CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Hoàn thiện nhân tố hệ thống pháp lý
Ban hành chuẩn mực kế tốn cơng:
Có thể thấy, một trong những bước đi rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp trong công cuộc áp dụng cơ sở kế tốn dồn tích một cách tồn diện tại các đơn vị HCSN là việc ban hành chuẩn mực kế tốn cơng cho Việt Nam. Việc áp dụng hoàn toàn IPSAS vào Việt Nam có thể sẽ gây ra nhiều tốn kém so với kết quả mang lại, do đó việc xây dựng chuẩn mực kế tốn cơng tại Việt Nam dựa trên việc điều chỉnh IPSAS sao cho phù hợp là phương án khả thi và hợp lý nhất.
Việc ban hành chuẩn mực kế tốn cơng tại Việt Nam sẽ thống nhất được quan điểm hành xử cho tất cả kế toán viên, thống nhất được tinh thần chung của các văn bản về quản lý tài chính và chế độ kế tốn áp dụng lên các đơn vị HCSN. Từ đó thống nhất cơng tác kế toán và hướng đến mục tiêu xây dựng BCTC hợp nhất cho tồn khu vực cơng.
Một trong những bước đi đầu tiên là việc tiến hành dịch thuật IPSAS. Hiện nay, IPSAS vẫn chưa được một tổ chức có thẩm quyền và uy tín tiến hành dịch thuật, các IPSAS được dịch riêng lẻ bởi các tổ chức đào tạo hay bởi các cá nhân phụ thuộc theo mục tiêu giảng dạy hay nghiên cứu. Do đó, việc Chính phủ cần tiến hành dịch thuật và cơng bố chính thức IPSAS là nền tảng cho việc tiếp cận, nghiên cứu và ban hành chuẩn mực kế tốn khu vực cơng cho Việt Nam.
Hồn thiện Luật Ngân sách và Luật Kế tốn:
Hiện nay việc tồn tại một hệ thống pháp lý phức tạp với nhiều văn bản như chế độ, thông tư, nghị định, … tác động trực tiếp lên cơng tác kế tốn tại các đơn vị HCSN như hiện nay đã được đánh giá là một rào cản lớn trong q trình chuyển đổi cơ sở kế tốn. Do đó việc hồn thiện, tinh gọn và thống nhất hệ thống pháp lý là nhiệm vụ tuy nặng nề nhưng rất quan trọng. Với giải pháp ban hành chuẩn mực kế tốn cơng cho Việt Nam
nhằm thống nhất cơng tác kế tốn nói chung và cơ sở kế tốn áp dụng nói riêng cho tồn bộ các đơn vị HCSN, thì việc tạo một ưu thế cho bước đi quan trọng này là hoàn thiện 02 văn bản Luật có tính pháp lý cao nhất, có tầm ảnh hưởng bao quát nhất là Luật Ngân sách và Luật Kế toán cũng hết sức quan trọng.
Luật Ngân sách và Luật kế tốn có hiệu lực pháp lý từ đầu năm 2017, do đó vẫn cịn cần thời gian để thấy được những ưu điểm hay nhược điểm thật sự của 02 văn bản có tính pháp lý cao nhất này. Chắc chắn các nhà lập pháp vẫn sẽ phải hoàn thiện các văn bản này. Tuy nhiên việc nghiên cứu ban hành chuẩn mực kế tốn cơng cho Việt Nam cần phải tiến hành đồng bộ, song song với việc hoàn thiện Luật Ngân sách và Luật Kế toán bởi việc này sẽ mang lại sự thống nhất về quy định, đồng thời nâng cao sự liên kết giữa các văn bản luật và chuẩn mực kế tốn. Do đó, hai bước đi này cần được tiến hành đồng bộ, không nên tách rời.
Xác định mục tiêu trách nhiệm giải trình cho BCTC:
Mục tiêu cơ bản của BCTC khu vực cơng nói chung và tại các đơn vị HCSN nói riêng là cung cấp thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định, ngồi ra cịn một mục tiêu vơ cùng quan trọng nữa là trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay BCTC chỉ tập trung vào việc báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền như báo cáo tình hình thu chi NSNN, báo cáo tình hình vay trong và ngồi nước, … Từ đó có thể thấy BCTC tại các đơn vị HCSN hiện nay vẫn chưa thực hiện mục tiêu trách nhiệm giải trình và vẫn chưa được cơng khai minh bạch đến cơng chúng.
Cần tăng cường tính dân chủ của cơng chúng và từ đó tăng cường tính cơng khai, minh bạch thơng tin trên BCTC bằng cách mở rộng phạm vi về đối tượng được sử dụng thông tin BCTC tại các đơn vị HCSN, cụ thể phạm vi đối tượng mở rộng sẽ là tồn bộ cơng chúng có nhu cầu và lý do chính đáng, hợp pháp. Qua đó, cơng chúng có thể hiểu rõ hơn và đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động của các đơn vị HCSN. Ngoài ra, với sự quan tâm của tồn bộ cơng chúng thì việc ủng hộ cơng cuộc cải cách kế toán cũng sẽ tạo
ra những áp lực lên các cơ quan có thẩm quyền và thúc đẩy q trình cải cách kế tốn nói chung và việc áp dụng cơ sở kế tốn dồn tích hồn tồn nói riêng được diễn ra nhanh hơn, tích cực hơn.
