CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.5.7 Biến lạm phát
Những bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Syari (2012) đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa lạm phát và khả năng sinh lời là mối tương quan nghịch. Lạm phát gây ra sự bất ổn cho kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011); Muhammad và cộng sự (2013) lại cho thấy mối tương quan thuận giữa lạm phát và khả năng sinh lời.Tuy nhiên kết quả kiểm định trong nghiên cứu này của tơi thì biến DP chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê, kết quả này không giống với giả
thuyết 7 (có tác động ngược chiều) được đưa ra trước đó.Nguyên nhân là do khi lạm
phát tăng, khách hàng tìm đến vay ngân hàng có khả năng khơng hồn trả được nợ vay cao, do đó ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay cao để bù đắp cho khả năng không thu hồi được nợ. Tuy nhiên ngân hàng cũng gia tăng chi phí cho việc phải đánh giá kỹ hơn khách hàng đi vay trong giai đoạn này. Sự gia tăng doanh số ngày có thể đi kèm theo sự gia tăng tương đương của chi phí trên 1 đồng tài sản dẫn đến sự không tương quan giữa lạm phát và khả năng sinh lời. Trong trường hợp lãi suất cho vay được điều chỉnh không đồng nhất với tốc độ tăng của chi phí vốn và chi phí hoạt động, doanh thu của các ngân hàng có thể tăng khơng đồng nhất với sự gia tăng của chi phí.
4.5.8 Biến tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm
Biến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm có bằng chứng ý nghĩa thống kê cho thấy tác động tới 4 biến phụ thuộc trong mơ hình. Biến này tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, kết quả này giống với giả
thuyết 8 (có tác động ngược chiều) được đưa ra trước đó. Theo kết quả kiểm định thì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015 càng tăng thì khả năng sinh lời của NHTM càng giảm. Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đến năm 2008 NHNN chính thức cấp phép cho các NHTM 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, nguồn vốn dồi dào từ ngân hàng mẹ ở nước ngoài và cơng nghệ hiện đại, các NHTM 100% vốn nước ngồi trở thành đối thủ cạnh tranh với các NHTM Việt Nam. Đồng thời năm 2008 cũng là năm NHNN cho phép 3 NHTM mới được thành lập làm tăng số lượng các NHTM trên thị trường. Các ngân hàng này tham gia đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, đồng thời cũng tạo áp lực cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh, từ đó làm giảm lợi nhuận, giảm khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Kết quả này ủng hộ lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm từ Ayadi và Boujelbene (2012)
Kết luận chƣơng
Chương 4 trình bày cụ thể mơ hình nghiên cứu sử dụng trong bài. Với mẫu dữ liệu gồm 200 quan sát của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015, tôi tiến hành kiểm định việc lựa chọn mơ hình ước lượng hồi quy bao gồm các phương pháp: Pooled OLS, FEM và REM. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp mở rộng SCC. Kết quả thu được từ kiểm định được tóm tắt theo bảng 4.11. Theo đó, các chỉ số quy mơ ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay và tính thanh khoản có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng, trong khi đó chỉ số rủi ro tín dụng và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm lại có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
Chương này tóm tắt lại những điểm chính của luận văn và đưa ra một số kiến nghị cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư nhằm có những quyết định phù hợp, kịp thời. Bên cạnh đó, tơi cũng nêu những hạn chế và chỉ ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Kết luận
Bài nghiên cứu đã sử dụng mơ hình Pooled OLS tổng thể, mơ hình FEM và REM để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Ngồi ra, bài nghiên cứu cịn sử dụng phương pháp ước lượng SCC. Việc sử dụng mơ hình SCC sẽ cho phép khắc phục cả vi phạm về phương sai thay đổi, tự tương quan, tương quan phụ thuộc chéo cũng như nội sinh trong mơ hình với dữ liệu trong giai đoạn 2008-2015, với kỳ quan sát tính theo năm. Điều chỉnh ước lượng sai số chuẩn theo cách này đảm bảo rằng các ước lượng ma trận hiệp phương sai là phù hợp, kiểm soát được tất cả các vấn đề như tương quan phụ thuộc chéo, phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh.
Kết quả nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều tới khả năng sinh lời, cho thấy củng cố học thuyết của Gul và cộng sự (2011), Ayadi và Boujelbene (2012)… cho rằng quy mơ có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời. Các ngân hàng có quy mơ tài sản lớn sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi trong quá trình mở rộng phân phối sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm các chi phí trong giao dịch làm tăng khả năng sinh lời.
Biến CA tác động cùng chiều đến cả 3 biến phụ thuộc ROA, NIM và PBT củng cố học thuyết của Bashir (2003), Gul và cộng sự (2011)…. Những ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì có nhu cầu vay vốn bên ngồi ít hơn và chi phí sử dụng vốn cũng sẽ thấp, có lợi thế cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính.
