KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh bình dương (Trang 80)

5.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể như sau:

- Với câu hỏi: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương? Kết quả nghiên cứu cho thấy vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương chịu sự tác động của các nhân tố gồm: Quy mô công ty; Nhận thức của nhà quản lý về kế toán trách nhiệm; Cơ cấu tổ chức; Sự phân quyền; Trình độ nhân viên kế tốn.

Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu về các giả thuyết nghiên cứu

STT Giả thuyết Kết

luận

Hướng tác động

1 Quy mơ cơng ty có tác động cùng chiều đối với việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương.

Chấp nhận

+

2 Nhận thức của nhà quản lý về kế tốn trách nhiệm có tác động cùng chiều đối với việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương.

Chấp nhận

+

3 Cơ cấu tổ chứccó tác động cùng chiều đối với việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương.

Chấp nhận

+

4 Sự phân quyền có tác động cùng chiều đối với việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương.

Chấp nhận

+

5 Trình độ nhân viên kế tốn có tác động cùng chiều đối với việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương.

Chấp nhận

+

- Với câu hỏi: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương như thế nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 5 nhân tố ảnh hưởng đến thì nhân tố Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương. Mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương được sắp xếp theo tứ giảm dần ở bảng dưới đây

Bảng 5.2: Mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương

STT Nhân tố Mức độ tác động

1 Cơ cấu tổ chức = 0.361

2 Trình độ nhân viên kế toán = 0.304

3 Sự phân quyền = 0.269

4 Nhận thức của nhà quản lý về kế toán trách nhiệm

= 0.261

5 Quy mô công ty = 0.207

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

5.2 Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu như vừa trình bày ở phần trên, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm góp phần nâng cao việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương. Cụ thể:

5.2.1 Cơ cấu tổ chức

Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu tổ chức là một trong các nhân tố tác động đến vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương. Với sự phát triển của kinh tế xã hội và sự thay đổi nhanh chóng của mơi trường kinh doanh nên các doanh nghiệp cần phải chủ động cải tổ, tái cơ cấu lại tổ chức, tổ chức lại các bộ phận, áp dụng những quy trình, cơng nghệ mới, có như vậy mới nâng cao chất lượng hoạt động và làm gia tăng lợi ích chung của tổ chức. Các cơng ty cần rà sốt lại cơ cấu tổ chức của đơn

quả hơn. Tùy theo đặc điểm của cơng ty mà bổ sung thêm các vị trí, sắp xếp lại cơng việc, nâng cao hiệu quả tổ chức các phịng ban trong cơng ty, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để có thể vận dụng kế tốn trách nhiệm.

5.2.2 Trình độ nhân viên kế tốn

Đối với vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương liên quan đến trình độ nhân viên kế tốn, tác giả xin đề xuất một số các kiến nghị như sau:

Để vận dụng kế tốn trách nhiệm trong cơng ty thì khâu đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện hoàn thành được nhiệm vụ tập hợp, tính tốn các chỉ tiêu, phân tích dữ liệu, đánh giá, đưa ra các nhận định tư vấn cho nhà quản trị các cấp là đặc biệt quan trọng. Để thực hiện điều này các công ty xây dựng có thể bồi dưỡng các nhân viên kế toán hiện tại ở đơn vị, đào tạo thêm cho họ về kiến thức liên quan đến kế tốn quản trị nói chung và kế tốn trách nhiệm nói riêng bằng cách mời chuyên gia, giảng viên về đào tạo, hoặc tạo điều kiện để họ tham gia học bồi dưỡng. Tổ chức học hỏi kinh nghiệm từ những đơn vị đã xây dựng được hệ thống kế tốn trách nhiệm hữu ích ở đơn vị họ. Khi đó từ những nhân viên hiện tại, cơng ty có thể lựa chọn ra được một số nhân viên chuyển sang thực hiện cơng tác kế tốn trách nhiệm. Hoặc trong quá trình tuyển dụng nhân viên kế tốn đầu vào thì ưu tiên cho những ứng viên có kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm liên quan đến kế toán trách nhiệm.

Nhân sự thực hiện báo cáo trách nhiệm cần được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, biết sử dụng thơng thạo phần mềm máy tính, các cơng cụ đánh giá, xử lý thông tin để xây dựng thiết lập báo cáo trách nhiệm phù hợp với yêu cầu quản lý các cấp.

Do nhu cầu tiếp cận thông tin kinh tế nên yêu cầu đặt ra là bộ phận kế toán trách nhiệm tại các công ty nên lựa chọn các nhân viên phải có tính trung thực, bảo mật thơng tin, đồng thời có năng lực thực hiện được việc thu thập, ghi chép, xử lý và lập ra các báo cáo trách nhiệm nhằm cung cấp thông tin một cách khách quan phục vụ hiệu quả cho cơng tác kiểm sốt và ra quyết định của nhà quản lý các cấp.