Tăng cường khả năng kiểm soát nội bộ:
Cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ tại khu vực tư, hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị HCSN vẫn là việc tổ chức thực hiện trong nội bộ các đơn vị các cơ chế, chính sách, quy trình phù hợp với quy định của pháp luật nhằm 03 mục tiêu cơ bản là ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận, sai sót. Mục tiêu của kiểm sốt nội bộ tại các đơn vị HCSN là bảo đảm hoạt động của đơn vị tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng quy chế, quy trình; bảo đảm hoạt động của đơn vị đi đúng hướng đã đề ra, hoạt động có hiệu quả; bảo đảm việc quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn tại đơn vị an tồn, hiệu quả.
Hiện nay, việc kiểm sốt nội bộ tại các đơn vị HCSN chỉ dừng ở mức là được ban hành các văn bản quy định về việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản, các quy định về kiểm soát, sử dụng NSNN nhằm đối phó sự lãng phí, thất thốt tài sản. Tuy nhiên, với những văn bản trên thì mức độ kiểm sốt nội bộ tại các đơn vị vẫn cịn khá thấp, phần lớn phụ thuộc nhiều vào mức độ tự giác chấp hành, tuân thủ của các đơn vị. Đồng thời khả năng phát hiện sai sót, gian lận kịp thời sẽ là rất kém. Do đó việc ban hành chính thức văn bản quy định quy trình, thủ tục về kiểm sốt nội bộ sẽ là rất cần thiết. Ngồi ra, bộ phận kiểm soát nội bộ cần tách biệt, độc lập với những người đứng đầu các đơn vị HCSN nhằm tránh gian lận thông đồng. Các thành viên của bộ phận kiểm soát nội bộ phải do các cơ quan, đơn vị cấp cao hơn thành lập. Với những hành động trên, khả năng kiểm soát nội bộ tại từng đơn vị sẽ được nâng cao, hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo định hướng hoạt động; tuân thủ pháp luật, quy định đồng thời là việc sử dụng tài sản có hiệu quả hơn.
5.2.2 Hồn thiện nhân tố trình độ, năng lực của nhân viên
Nâng cao khả năng thích nghi với sự thay đổi trong mơi trường kế tốn:
Một trong những điểm yếu nhất của các nhân viên kế toán là tâm lý sợ thay đổi , do đó việc rèn luyện kỹ năng thích ứng với mơi trường mới cũng là một yếu tố mà nhà trường cần quan tâm đến trong bối cảnh hiện nay. Bởi khi lực lượng nhân viên tham gia cơng tác kế tốn tại các đơn vị HCSN có kỹ năng thích nghi cao với sự thay đổi, và khi khơng cịn tâm lý sợ sự thay đổi, thì việc cải cách kế tốn hay cụ thể là việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích hồn tồn tại các đơn vị HCSN sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Để nâng cao khả năng thích nghi của các sinh viên, nhà trường cần đào tạo cho sinh viên có kỹ năng độc lập và kỹ năng nhóm. Cụ thể hơn, đó là kỹ năng độc lập tìm tịi, tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề mới phát sinh; kỹ năng thảo luận nhóm nhằm đưa ra ý kiến hỗ trợ, thống nhất phương án giải quyết, từ đó nâng cao chất lượng công tác kế tốn khi có sự thay đổi.
Nâng cao nhận thức về định hướng hội nhập, thay đổi kế tốn cơng quốc tế:
Nhằm mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân viên có đủ tố chất, trình độ hội nhập với IPSAS, ngoài nội dung về kế tốn HCSN hiện nay tại Việt Nam, thì nội dung và tư duy của IPSAS cũng rất quan trọng. Nhà trường cần tổ chức giảng dạy nội dung IPSAS, so sánh IPSAS và chế độ kế tốn cơng hiện nay tại Việt Nam, đưa ra kết luận về ưu nhược điểm sau khi so sánh. Đối tượng cần tiếp cận chương trình này ngồi sinh viên cịn là các nhà lãnh đạo, nhân viên – những người đóng vai trị chủ đạo khi tiến hành thay đổi kế toán trong các đơn vị HCSN. Qua đó, các đối tượng này sẽ làm quen với tinh thần của IPSAS, đồng thời nâng cao nhận thức về định hướng hội nhập, thay đổi kế tốn khu vực cơng.
Nâng cao khả năng ngoại ngữ:
Trong thời đại hiện nay, một trong những kỹ năng rất quan trọng khác trong quá trình hội nhập là khả năng ngoại ngữ. Việc nâng cao khả năng ngoại ngữ sẽ giúp các nhân viên có khả năng đọc hiểu IPSAS, tìm tịi nghiên cứu các tài liệu khác trong q trình thay đổi. Từ đó, việc thay đổi sẽ trở nên dễ dàng, chất lượng hơn. Do đó, nhà trường cũng cần chú trọng vào chất lượng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên.
