KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh tại TPHCM , (Trang 76)

Giới thiệu

Chƣơng này tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính của đề tài. Thơng qua đó, tác giả nêu lên một số kiến nghị cho các trƣờng mẫu giáo. Nội dung chính bao gồm: (1) Tóm tắt kết quả nghiên cứu; (2) Một số kiến nghị cho các trƣờng mẫu giáo; (3) Các hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Tóm tắt kết quả của đề tài

Vận dụng các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả kế thừa các thang đo và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện khảo sát tại Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng để xây dựng và hiệu chỉnh thang đo. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện với 259 phụ huynh tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố chính ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh tại TP.HCM: Cơ sở vật chất; Đội ngũ giáo viên, nhân viên; Chƣơng trình đào tạo; Sự an tồn và sức khỏe của trẻ; Sự thuận tiện; Chi phí. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh đƣợc thể hiện qua phƣơng trình hồi quy:

LC = 0.327AT + 0.296VC + 0.268GV + 0.192DT + 0.146TT + 0.084 CP

Trong đó:

LC: Sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo AT: Sự an toàn và sức khỏe của trẻ VC: Cơ sở vật chất và dịch vụ

GV: Đội ngũ giáo viên, nhân viên

DT: Chƣơng trình đào tạo

TT: Sự thuận tiện

CP: Chi phí

 H1: Cơ sở vật chất nhà trƣờng có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.

 H2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.

 H3: Chƣơng trình đào tạo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.

 H4: Sự an toàn và sức khỏe của trẻ có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.

 H5: Sự thuận tiện có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.

 H6: Chi phí hợp lý có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.

Trong quá trình nghiên cứu định lƣợng, giả thuyết “Thơng tin tham khảo tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh” đã bị bác bỏ. Nhƣ vậy, đối với phụ huynh thông tin tham khảo chƣa đủ độ tin cậy để phụ huynh để phụ huynh làm căn cứ khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con.

5.2. Một số hàm ý cho các trƣờng mẫu giáo

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, Cơ sở vật chất và Sự an toàn, sức khỏe

của trẻ là hai vấn đề phụ huynh quan tâm hàng đầu khi chọn trƣờng mầm non cho

con mình. Mối quan tâm kế tiếp là Đội ngũ giáo viên và Chương trình đào tạo của trƣờng. Vấn đề Sự thuận tiện và Chi phí đƣợc phụ huynh quan tâm cuối cùng.

5.2.1. Về sự an toàn và sức khỏe của trẻ

Vấn đề an toàn và sức khỏe của trẻ cũng là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh. Thời gian gần đây, các sự cố gây tai nạn cho trẻ hoặc thậm chí gây tử vong

cho trẻ làm cho phụ huynh rất cân nhắc khi gửi con tại trƣờng. Nhà trƣờng cần loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ nhƣ các hố sâu, vật nhọn, sàn gạch trơn trƣợt,...

Theo thống kê của sở giáo dục Tp.Hồ Chí Minh, năm 2000 chỉ có khoảng 2.2% trẻ dƣới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì thì nay tỷ lệ này đã tăng lên tới 28.5%, tập trung ở nhóm trẻ từ 2-10 tuổi. Vì vậy, ngày nay phụ huynh đã có cách nhìn nhận khác về sức khỏe của trẻ, không lấy việc tăng cân để đánh giá sức khỏe của trẻ tốt. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu khi vấn đề trẻ tăng cân tốt đã bị loại khỏi nghiên cứu chính thức. Thay vào đó phụ huynh quan tâm tới chế độ dinh dƣỡng nhiều hơn.

Theo các chuyên gia dinh dƣỡng, nhu cầu dinh dƣỡng của trẻ mỗi ngày là khoảng 1.470 kcal. Thống kê của Trung tâm Dinh dƣỡng Tp.HCM cho thấy khẩu phần ăn của trẻ tại các trƣờng bị mất cân đối: chỉ 37,7% trẻ đƣợc ăn rau, hơn 50% hầu nhƣ không ăn; các loại vitamin, vi chất… không đáp ứng đủ 50% nhu cầu. Do đó, trƣờng cần đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dƣỡng cho trẻ, đồng thời cung cấp thực đơn hàng tuần để phụ huynh có thể theo dõi chế độ dinh dƣỡng mà con mình đƣợc chăm sóc tại trƣờng. Nhà trƣờng cũng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đƣa ra các biện pháp vệ sinh nhƣ: vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh dụng cụ chế biến, vệ sinh nhà bếp, chọn những nhà cung cấp thực phẩm có uy tín.