5.2.3 Sự phân quyền

Kết quả nghiên cứu cho thấy vận dụng kế toán trách nhiệm và sự phân quyền trong tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, sự phân quyền trong một tổ chức còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường của tổ chức, quy mô quản lý, trình độ quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tùy thuộc vào quan điểm của nhà quản trị cấp cao và phong cách quản lý của họ. Vì vậy mặc dù phân quyền tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện kế toán quản trị trong tổ chức, tuy nhiên nhà lãnh đạo cấp cao cần nghiên cứu, tính tốn kỹ lưỡng để phân quyền mang đến kết quả tốt nhất cho đơn vị.

Một hệ thống hệ thống kế tốn trách nhiệm hữu ích, phát huy hiệu quả trong hoạt động là mong muốn của nhiều doanh nghiệp. Khi thiết kế hệ thống kế toán trách nhiệm hữu ích cần phải đảm bảo các nguyên tắc toàn diện, phân công phân nhiệm, phân chia trách nhiệm thích hợp. Ban Giám Đốc cần mạnh dạn giao việc và trao quyền cho các nhà quản lý cấp trung phụ trách hoạt động liên quan đến từng cơng trình khác nhau (chỉ huy trưởng các cơng trình xây dựng). Việc phân quyền này nên thực hiện nguyên tắc quyền được giao cho từng người quản lý cần phải tương ứng, nhằm bảo đảm rằng họ có khả năng hồn thành các kết quả mong muốn và đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.

Ngồi ra, khi xây dựng lịng tin trong phân quyền, giao việc cho nhân viên thì cơng ty nên thực hiện theo những quy trình phân nhiệm để có thể kiểm sốt và đánh giá trách nhiệm công việc đã thực hiện như bản mô tả công việc và trách nhiệm của nhân viên với từng công việc cụ thể. Với những mô tả công việc cụ thể như thế, nhân viên sẽ biết được mục tiêu và trách nhiệm để làm việc hiệu quả hơn và các nhà quản trị cũng đánh giá được kết quả làm việc của cấp dưới công bằng và minh bạch hơn.

5.2.4 Nhận thức của nhà quản lý về kế toán trách nhiệm

Các hệ thống báo cáo của kế toán trách nhiệm hướng đến mục tiêu cung cấp thơng tin hữu ích cho các nhà quản lý trong quá trình quản trị, tổ chức kinh doanh. Do đó nếu nhà quản lý không nhận thức được lợi ích mà thơng tin từ báo cáo của kế toán trách nhiệm mang lại thì họ sẽ khơng vận dụng hệ thống này vào tổ chức.

Thêm nữa, một hệ thống kế tốn trách nhiệm muốn tốt thì địi hỏi những người sử dụng nó phải nắm bắt được các khái niệm và kỹ năng cần thiết. Vì vậy, những hạn chế về kiến thức kế tốn quản trị nói chung và kế tốn trách nhiệm nói riêng nên các nhà quản lý vẫn chưa sử dụng tốt cơng cụ kế tốn trách nhiệm để đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận mình. Do đó để nhận thức của nhà quản lý về kế tốn trách nhiệm, cơng ty cần tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kiến thức về kế toán cho các giám đốc và trưởng bộ phận trong công ty.

Nhà quản trị cần thay đổi nhận thức về hệ thống kế toán trách nhiệm. Trên cơ sở cơ chế quản lý của nền kinh tế Việt Nam, các nhà quản lý nên chủ động xây dựng chính sách kế tốn quản trị riêng cho đơn vị mình sao cho phù hợp với nhu cầu, điều kiện cũng như đặc điểm của doanh nghiệp nói chung và đặc điểm cơng ty xây dựng nói riêng.

5.2.5 Quy mô công ty

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ cơng ty có tác động cùng chiều đến vận dụng kế tốn trách nhiệm ở các cơng ty xây dựng. Tuy nhiên khơng vì điều này mà tất cả các công ty cần thiết phải tăng quy mơ để vận dụng kế tốn trách nhiệm và thu về những lợi ích mà hệ thống này mang lại. Bởi gia tăng quy mô là một quyết định quan trọng của công ty liên quan đến nhiều yếu tố khác, và khơng phải lúc nào quy mơ càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao, trong khi với hầu hết các cơng ty xây dựng nói chung thì mục tiêu cuối cùng ln là lợi nhuận. Vì vậy với nhân tố này, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị liên quan đến chi phí tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm, xây dựng hệ thống này phù hợp với đặc thù của công ty.