Chính sách tuyển dụng hợp lý:
Với mục tiêu nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ nhân viên, các đơn vị HCSN cần phải có chính sách tuyển dụng hợp lý bằng cách chiêu mộ nhân viên trong và ngồi nước có trình độ cao, đáp ứng u cầu hội nhập đồng thời là chính sách đãi ngộ tốt. Việc tuyển dụng các chuyên gia trình độ cao sẽ là một bước đi cần thiết cho quá trình cải cách kế tốn tại các đơn vị HCSN hiện nay.
Chính sách tuyển dụng hợp lý còn thể hiện qua việc gắn kết với việc tuyển dụng đúng chuyên ngành. Chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành kế tốn cơng sẽ tác động đến chính sách tuyển dụng nếu như các sinh viên thật sự có lợi thế về mặt chuyên mơn về kế tốn khu vực cơng. Mặt khác, chính sách tuyển dụng đúng chun ngành cũng sẽ tác động ngược trở lại chất lượng đào tạo, khiến các trường đánh giá đúng nhu cầu tuyển dụng của xã hội, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo.
Nâng cao khả năng thông hiểu CNTT:
Khả năng thông hiểu CNTT của sinh viên và của các nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu thay đổi cơng tác kế tốn tại các đơn vị HCSN. Do đó, nhà trường cần đưa các nội dung về CNTT vào mục tiêu chính để đào tạo. Để có thể nâng cao khả năng này, nhà trường cần hướng dẫn cho các sinh viên sử dụng nhiều phần mềm kế tốn, từ đó xây dựng nhận thức cho sinh viên về nguyên lý hoạt động của các phần mềm từ khâu nhập liệu, xử lý, các khả năng kiểm soát – quản lý của phần mềm cho đến các kết quả đầu
ra; hướng dẫn thêm các chương trình được sử dụng trong các đơn vị HCSN và mối tương thích, liên kết giữa các chương trình này; từ đó, khi sử dụng một phần mềm hay một hệ thống mới, sinh viên sẽ có khả năng vận dụng các nguyên lý hoạt động cơ bản để có thể sử dụng phần mềm mới, hệ thống mới một cách tốt hơn.
5.2.3 Hồn thiện nhân tố cơng nghệ thơng tin
Nguồn tài chính cần được hoạch định cho một kế hoạch lâu dài:
Quá trình cải cách, thay đổi kế tốn trong khu vực cơng nói chung và kế tốn tại các đơn vị HCSN nói riêng rất cần yếu tố cơng nghệ thơng tin. Việc nâng cấp khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào kế tốn tại các đơn vị HCSN là điều kiện tiên quyết trong mục tiêu cải cách thành cơng kế tốn. Qua khảo sát đã có thể thấy rằng yếu tố nguồn lực tài chính hạn chế là một trong những rào cản lớn nhất đến việc cải cách kế toán. Việc nâng cao khả năng công nghệ thông tin sẽ mất khá nhiều thời gian, và đó chắc chắn sẽ là một mục tiêu dài hạn. Do đó, các nhà quản lý cấp cao có thẩm quyền cần hoạch địch một kế hoạch lâu dài, tính tốn từng bước cải thiện về hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị điện tử, cơng nghệ, … kèm theo đó là nguồn kinh phí ổn định hàng năm. Nguồn tài chính ổn định hàng năm cùng một kế hoạch cụ thể cho mỗi năm sẽ có thể mang lại sự thay đổi thành cơng, triệt để cho mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin.
Nâng cao chất lượng hệ thống công nghệ thông tin:
Cần phải tiến hành xây dựng một phần mềm dùng chung cho toàn bộ khu vực công, tiến hành thử nghiệm cho từng loại hình đơn vị, từ đó điều chỉnh phần mềm sao cho phù hợp để có thể thống nhất phần mềm kế tốn sử dụng cho tồn bộ khu vực cơng. Đồng thời nâng cấp trang thiết bị máy tính, xây dựng hệ thống mạng tốt kèm theo là việc tiến hành sử dụng chứng từ điện tử. Như vậy, với việc sử dụng một phần mềm duy nhất và nâng cấp trang thiết bị trong khu vực công sẽ nâng cao hiệu quả của cơng tác kế tốn,
nâng cao tính đồng bộ thơng tin, việc lập báo cáo hợp nhất cũng sẽ dễ dàng và chính xác hơn.
Hiện nay, hệ thống Tabmis – công cụ quản lý NSNN – đã được đưa vào thực hiện 05 năm từ năm 2012, hệ thống này đã dần cho thấy những ưu điểm khi áp dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình quản lý. Do đó, việc xây dựng hệ thống cơng nghệ thơng tin cần dựa trên sự đồng bộ, thống nhất với hệ thống Tabmis. Ngoài ra cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khả năng của hệ thống và các ứng dụng liên quan nhằm hỗ trợ cơng tác kế tốn ngân sách được chính xác, nhanh chóng; thống nhất dữ liệu; cải cách thủ tục hành chính và cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác phục vụ nhu cầu quản lý.