Ngày nay, các bệnh đối với trẻ em ngày càng nhiều nhƣ sốt xuất huyết, tay chân miệng, rubella…Lớp học của trẻ là môi trƣờng tốt để lây lan các bệnh này. Để hạn chế việc lây lan bệnh, trƣờng cần cho các trẻ mắc bệnh nghỉ phép để không lây cho trẻ khác. Đồng thời, các dụng cụ học tập, đồ chơi của trẻ cũng cần đƣợc làm vệ sinh định kỳ để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trú ngụ.

5.2.2. Về cơ sở vật chất

Khi tham khảo trƣờng đề gửi con, ấn tƣợng đầu tiên cho phụ huynh là cơ sở vật chất nhà trƣờng. Một ngơi trƣờng có cơ sở khang trang, rộng rãi, trang thiết bị hiện đại sẽ tạo ấn tƣợng tốt cho phụ huynh. Cơ sở vật chất cũng nói lên đƣợc phần

nào mức độ đầu tƣ của ngƣời quản lý cho công tác giáo dục trẻ. Đối với các trƣờng công lập, việc đầu tƣ cơ sở vật chất khơng phải là một trở ngại vì đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ ngân sách. Các trƣờng này đƣợc trang bị cơ sở vật chất hiện đại và đƣợc cấp khuôn viên rộng lớn. Đối với trƣờng dân lập và tƣ thục, đây là một vấn đề khó khăn, đặc biệt là việc tìm diện tích để xây dựng sân chơi rộng rãi. Để đáp ứng sự quan tâm của phụ huynh, các trƣờng cần hƣớng tới việc đầu tƣ cơ sở vật chất:

- Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, khuôn viên nhà trƣờng trang trí đẹp để phụ huynh có ấn tƣợng tốt về trƣờng. Lớp học phải đƣợc trang trí khéo léo, ngộ nghĩnh cho các bé thấy vui mắt, thân quen và xem lớp học là ngơi nhà thứ hai của mình. Có nhƣ vậy, trẻ sẽ thích thú khi đƣợc đến trƣờng.

- Đầu tƣ các trang thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp với lứa tuổi

- Phịng học rộng rãi, thống mát, có đầy đủ ánh sáng tự nhiên để trẻ phát triển thể chất và có sức khỏe tốt. Một phịng học chật hẹp hay khơng đủ ánh sáng tự nhiên sẽ gây ấn tƣợng không tốt đối với phụ huynh cũng nhƣ việc nuôi dạy trẻ.

- Sân chơi cho trẻ cũng là một vấn đề phụ huynh quan tâm. Dù khơng có điều kiện xây dựng sân chơi có diện tích lớn, các trƣờng cũng cần đầu tƣ sân chơi để trẻ đƣợc vui chơi, học tập, khám phá.

5.2.3. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trƣờng

Thời gian gần đây, việc các cô bảo mẫu đánh trẻ, gây tại nạn cho trẻ, thậm chí làm trẻ tử vong đã tạo ra mối lo ngại cho phụ huynh khi gửi con. Do đó, phụ huynh rất quan tâm đến thái độ, tác phong của giáo viên và nhân viên nhà trƣờng, những ngƣời trực tiếp nuôi dạy con mình ở trƣờng. Cha mẹ sẽ đánh giá đƣợc tay nghề và thái độ của các cô thông qua trao đổi và một vài lần theo dõi cách các cơ chăm và dạy trẻ. Vì thế, nhà trƣờng cần xây dựng đội ngũ nhân viên yêu nghề, yêu trẻ để tạo niềm tin cho phụ huynh gửi gắm con. Giáo viên càng quan tâm đến trẻ, trao đổi thƣờng xuyên với phụ huynh tình hình học tập của trẻ ở trƣờng sẽ tạo mối gắn kết giữa nhà trƣờng và gia đình, từ đó phụ huynh có niềm tin và hài lịng hơn

với dịch vụ nhà trƣờng cung cấp. Vấn đề bằng cấp của giáo viên cũng nhận đƣợc sự quan tâm của phụ huynh. Nhà trƣờng cần tuyển dụng đội ngũ giáo viên có bằng cấp chuyên môn về mầm non để đảm bảo chất lƣợng nuôi dạy trẻ.

