Vốn con người: 27-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân tái định cư sau khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng dự án đường xuân diệu, thành phố quy nhơn (Trang 42 - 57)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Các nguồn vốn sinh kế của người dân:

4.1.1. Vốn con người: 27-

Giới tính: Tổng số hộ gia đình điều tra là 25 hộ, số nhân khẩu khẩu là 140 người, trong đó nam 77 người, chiếm 55%, nữ 63 người, chiếm 45%.

Bảng 1: Bảng thống kê giới tính nhân khẩu học

Giới tính Nhân khẩu Tỷ lệ

Nam 77 55%

Nữ 63 45%

Tổng nhân khẩu 140 100%

Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016

Quy mơ hộ gia đình: Hộ gia đình có từ 04 nhân khẩu trở xuống chiếm 56,3%: Là những hộ gia đình thuộc diện chủ hộ có nghề nghiệp cán bộ nhân viên, tuổi đời cặp vợ chồng chưa đến tuổi 40 hay cặp vợ chồng mới lập gia đình.

Hộ gia đình có từ 5 đến 6 nhân khẩu chiếm 16%: Là những hộ gia đình thuộc diện chủ hộ có chồng tham gia đánh bắt, đi bạn và vợ buôn bán cá, lao động phổ thông.

Hộ gia đình có từ 7 nhân khẩu trở lên: Là những hộ gia đình thuộc diện chủ hộ có đơng con hoặc gia đình có nhiều thế hệ đang sinh sống nhưng chưa có điều kiện ở riêng.

Nhìn chung quy mơ hộ gia đình có số nhân khẩu q đơng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng sống, điều kiện học hành và nghề nghiệp con em trưởng thành không được đảm bảo.

Bảng 2: Bảng tổng hợp quy mơ hộ gia đình

Quy mơ hộ gia đình Số hộ Tỷ lệ

Hộ gia đình có 04 nhân khẩu trở xuống 14 56.3%

hộ gia đình có từ 5 đến 6 nhân khẩu 4 15%

Hộ gia đình có từ 7 nhân khẩu trở lên 7 28.7%

Tổng cộng 25 100%

Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016

Hình 2: Tỷ lệ quy mơ hộ gia đình

56.30% 15%

28.70%

Quy mơ hộ gia đình

Hộ gia đình có từ 4 nhân khẩu trở xuống Hộ gia đình có từ 5 đến 6 nhân khẩu Hộ gia đình có từ 7 nhân khẩu trở lên Trình độ học vấn: Trình độ học vấn ở khu vực này thì khá thấp, có đến 31% nhân khẩu học Mẫu giáo - tiểu học, chỉ có 13% nhân khẩu đã học xong Trung cấp, Cao đẳng - Đại học, cịn lại 15% nhân khẩu có trình độ PTTH.

Theo quan sát, những gia đình mà chủ hộ hoặc những người con lớn trong gia đình có trình độ học vấn cao thì những thành viên khác nhỏ tuổi hơn sẽ có trình độ học vấn cao hơn so với hộ gia đình chỉ học đến cấp THCS.

Do đa số nhân khẩu các hộ gia đình có ngành nghề làm biển cùng với trình độ học vấn hạn chế nên khi muốn chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực mới thì rất khó khăn do thiếu kỹ năng lao động.

Từ kết quả phân tích trên thì có thể thấy được trình độ học vấn hạn chế của ngư dân là rào cản ngăn cản sự phát triển của chính gia đình họ.

Bảng 3: Trình độ học vấn của ngư dân

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ MG-TH 44 31% THCS 57 41% THPT 21 15% TC 8 6% CĐ-ĐH 10 7% Tổng 140 100%

Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016

Thực trạng học vấn của con em ngư dân: Theo kết quả điều tra trực tiếp của 25 hộ gia đình với 140 nhân khẩu, trong đó có 40 em thuộc diện đang đi học thì có tới 5/40 em phải bỏ học giữa chừng, chiếm tỷ lệ 12,5%. Một con số bất thường báo động sự thiếu quan tâm giáo dục của bậc cha mẹ đến chuyện học hành của con cái..

Bảng 4: Thống kê thực trạng học vấn của con em trong độ tuổi đến trường

Học sinh Số lượng Tỷ lệ

Đang đi học 35 87,5%

Bỏ học 5 12,5%

Tổng cộng 40 100%

Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016 Độ tuổi: Độ tuổi ngư dân trong độ tuổi lao động có tỷ lệ khá cáo, chiếm 70%. Trong đó độ tuổi có sức khỏe lao động tốt được thị trường lao đồng chấp thuận có tỷ lệ cao nhất, chiếm 46%, còn lại độ tuổi từ 0 tuổi đến 18 tuổi chiếm tỷ lệ 25% và 5% là tỷ lệ của người dân trên 60 tuổi.