Biến LOAN có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc ROE và NIM củng cố học thuyết của Angela Roman (2013), Abdullah và cộng sự (2014). Các ngân hàng có dư nợ cho vay càng cao thì các ngân hàng sẽ thu được nhiều lãi dẫn đến khả năng sinh lời tăng.
Biến LQD tác động cùng chiều đến ROA, ROE và PBT củng cố học thuyết của Bourke (1989), Kosmidou và cộng sự (2004). Thanh khoản dồi dào giúp đáp ứng các nhu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản vay trung hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn.
Biến LLP tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc ROA, ROE và PBT củng cố hoc thuyết của Miller và Noulas, 1997; Valverde và Fernandez, 2007. Một ngân hàng có rủi ro tín dụng cao dẫn đến việc ngân hàng đó phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều, làm tăng chi phí hoạt động và giảm khả năng sinh lời.
Biến GDP cũng tác động ngược chiều ở cả 4 biến phụ thuộc. Theo kết quả kiểm định thì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015 càng tăng thì khả năng sinh lời của NHTM càng giảm. Kết quả này ủng hộ lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm từ Ayadi và Boujelbene (2012).
5.2 Một số khuyến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu ở chương 4 về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị tới nhà quản trị ngân hàng nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM trong thời gian tới như sau:
(1) Mở rộng quy mô ngân hàng
Các ngân hàng nên mở rộng quy mô, quan tâm đến chiến lược mở rộng mạng lưới, thành lập thêm các chi nhánh, phòng giao dịch… Đồng thời, các ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại.
Nhằm nâng cao năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro hoạt động và nâng cao được năng lực cạnh tranh, các ngân hàng cần có chiến lược trong việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Các ngân hàng có thể tăng tăng vốn chủ sở hữu bằng cách: phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường, bán cổ phần cho các đối tác chiến. Tùy theo từng thời kỳ khác nhau để lựa chọn các biện pháp tăng vốn thích hợp nhằm đảm bảo sự bền vững trong nguồn vốn của ngân hàng. Ngoài ra, các NHTM cần xem xét và điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng theo hướng mở rộng các mảng kinh doanh có hiệu quả nhưng u cầu về vốn ít hơn, góp phần tiết kiệm nguồn vốn, tối ưu hóa hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng, cần thực hiện cân đối trong việc phân bố lợi nhuận sau thuế cho phần chi trả cổ tức và phần giữ lại để tái đầu tư một cách phù hợp, góp phần gia tăng quy mơ nguồn vốn chủ sở hữu.
(3) Gia tăng dư nợ cho vay
Các NHTM cần phải gia tăng dư nợ cho vay đồng thời rà soát các khoản cho vay và quy trình thẩm định cho vay. Để tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng các nhà quản trị cần lưu ý không phải khi nào việc tăng trưởng cho vay cũng hiệu quả, cần lưu ý đến chất lượng tín dụng, nâng cao quy trình tín dụng để thắt chặt các khoản cho vay không hiệu quả, cải thiện quản lý rủi ro trong dài hạn, các NHTM cần xây dựng các đề án tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tập trung vốn vào các dự án có tính khả thi cao và thời gian thu hồi vốn nhanh để tiếp tục quay vòng vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn.
(4) Nâng cao khả năng quản trị thanh khoản
Theo kết quả nghiên cứu, thanh khoản có mối tương quan thuận với khả năng sinh lời.Để nâng cao khả năng sinh lời thì các ngân hàng nên duy trì khả năng thanh khoản để tạo uy tín cho ngân hàng từ đó thu hút các nguồn lực cũng như các nhà đầu tư. Đồng thời các ngân hàng nên đa dạng các sản phẩm kinh doanh để hạn chế rủi ro thay vì chỉ tập trung chính vào hoạt động cho vay và chỉ tập trung vào cho vay một
ngành nghề nhất định nào đó. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên cân nhắc vì duy trì tài sản thanh khoản cao trong một khoản thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời.
(5) Quản trị rủi ro tín dụng
Các NHTM cần phải quản lý tốt danh mục cho vay, khai thác thơng tin tín dụng một cách đầy đủ, có sự kiểm sốt chặt chẽ để dự báo và kịp thời phòng ngừa rủi ro. Đồng thời các ngân hàng cần hồn thiện hệ thống xếp hạn tín dụng bằng cách nâng cao kỹ thuật và cơng nghệ, bộ phận tín dụng và bộ phận xếp hạn tín dụng hoạt động độc lập với nhau, nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ, nhân viên.