Với đặc thù của ngành học, cô giáo vừa là mẹ vừa là bạn của trẻ, vừa phải kể chuyện nhƣ một nghệ sĩ, vừa là một bác sĩ y tá khi bé bệnh, vừa là một họa sĩ để dạy trẻ vẽ, vừa làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ, vừa là một huấn luyện viên dạy thể dục thể thao. Thời gian làm việc của giáo viên mầm non ở trƣờng là hơn 10 giờ/ngày, về nhà phải làm giáo án, kế hoạch,… Công việc yêu cầu cao nhƣng mức lƣơng thấp nên tình trạng thiếu giáo viên mầm non ngày càng nghiêm trọng. Nhà trƣờng cần có chính sách khen thƣởng kịp thời để các cơ có thể chun tâm vào cơng việc nuôi dạy trẻ và thêm yêu nghề, yêu trẻ.

5.2.4. Về chƣơng trình đào tạo

Trong giai đoạn này, trẻ tiếp thu kiến thức nhanh và thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Các bé cần học những điều đơn giản về bản thân, gia đình và tìm hiểu thế giới xung quanh trƣớc. Đối với bé, những điều ngƣời lớn cho là đơn giản, hiển nhiên nhƣng lại là khám phá vô cùng lớn của bé.

Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp rất quan trọng và là tiền đề để phát triển đạo đức của trẻ sau này. Chƣơng trình học của trẻ cần có những trị chơi, câu chuyện giúp trẻ biết yêu thƣơng, lễ phép với mọi ngƣời xung quanh. Những kỹ năng này sẽ là hành trang giúp trẻ hình thành nhân cách và đạo đức khi trƣởng thành.Giáo dục đạo đức mọi lúc mọi nơi khi học, chơi, ăn ngủ cũng nhƣ các họat động tổ chức đời sống trong lớp đều có tình huống để xử lý để dạy dỗ nhắc nhở, lặp đi lặp lại vì trẻ mau nhớ nhƣng cũng dễ quên.

Ngoài việc đầu tƣ trang thiết bị giảng dạy hiện đại, nhà trƣờng cũng cần tổ chức các phong trào sáng tạo trong giảng dạy để các cô phát huy các sáng kiến, tạo ra các dụng cụ dạy học, đồ dùng, đồ chơi làm cho buổi học thêm sinh động cho trẻ. Việc tham gia các lớp dự giờ, tham gia các lớp chuyên đề bồi dƣỡng kiến thức,

tham gia các buổi sinh hoạt cụm để chia sẻ kinh nghiệm cũng rất cần thiết để giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy.

Bên cạnh đó, nhà trƣờng cũng cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhƣ tham quan ngồi trời, tham quan bảo tang, công viên,… kết hợp vừa học vừa chơi để các bé phát triển tốt về thể chất và tinh thần.

5.2.5. Về sự thuận tiện cho phụ huynh

Trong xã hội hiện đại, khơng cịn tình trạng chồng đi làm, vợ ở nhà chăm sóc gia đình nhƣ trƣớc đây. Hầu hết các gia đình cả vợ và chồng đều phải đi làm, khơng có điều kiện đƣa đón con đúng giờ. Nhà trƣờng cần sắp xếp thời gian giao nhận trẻ linh hoạt, giữ trẻ ngoài giờ để tạo điều kiện cho phụ huynh gửi con:

- Bố trí giáo viên để có thể nhận trẻ sớm và trả trẻ trễ hơn giờ quy định đối với phụ huynh khơng có điều kiện đƣa đón trẻ đúng giờ.

- Tổ chức giữ trẻ ngày thứ bảy đối với phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ để đi làm ngày thứ bảy. Việc giữ trẻ ngày thứ bảy cũng tăng thêm thu nhập cho giáo viên. Hiện nay, một số trƣờng cung cấp dịch vụ đƣa đón trẻ tận nhà. Tuy nhiên, qua nghiên cứu định lƣợng thì phụ huynh chƣa thật sự quan tâm đến vấn đề này mà chủ yếu quan tâm đến vị trí thuận tiện để đƣa đón con.