Bảng 5: Bảng phân loại tỷ lệ nhóm tuổi của hộ dân

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ Từ 0 tuổi đến 18 tuổi 35 25% Từ 19 tuổi đến 45 tuổi 64 46% Từ 46 tuổi đến 60 tuổi 34 24% Trên 60 tuổi 7 5% Tổng nhân khẩu 140 100%

Hình 4: Tỷ lệ nhóm tuổi của nhân khẩu

Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của ngư dân được phân bổ chủ yếu vào các lĩnh vực liên quan đến nghề biển như: Tham gia đánh bắt, đi bạn, buôn bán, dịch vụ hậu cần chiếm 48%. Số lượng lao động trí thức chiếm 11%, lao động phổ thơng và ngành nghề khác chiếm 22%, cịn lại đối tượng đang trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm chiếm tỷ lệ cao 19%.

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy được tình hình chuyển đổi nghề nghề nghiệp của ngư dân vẫn chưa được cải thiện, ngư dân vẫn tiếp tục bám biển. Một số hộ gia đình đã chuyển hẳn cơng việc liên quan đến biển để chuyển sang làm việc trên đất liền nhưng chưa tìm được cơng việc phù hợp hoặc mức lương thấp không đủ sống, chất lượng nghề không đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng, cơng việc mang tính thời vụ nên đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

Bảng 6: Phân bố nghề nghiệp của 04 nhóm hộ Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ Chủ thuyền 12 11% Đi bạn 24 22% Buôn bán 16 15% Cán bộ nhân viên 12 11% Công nhân 20 18% Ngành nghề khác 4 4% Thất nghiệp 21 19% Tổng cộng 109 100%

Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016

Hình 5: Tỷ lệ cơ cấu ngành nghề của ngư dân

Sức khỏe: Thông qua phiếu điều tra khảo sát nhiều hộ gia đình thì mới thấy hồn cảnh của ngư dân lắm nỗi cơ cực về nghề nghiệp. Họ ra đời làm việc khi tuổi đời còn rất trẻ (từ 15 tuổi trở đi), làm việc trong môi trường nắng mưa, giờ giấc, ăn uống thất thường nên đã bào mòn sức khỏe của họ qua năm tháng đến khi về già thì sức khỏe của họ suy kiệt.

Ý thức chấp hành của ngư dân trong vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Theo kết quả điều tra, thu thập số liệu tại địa bàn của 25 hộ gia đình thì tỷ lệ sinh con thứ 2 trở lên chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng số hộ gia đình đang sinh sống tại khu tái định cư này được thể hiện thông qua bảng 7.

Bảng 7: Bảng điều tra tỷ lệ sinh đẻ của hộ gia đình

Đơn vị tính: Hộ gia đình

S T T

Hộ gia đình

Tỷ lệ sinh đẻ của hộ dân trước thời điểm TĐC- 2011

Tỷ lệ sinh đẻ của hộ dân sau thời điểm TĐC - 2016 Kết quả điều tra Tổng số hộ khảo sát Tỷ lệ Kết quả điều tra Tổng số hộ khảo sát Tỷ lệ 1 Hộ gia đình sinh từ 1 đến 2 con 3 25 12% 11 25 44% 2 Hộ gia đình sinh 3 con 20 80% 13 52% 3 Hộ gia đình sinh từ 4 con trở đi 2 8% 1 4%

Hình 6: Tình hình sinh đẻ của hộ gia đình trước và sau TĐC

Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016

Qua số liệu thu thập từ bảng trên cho ta thấy tỷ lệ sinh đẻ của ngư dân trước thời điểm tái định cư có tỷ lệ sinh khá cao, số hộ gia đình thực hiện theo chương trình kế hoạch hóa gia đình đạt tỷ lệ thấp (12%), trong khi đó số hộ gia đình có tỷ lệ sinh vượt kế hoạch chiếm tỷ lệ cao (80%), số hộ sinh 4 trở lên cũng khá cáo chiếm 8%.