(6) Nâng cao năng lực dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô
Hoạt động kinh doanh của các NHTM nhạy cảm, dễ biến động trước những thay đổi của nền kinh tế vĩ mô. Các yếu tố của nền kinh tế vĩ mơ thay đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó các NHTM cần bám sát tình hình kinh tế trong và ngồi nước để có những phản ứng kịp thời. Việc cập nhật và khai thác hiệu quả thơng tin kinh tế, chính trị, xã hội để kịp thời đề ra phương hướng hoạt động nhằm giảm thiểu tổn thất do những thông tin khách quan và chủ quan do việc thiếu thông tin. Các NHTM cần nâng cao năng lực phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính tại ngân hàng để có dự báo kịp thời, từ đó ngăn chặn sớm các tổn thất có thể xảy ra.
Cuối cùng, các quyết định về quản trị phải dựa trên cơ sở tổng hòa các yếu tố chứ không chỉ dựa trên một yếu tố cá biệt nào. Các khuyến nghị trên đây, được rút ra từ nghiên cứu mang tính thực nghiệm các dữ liệu quá khứ trong ngành Ngân hàng Việt Nam, do đó sẽ là thơng tin tham khảo đáng tin cậy cho các nhà quản trị ngân hàng.
5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh các vấn đề được nghiên cứu trong bài, luận văn đã cố gắng thực hiện với phạm vi và dữ liệu tối đa trong khả năng của mình. Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan và chủ quan bài viết còn tồn tại một số hạn chế. Trước hết, đề tài sử dụng bộ dữ
liệu có kích thước mẫu là 200 quan sát của 25 NHTM Việt Nam trong 8 năm từ 2008 - 2015. Đây là số lượng quan sát khá ít so với các nghiên cứu trước đây trên thế giới, ví dụ trong bài nghiên cứu: “The impacts of risk and competition on bank profitability in China” được tiến hành trên 41ngân hàng thương mại Trung Quốc trong giai đoạn 2003- 2011 với 451 quan sát. Mẫu quan sát cịn hạn chế có thể dẫn đến kết quả hồi quy từ mơ hình chưa giải thích hết hoặc khơng tìm thấy được bằng chứng có ý nghĩa thống kê chứng minh sự tác động của các yếu tố khả năng sinh lời.
Thêm nữa, xét về tính chất sở hữu ngân hàng, bài viết chưa đề cập đến ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Do đó, đề tài chưa thực hiện được việc so sánh mức độ tác động của các loại hình sở hữu ngân hàng đến khả năng sinh lời.
Từ những giới hạn nêu trên tôi xin đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo để cũng cố thêm đóng góp trả lời câu hỏi các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam:
Trước hết, bài nghiên cứu sẽ mở rộng c mẫu quan sát mà cụ thể là tăng số lượng ngân hàng được chọn nghiên cứu, khi số năm được mở rộng trong các năm tiếp theo.
Tiếp theo, đề tài sẽ quan sát thêm các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi, vì sự tham gia của yếu tố nước ngoài trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng nhiều, việc phân loại nghiên cứu tính chất sở hữu (ngân hàng nhà nước, tư nhân và nước ngoài) để thấy được sự tác động của yếu tố này là cần thiết.
Nghiên cứu của tôi mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các yếu tố định lượng, mà chưa xem xét tới các yếu tố định tính, ví dụ như chất lượng lao động của nhân viên, quy trình thủ tục dịch vụ các ngân hàng… ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sinh lời. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ mở rộng hoặc tập trung vào các yếu tố vừa nêu. Nghiên cứu sâu hơn có thể cung cấp những thơng
tin hữu ích, rõ ràng các khía cạnh từ đó đưa ra những khuyến nghị sát thực hơn cho các nhà quản trị để đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng trong kinh
tế xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Lê Mộng Linh, 2016. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh ời của NHTM
Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
NHNN Việt Nam, 2007 – 2012. Báo cáo thường niên.
Nhóm nghiên cứu kinh tế, Học viện chính sách và phát triển, 2013.Tăng trưởng
kinh tế và lạm phát ở Việt Nam.<http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-
luan/Tang-truong-kinh-te-va-lam-phat-o-Viet-Nam/30018.tctc>. [Ngày truy cập: 22 tháng 05 năm 2016].
Phạm Thị Mỹ Linh, 2016.Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh ời
của các NHTMCP Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí
Minh
Quách Mạnh Hào, 2012. Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 28, 23-28.
Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi, 2015. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp chí
ngân hàng, số 11 tháng 6/2015.
Trần Huy Hồng, 2012.Giáo trình quản trị ngân hàng. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Việt Dũng, 2014. Xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 16 tháng 8/2014.
Trịnh Minh Giang, 2004. Khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi.<https://gmtvn.wordpress.com/2007/10/13/kh%E1%BA%A3-nang-thanh-toan-va-
kh%E1%BA%A3-nang-sinh-l%E1%BB%A3i/>. [Ngày truy cập: 25 tháng 07 năm