Mơ hình lý thuyết hành vi dự định TPB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp phần mềm tại tp hồ chí minh (Trang 39 - 42)

(Nguồn I. Ajzen, 1991,p.182)

Tóm lại, nếu thái độ đối với hành vi là tốt (cá nhân nhìn nhận hành vi đó là tốt), và xã hội cũng nhìn nhận hành vi đó là đúng đắn, bản thân cá nhân có sự kiểm sốt cao đối với hành vi (hay nói một cách khách là cá nhân chắc chắn có những điều kiện thuận lợi.

Lý thuyết TPB được đưa vào nghiên cứu nhằm giải thích sự tác động của các nhân tố liên quan đến niềm tin của người tiêu dùng đến quyết định lựa chọn DV của họ, có thể kể đến các thuộc tính ở đây là lợi ích của dịch vụ, giá phí dịch vụ. Bên cạnh đó, những đặc điểm liên quan đến thương hiệu dịch vụ cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng, khi dịch vụ có thương hiệu thì nhiều người đưa ra các nhận định tích cực liên quan đến dịch vụ này, và điều đó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng.

2.2.4 Lý thuyết nguồn lực (resource-based theory)

Lý thuyết nguồn lực kết hợp những quan điểm truyền thống về chiến lược liên quan đến những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và sự không đồng nhất của

Ki ể m soát hành vi Chu ẩ n ch ủ quan Thái độ đố i v ớ i hành vi

năng lực các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sử dụng lý thuyết này trong hoạt động của mình cịn mang đến giá trị gia tăng cho doanh nghiêp thơng qua sự đa dạng hóa trong nguồn lực, mà đặc biệt đó là th ngồi một số chức năng cho DN.

RBT trong đó nêu rõ rằng tài ngun của cơng ty được kiểm sốt bởi cơng ty và nhân viên của công ty. Những tài nguyên này bao gồm tài sản kinh doanh như quy trình kinh doanh, đặc điểm tổ chức, năng lực, thông tin và kiến thức (Barney, 1991; Rodriguez và Diaz, 2008; McIvor, 2009). Nó cũng liên quan đến khả năng của công ty để tổ chức và khai thác tất cả các nguồn lực của nó để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Điểm mấu chốt của RBT là sự hạn chế các nguồn lực của công ty đặt ra xu hướng cho công ty phải dựa vào chun mơn bên ngồi để khắc phục điểm yếu này (Prahalad và Hamel, 1990; Winter, 1998), do đó dẫn đến ý định để th ngồi các chức năng. Theo cách tiếp cận này, một công ty nên tập trung vào các hoạt động đó tạo thành năng lực cốt lõi và th ngồi các hoạt động cịn lại (Rodriguez và Diaz, 2008; Prahalad và Hamel, 1990; Quinn và Hilmer, 1994; Venkatesan, 1992; Quinn, 1999 ; McIvor, 2009).

Theo lý thuyết này, khi DN hạn chế về các nguồn lực cũng như năng lực để thực hiện một chức năng nào đó thì tốt hơn hết là nên lựa chọn th ngồi DV để các đơn vị khác có thể hỗ trợ DN trong những yếu kém này. Các DNPM hiện nay hầu hết là các DNNVV, hạn chế nhiều về nguồn nhân lực, vật lực để thực hiện, tổ chức một bộ máy kế toán hữu hiệu trong đơn vị, tuy nhiên đối với ngành này cơng tác kế tốn lại gặp rất nhiều khó khăn liên quan do sự phức tạp trong quy trình sản xuất phần mềm, xác định giá thành phần mềm cũng như các chính sách thuế liên quan đến ngành này. Từ những phân tích trên, tác giả hy vọng rằng các DNPM sẽ quyết định lựa chọn DVKT để họ có thể hỗ trợ DNPM trong chuyên môn về kế tốn, nhưng vẫn đảm bảo giữ lợi ích nhận được và chi phí DVKT phải bỏ ra.

2.3.1 Tính chất đặc thù của DNPM

TheoThơng tư 16/2014/TT-BTC thì “Phần mềm (hay sản phẩm phần mềm) là một tập hợp gồm những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngơn ngữ lập trình, theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó”.Đặc điểm doanh nghiệp phần mềm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT thể hiện ở những nội dung như:

- Về quy mô các DNPM: Doanh thu của ngành phần mềm tập trung vào một

số ít doanh nghiệp hàng đầu như FPT, TMA, CSC Việt Nam,.. Những cơng ty cịn lại chủ yếu tồn tại với quy mô nhỏ, thực hiện những dự án gia công phần mềm với trị giá thấp hoặc sản xuất phần mềm với doanh thu không cao. Điều này cho thấy rằng các DNPM Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng mặc dù gia tăng nhiều về số lượng trong những năm qua, tuy nhiên hầu hết vẫn là những doanh nghiệp nhỏ, thực hiện nhũng dự án có giá trị, doanh thu thấp. Theo thống kê của Vụ CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thơng (2017), chỉ có 1% số DNPM có trên 500 nhân viên, trong khi có đến 38% DNPM có dưới 20 nhân viên. Kết quả này cho thấy quy mô về số lượng nhân viên của các DNPM TP. HCM vẫn cịn rất ít. Với đặc điểm của hoạt động sản xuất phần mềm là một khi dự án phần mềm gia tăng về quy mô hay mức độ khó thì số lượng nhân lực được sử dụng cũng gia tăng để cung ứng đủ nguồn lực cần thiết cho dự án là không đáp ứng được. Theo lý luận đó thì càng nhận thức rõ rằng các DNPM vẫn chỉ dừng lại ở mức thực hiện các dự án nhỏ, chưa tăng về quy mơ để có đủ khả năng thực hiện các dự án có quy mơ lớn, có mức độ khó. Thêm vào đó, người đứng đầu DN phần lớn là các kỹ sư công nghệ, nên kiến thức, kinh nghiệm trong chức năng quản lý, điều hành, phân tích tình tài chính doanh nghiệp cũng cịn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện khó khăn, hạn chế về nguồn nhân lực, vật lực thì việc đưa ra quyết định lựa chọn DVKT nhằm đáp ứng chức năng kế toán là phù hợp với những DN này.

- Về quy trình sản xuất phần mềm:Quy trình sản xuất sản phầm phần mềm bao gồm 7 bước cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp phần mềm tại tp hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)