Tỷ lệ sinh cao của ngư dân còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Truyền thống sinh con đông đã ăn sâu vào nhận thức của ngư dân xứ biển qua nhiều thế hệ, nhu cầu có con trai nối dõi và sinh thêm con của các cặp vợ chồng vùng biển luôn ở mức cao và có chiều hướng gia tăng. Số trẻ em sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu năng về trí tuệ, suy dinh dưởng đang có chiều hướng gia tăng, bởi phần lớn phụ nữ chuẩn bị kết hôn hoặc trước khi sinh con chưa được tư vấn và khám phụ khoa để ngăn ngừa bệnh tật, chế độ dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ chưa được quan tâm đúng mức do hồn cảnh gia đình khó khăn vì phải lo cho nhiều nhân khẩu trong gia đình.

Do điều kiện làm việc trên biển dài ngày (mỗi chuyến đi thường kéo dài cả tháng) nên việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, trong đó dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thực hiện các biện pháp tránh thai còn hạn chế nên chuyện vỡ kế hoạch đối với ngư dân xứ biển là chuyện thường ngày.

Diễn biến tỷ lệ sinh đẻ của hộ dân sau khi được Nhà nước bố trí khu tái định cư:

Tỷ lệ 44% hộ gia đình sinh từ 1 đến 2 con là một dấu hiệu đáng mừng cho ngư dân vì họ nhận thức được tầm quan trọng của việc sinh đẻ KHH - GĐ sẽ góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao trình độ dân trí và thu nhập để chăm lo sức khỏe gia đình, đầu tư con cái trong chuyện học hành với mong muốn con cái trưởng thành có được nghề nghiệp ổn định.

Tỷ lệ 52% hộ gia đình sinh 3 con có khuynh hướng giảm so với thời điểm trước tái định cư (năm 2011) và tỷ lệ 4% hộ gia đình sinh 4 đã giảm hơn rất nhiều so với thời điểm ngư dân còn định cư chỗ cũ.

Những thành quả đạt được nêu trên là sự nỗ lực khơng ngừng của các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền vận động phụ nữ tham gia chương trình KHH- GĐ đến từng khu vực.

Ngư dân được sống và sinh hoạt trong môi trường sinh hoạt của những hộ gia đình có trình độ văn hóa, nếp sống văn hóa lành mạnh, đời sống vật chất tinh thần luôn được cải thiện đã tác động đến nhận thức của rất nhiều hộ gia đình định cư ở đây. Để thay đổi cuộc sống hiện tại với mn vàng khó khăn nên nhiều ngư dân đang dần dần thay đổi lối sống, biết chăm lo sức khỏe bản thân và tích góp tài chính để đầu tư vào chuyện học hành cho con em được tốt hơn.

Từ khi chuyển về khu tái định cư mới thì có rất nhiều biến động lớn về mơi trường sống, văn hóa ứng xử, chuyển đổi nghề nghiệp từ nghề biển sang các ngành nghề lao động phổ thông, biển mất mùa, giá bán thủy, hải sản bị ép giá nên đời sống ngư dân gặp nhiều khó khăn với nhiều khoản chi như: chi phí sinh hoạt hằng ngày, học phí, tiền điện, nước, rác thải sinh hoạt và các khoản phí khác. Trong khi đó thu

nhập chính của ngư dân có được từ hoạt động đánh bắt và làm thuê cho các chủ thuyền lớn không đủ xoay trở cho cuộc sống của cả gia đình.

Từ những khó khăn nêu trên thì giải pháp tốt nhất và thiết thực nhất của rất nhiều ngư dân là việc thực hiện KHH-GĐ để giảm tỷ lệ sinh nhằm cắt giảm các khoản chi. Đồng thời tăng gia sản xuất để cải thiện cuộc sống.

Tình hình di dân, di cư của ngư dân sống tại khu TĐC Xóm Tiêu: Năm 2011, khu tái định cư Xóm Tiêu tiếp nhận 896 hộ dân thuộc diện giải tỏa trắng dự án Đường Xuân Diệu.

Trải qua hơn 05 năm thì tình hình định cư của ngư dân tại phường Quang Trung đang có sự biến động lớn theo chiều hướng tiêu cực.

Qua kết quả thu thập được thì số hộ dân cịn lại sống tại khu tái định cư chỉ còn 720/896 hộ dân. Tỷ lệ hộ dân rời bỏ khu tái định cư chiếm tỷ lệ khá cao 19,65% trong thời gian hơn 5 năm. Đây được xem như tín hiệu bất thường thể hiện sự bất cập trong chính sách BT, HT & TĐC của ngư dân và các chính sách khác liên quan nhằm ổn định đời sống của ngư dân.

