cường độ tác động xếp thứ tư trong năm nhân tố ảnh hưởng. Việc giám sát thường xuyên và định k tại DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh là cơng việc quan trong trong quy trình sản xuất. Thực hiện tốt việc giám sát giúp doanh nghiệp quản lý được chất lượng sản phẩm, sử dụng tối ưu các nguồn lực của đơn vị bao gồm cả nhân lực và vật lực, góp phần tăng tính hữu hiệu của HTKSNB.

Xếp cuối cùng trong các nhân tố là mơi trường kiểm sốt. Qua nghiên cứu và thực ti n cho thấy mơi trường kiểm sốt là nhân tố nền tảng của KSNB, tuy nhiên theo kết quả thống kê và thực tế tại DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh thì các nhà quản lý và nhân viên chưa thực sự quan tâm đến yếu tố này. Phần lớn các

DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh chưa chú trọng xây dựng mơi trường kiểm sốt rõ ràng, minh bạch, hợp lý, ít xây dựng các quy trình theo tiêu chuẩn, giải quyết cơng việc theo tính chất sự vụ phát sinh nhất thời, không nhất quán theo quy chuẩn của KSNB. Hoạt động của DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh thường vận hành theo thói quen, trên quan hệ phi chính thức. Điều này yêu cầu DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh phải thiết lập được mơi trường kiểm sốt minh bạch, m i giai đoạn cần được chuẩn hóa. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy trình của hệ thống KSNB điều này cần có đủ nguồn lực về nhân sự và kinh phí, DNSXNVV quy mơ vốn thấp vì vậy họ chưa sẵn sàng đầu tư nhiều và chuyên sâu cho hệ thống KSNB vì thế đơn vị không đủ nhân lực để phân chia trách nhiệm, việc phân nhiệm không rõ ràng, phần lớn các DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh chỉ chú ý đến mục tiêu ngắn hạn. Khi DNS NVV xây đựng mơi trường kiểm sốt tốt giúp doanh nghiệp xây dựng một cách rõ ràng, minh bạch quan điểm, cách thức điều hành của lãnh đạo, cơng tác kế hoạch, tính trung thực và giá trị đạo đức, cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách. ua đó, từ nhà quản lý đến nhân viên sẽ xác định được mục tiêu để phấn đấu, là căn cứ để ra các quyết định quản lý, đánh giá kết quả công việc và quan trọng là căn cứ kiểm soát các hoạt động của đơn vị, cũng như kiểm soát kết quả thực tế đạt được so với kế hoạch đề ra. Điều này cũng giúp cho nhân viên cố gắng, n lực hơn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân góp phần cho mục tiêu của tồn đơn vị đạt hiệu quả.

4.6.2. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước

So với nghiên cứu của Nguy n Thị Phương Dung (2016), nghiên cứu này kết luận có năm nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ : (1) đánh giá rủi ro, (2) môi trường kiểm sốt, (3)giám sát, (4)Thơng tin và truyền thông, (5) hoạt động kiểm soát. Nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguy n Thị Phương Dung, là cả năm nhân tố đều có quan hệ đồng biến với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, tuy nhiên mức độ tác động của hai nghiên cứu khác nhau. Theo nghiên cứu của Nguy n Thị Phương Dung thì nhân tố đánh giá rủi ro tác động mạnh nhất tương đồng với kết quả của tác giả, nhưng các nhân tố cịn

lại thì mức độ tác động khác nhau. Điểm khác biệt này chấp nhận được vì trong thực ti n m i doanh nghiệp có hệ thống kiểm sốt nội bộ khác nhau, do đó mức độ tác động của các nhân tố tùy thuộc vào đặc thù hoạt động của đơn vị.

So với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016), nghiên cứu chỉ ra có bảy nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ: (1) mơi trường kiểm sốt, (2) đánh giá rủi ro, (3)thơng tin và truyền thơng, (4)hoạt động kiểm sốt, (5) giám sát, (6) thể chế chính trị và (7)lợi ích nhóm. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động chủ yếu là các nhân tố từ số một đến số năm. Nghiên cứu của tác giả cũng chọn năm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNSXNVV, các nhân tố này phù hợp với thực tế khảo sát tại các đơn vị có quy mô nhỏ và vừa.

Hệ thống KSNB dù được thiết kế và hoạt động tốt đến đâu cũng chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho nhà quản lý để đạt được các mục tiêu cho DN. Tuy nghiên cứu của tác giả và các nghiên cứu trước có điểm khác biệt về đặc điểm khảo sát nhưng có đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã kiểm định được các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, tuy nhiên mức độ tác động của các nhân tố khác với các nghiên cứu trước, đặc điểm này là một trong những hạn chế tiềm tàng HTKSNB.

Kết luận: Kết quả kiểm định sự tác động của các nhân tố đã đề xuất đến tính

hữu hiệu của KSNB đúng với giả thuyết đã đặt ra. Cụ thể mức độ tác động của các nhân tố theo cường độ giảm dần như sau :

Thứ nhất: Hoạt động kiểm soát Thứ hai: Thông tin và truyền thông Thứ ba: Đánh giá rủi ro

Thứ tư: Giám sát

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong chương bốn, tác giả đã chỉ rõ thực trạng của HTKSNB trong các DNSXNVV tại Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu kết luận có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong DNS NVV tại Tp. Hồ Chí Minh. M i nhân tố có mức độ tác động đến tính hữu hiệu khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, giám sát, thông tin truyền thơng, và mơi trường kiểm sốt. Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNSXNVV hiện nay ở chương năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại TP HCM (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)