Qua việc trình bày lý thuyết về kế tốn trách nhiệm có thể nhận thấy sự cần thiết có một hệ thống kế tốn trách nhiệm hữu ích trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống kế toán trách nhiệm ở các tổ chức khác nhau rất đa dạng và khơng phải doanh nghiệp nào cũng có được một hệ thống kế tốn trách nhiệm hữu ích. Một hệ thống kế toán trách nhiệm được coi là hữu ích khi hệ thống đó được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do đó có thể phát huy được hiệu quả và hiệu lực trong quá trình hoạt động.

quả bộ phận, đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận thì hệ thống kế toán trách nhiệm phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc là phải đảm bảo phù hợp quy mô tổ chức.

Thêm vào đó, nguyên tắc về tương quan giữa chi phí và lợi ích lại được xem là nguồn gốc của mọi lý thuyết kinh tế. Theo nguyên tắc này, các công ty xây dựng chỉ thực hiện thiết kế và sử dụng kế toán trách nhiệm khi và chỉ khi lợi ích tăng thêm do hệ thống này mang lại cho cơng ty cao hơn chi phí tăng thêm mà cơng ty đã phải bỏ ra. Khi đó tùy vào quy mơ khác nhau và cơng ty tính tốn và đưa ra con số về chi phí cho vận dụng kế tốn quản trị phù hợp với đơn vị.

Cuối cùng kế toán trách nhiệm mang đậm tính đặc thù, gắn với từng cơng ty cụ thể. Vì vậy, khơng thể có một mơ hình hệ thống kế tốn trách nhiệm mẫu nào hồn tồn phù hợp với tất cả các công ty. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu quản lý và nâng cao hiệu quả đánh giá thành quả quản lý ở các trung tâm trách nhiệm khác nhau nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp thì bản thân mỗi cơng ty nói chung và các cơng ty xây dựng nói riêng cần hồn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm cho phù hợp với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu, trình độ tổ chức riêng của doanh nghiệp mình.

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Mặc dù về cơ bản nghiên cứu đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, cũng như trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, tuy nhiên, luận văn vẫn tồn tại những hạn chế có thể liệt kê như:

Thứ nhất, kích thước mẫu của nghiên cứu này là 215 quan sát, mặc dù số lượng mẫu như vậy là phù hợp với kinh nghiệm chọn mẫu của các chuyên gia, tuy nhiên số lượng mẫu như vậy vẫn chưa thể đại diện hết cho các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương, từ đó cũng làm hạn chế tính tổng quát của đề tài.

Thứ hai, nghiên cứu này xây dựng mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương bao gồm các nhân tố như: Cơ cấu tổ chức; Trình độ nhân viên kế tốn; Sự phân quyền; Nhận thức của

các nghiên cứu trước đã trình bày ở chương 1 của nghiên cứu này có thể nhận thấy vẫn còn các nghiên cứu khác tác động đến vận dụng kế toán trách nhiệm ở các công ty mà chưa được nghiên cứu ở nghiên cứu này. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu là R2 hiệu chỉnh = 55.3%, như vậy vẫn còn 44.7% sự tác động đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh Bình Dương là do các nhân tố khác khơng có trong mơ hình nghiên cứu quyết định. Vì vậy các nghiên cứu sau cần mở rộng và hoàn thiện mơ hình nghiên cứu để từ đó có thể xây dựng được mơ hình nghiên cứu phù hợp hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương này tác giả trình bày kết luận nghiên cứu và các kiến nghị góp phần nâng cao Vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương. Cụ thể trong đó đưa ra các kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương và xác định mức độ tác động của các nhân tố đó đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương, sắp xếp chúng theo thứ tự mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp. Từ đó đưa ra các kiến nghị tập trung vào các nhân tố. Phần cuối chương, tác giả trình bày các hạn chế của đề tài này và hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện hơn nữa mảng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các cơng ty xây dựng tỉnh Bình Dương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Đinh Thị Ngọc Lành (2014) “Hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hịa Bình”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh

2. Hồng Quang Minh (2014) “Xây dựng kế tốn trách nhiệm tại tổng công ty xây dựng số 1”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

3. Hồng Thị Hương (2016). “Kế tốn trách nhiệm và thực tiễn vận dụng vào Việt Nam”, ĐH Cơng Nghiệp Hà Nội.

4. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với spss - Tập 1 và tập 2”. Nhà xuất bản Hồng Đức.

5. Hồ Thu Thảo (2018) “Hoàn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty TNHH hóa nơng Lúa Vàng”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thanh Bình (2014) “Xây dựng kế tốn trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh bình dương (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)