Thơng qua tìm hiểu về sinh kế ngư dân thì mới hiểu được rất nhiều nỗi vất vả, cơ cực của nhiều hộ dân đang bám trụ ở lại và kể cả hộ gia đình rời bỏ khu tái định cư để đến nơi ở mới để lập nghiệp.

Hình 7: Tình hình di dân, di cư của hộ gia đình 896 896 720 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Năm 2011 Năm 2016

Tình hình di dân, di cư của ngư dân

Nguồn: Điều tra nhân khẩu học do khu vực trưởng cung cấp, năm 2016

Một thực trạng đang diễn ra tại khu tái định cư là tình trạng bán nhà, thuê nhà trái phép bất chấp sự ngăn cản của cơ quan chính quyền thành phố. Qua trao đổi với chính quyền khu vực, những người dân nơi đây đã giải bày hết lý do vì sao ngư dân lại lâm vào hồn cảnh cơ cực bởi các nguyên do sau:

Hộp thông tin 1: Nan giải trong việc tìm kiếm việc làm và các vấn đề tiêu cực phát sinh khi thu nhập ngư dân bị giảm sút

Trước tái định cư: Người dân tham giao tham gia vào thị trường lao động ở các

lĩnh vực như: hoạt động đánh bắt xa bờ và gần bờ, đi bạn, bốc xếp, khuân vác… phụ nữ tham gia mua bán cá hoặc gánh cá thuê, giặt rổ... ngày kiếm cũng được vài chục ngàn đồng, đủ xoay xở trong nhà.

Sau tái định cư: Do thiếu việc làm khi giá xăng dầu lên cao, biển lại đói, đi

khơng đủ chi nên ghe xa bờ đành nằm gần bờ nên một số người tranh thủ chạy thêm xe ơm, thanh niên thì xin vào làm cơng nhân chế gỗ nhưng do trình độ văn hóa thấp, lại khơng quen làm việc bó buộc, nên rất ít người được nhận vào làm.

Để giải quyết những vấn đề đặt ra của khu tạm cư như hiện nay, trước hết cần phải giải quyết tình trạng thiếu việc làm. Nghề biển đang đối mặt với nhiều khó khăn, bởi vậy cần phải tạo điều kiện để người dân sớm ổn định, giúp họ có cơ hội chuyển nghề, tránh tình trạng "nhàn cư vi bất thiện". Đồng thời từng bước nâng cao dân trí, thay đổi dần nếp sinh hoạt của người dân.

Đánh giá về sự thay đổi vốn con người trước và sau thời điểm tái định cư: Nhìn chung từ khi chuyển về nơi ở mới thì quan điểm của nhiều hộ dân có sự đổi thay theo chiều hướng tích cực. Do khó khăn về kinh tế nên nhiều gia đình có ý thức, trách nhiệm hơn về KHH-GĐ nên tỷ lệ sinh đẻ có khuynh hướng giảm, quan điểm về chuyện sinh con trai cũng dần dần xóa bỏ, trình độ học vấn của con em từng bước được cải thiện, tỷ lệ bỏ học giữa chừng có chiều hướng giảm so với trước tái định cư.

Sức khỏe của người dân tốt hơn trước TĐC: Họ có ý thức hơn về chuyện chăm lo sức khỏe của bản thân và chính gia đình của họ, tỷ lệ hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 85%/tổng hộ dân tại khu TĐC, số hộ còn lại chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm vì kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.

Đánh giá mặt kỹ năng của con người:

Nghề nghiệp: Trước đây người dân đã quen làm việc với giờ giấc tự do, ít chịu sự ràng buộc quản lý. Kể từ khi họ chuyển đổi ngành nghề từ làm việc trên biển sang lao động phổ thơng tại các nhà máy, xí nghiệp, tổ chức doanh nghiệp… thì họ chịu khó tiếp thu những kỹ năng nghề và chịu sự quản lý của cấp trên nhằm giúp họ có cơng việc ổn định.

Người dân tại khu TĐC mới có thái độ ứng xử cởi mở, tự tin hơn trong giao tiếp vì họ được bố trí trong khu dân cư có nhiều tầng lớp tri thức đang sinh sống nhằm giúp họ tiếp thu được những kiến thức mới, kinh nghiệm sống để áp dụng vào chính gia đình của họ.

Người dân ln khao khát, quyết tâm vươn lên với mong muốn cuộc sống sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân tái định cư sau khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng dự án đường xuân diệu, thành phố quy nhơn (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)