5.2.6. Về chi phí

Trong quá trình phỏng vấn định tính, có 4 loại chi phí mà phụ huynh quan tâm khi chọn trƣờng cho con gồm: học phí, tiền ăn, tiền bồi dƣỡng giáo viên, tiền phụ thu khác. Tuy nhiên, khi nghiên cứu định lƣợng thì yếu tố tiền bồi dƣỡng giáo viên không thỏa mãn điều kiện phân tích, chỉ cịn lại 3 yếu tố học phí, tiền ăn và tiên phụ thu khác. Theo ý kiến của tác giả, chi phí bồi dƣỡng cho giáo viên đƣợc phụ huynh xem là một khoản tất yếu để tạo mối quan hệ tốt với giáo viên, và cũng an tâm hơn khi gửi con. Chính vì vậy, phụ huynh khơng q đặt nặng vấn đề này.

Tuy nhiên, các trƣờng đƣợc khảo sát chƣa bao gồm các trƣờng mẫu giáo quốc tế, do đó mức học phí nằm ở mức trung bình khơng q chênh lệch so với mặt bằng chung. Chính vì vậy, các đối tƣợng trong khảo sát trong nghiên cứu này chƣa quá quan tâm đến vấn đề học phí cho con mình.

Ngày nay, việc tìm hiểu thơng tin học phí của các trƣờng rất dễ dàng. Do đó, các trƣờng cần điều chỉnh mức học phí phù hợp với mức học phí chung, đồng thời các khoản phụ thu đƣa ra phải hợp lý.

5.3. Hạn chế của đề tài

- Luận văn sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện với kích thƣớc mẫu 259 nên kết quả nghiên cứu chƣa phản ánh một cách bao quát nhất cho sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh tại Tp.Hồ Chí Minh.

- Do khơng có điều kiện lấy mẫu rộng rãi, nghiên cứu chỉ lấy mẫu ở một số quận của TP. Hồ Chí Minh: quận 5, quận 6, quận 10, quận 11, quận 12, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, huyện Hóc Mơn nên chƣa bao qt hết các khu vực địa lý của TP.Hồ Chí Minh.

- Đề tài chƣa thực hiện khảo sát đối với phụ huynh tại các trƣờng quốc tế, do đó chƣa phát hiện ra các yếu tố mà phụ huynh của các trƣờng quốc tế quan tâm.

- Các yếu tố trong mơ hình hồi quy chỉ giải thích đƣợc 60.1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, điều này cho thấy còn các yếu tố khác chƣa đƣợc đƣa vào nghiên cứu. Vì vậy, đây là cơ hội nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.

5.4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Từ những hạn chế của đề tài, tác giả đề xuất một số hƣớng nghiên cứu tiếp theo:

- Khảo sát trên địa bàn rộng hơn để có cái nhìn bao qt hơn về thị trƣờng mẫu giáo.

- Khảo sát thêm đối với phụ huynh tại các trƣờng mẫu giáo quốc tế, đối tƣợng mà đề tài này chƣa có điều kiện tiếp cận.

- Mơ hình chỉ giải thích đƣợc 60.1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, nhƣ vậy còn 39.9% các yếu tố khác ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh chƣa đƣợc phát hiện. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo cần khảo sát định tính sâu hơn để nâng cao mức độ giải thích của mơ hình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ Trường mầm non.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2012/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

3. Huỳnh Thiện Thanh Thảo (2011), Thách thức xã hội hóa giáo dục mầm non

trường hợp thành phố Biên Hòa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

4. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – Thiết kế và thực hiện, NXB Lao động Xã hội.

6. Nguyễn Ngọc Duy Hoàng (2011), Nghiên cứu các yếu tố chính tác động đến

quyết định mua sắm của khách hàng tại hệ thống CO.OPMART, Luận văn

thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

7. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội dịch.

8. Vũ Nhân Vƣơng (2012), Đo lường sự hài lòng của phụ huynh học sinh mầm

non tại TP.HCM đối với chất lượng giáo dục mầm non, Luận văn thạc sĩ, Đại

Tiếng Anh

9. Chia-Yin Hsieh, (2008), Parental Choice of Preschool in Taiwan,

Unpublished PhD Thesis, The University of Bath.

10. Kathryn E.Grogan, (2011), Parents’ choice of pre-kindergarten: a

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh tại TPHCM , (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)