CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Đánh giá hoạt động chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân:
4.2.1. Nghề nghiệp của ngư dân trước tái định cư:
Nghề biển đã gắn liền với ngư dân qua nhiều thế hệ. Để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống thì nhiều hộ gia đình đã định hướng con em của mình khi trưởng thành phải nối tiếp nghề của cha ông để lại.
Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi chủ hộ gia đình nên việc chọn lựa nghề nghiệp của ngư dân cũng chủ yếu xoay quanh các công việc liên quan đến nghề biển như:
Một số ít hộ gia đình có điều kiện khá giả, có khả năng huy động vốn vay thì có điều kiện tham gia đánh bắt xa bờ nhằm tăng thêm thu nhập, đồng thời tạo công ăn việc làm cho công dân sống trong cộng đồng.
Theo tìm hiểu thì có trên 80% ngư dân chọn lựa hoạt động đánh bắt gần bờ để làm phương tiện mưu sinh hằng ngày. Do khơng có tài sản thế chấp nên ngư dân rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay từ phía chính quyền nên họ sử dụng tài sản tích
góp được qua nhiều năm làm thuê để đóng ghe cơng suất nhỏ, ngư lưới cụ để duy trì nghề truyền thống, cũng như tạo cơng ăn việc làm cho chính bản thân.
Một số ngành nghề phụ khác được nhiều hộ gia đình ngư dân chọn lựa như là nghề mưu sinh như: nghề buôn bán cá, gánh cá thuê, khuân vác cho các chủ thuyền…
Bên cạnh đó thì ngành nghề lao động phổ thơng cũng được ngư dân chọn lựa nhằm cải thiện thêm thu nhập như: phục vụ quán ăn, dọn dẹp vệ sinh cho nhà hàng, khách sạn, may mặc, chế biến thủy sản đông lạnh, sữa chửa tàu thuyền…
Đánh giá triển vọng nghề nghiệp: Đa số ngành nghề được ngư dân chọn lựa có rất ít triển vọng phát triển nghề nghiệp, thành phần lao động chính làm việc trực tiếp trên biển ln tìm ẩn nhiều rủi ro về người và tài sản khi có sự cố xảy ra. Đối với tầng lớp lao động phổ thơng thì họ bỏ sức lao động của mình để làm những công việc giản đơn khơng địi hỏi có kinh nghiệp, trình độ nên mức thu nhập mà họ nhận được rất thấp nhưng họ phải đánh đổi sức khỏe của họ về sau.
Nhìn chung sự phân bố nghề nghiệp của ngư dân tập trung xoay quanh lĩnh vực nghề biển là chính, có rất ít lao động được kinh qua đào tạo nên nhiều hộ gia đình ngư dân rất e ngại đến việc chuyển đổi nghề nghiệp.
4.2.2. Nghề nghiệp của ngư dân sau tái định cư:
Một số ngành nghề được ngư dân chọn lựa làm phương thức sinh kế tại khu tái định cư mới:
Nghề đánh bắt được phân thành 03 loại: đánh bắt xa bờ, trung bờ và gần bờ. Nghề đi biển (đi bạn): Do khơng có điều kiện về vốn để mua sắm tàu thuyền và các ngư cự đánh bắt cá nên họ đành phải làm thuê cho các chủ tàu.
Buôn bán: đa số ngư dân tham gia bn bán cá, số ít hộ bn bán cafe, qn ăn, tạp hóa, quán nhậu...
Công nhân: làm việc tại các nhà máy sản xuất gỗ, công ty chế biến thủy hải đông lạnh, công ty may mặc...
Thợ máy: làm việc tại các cơ sở sửa chữa tàu thuyền. Tạp vụ bán thời gian: rau chùi, vệ sinh nhà cửa.
Nhìn chung tỷ lệ nghề nghiệp của hộ dân sau TĐC có sự chuyển biến về ngành nghề như: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia đánh bắt, đi bạn, buôn bán cá có khuynh hướng giảm, trong khi đó tỷ lệ cơng nhân, lao động phổ thông và nạn thất nghiệp có xu hướng tăng.
4.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp của người dân sau tái định cư:
Ngư trường đánh bắt gần bờ bị chính ngư dân khai khác quá mức làm cạn kiệt nguồn lợi thủy, hải sản cùng với sự biến đổi khí hậu, ơ nhiểm mơi trường, rủi ro tai nạn có chiều hướng gia tăng nên thu nhập từ hoạt động đánh bắt bị giảm sút nên nhiều hộ dân đã tìm kiếm cơng việc khác thay thế nhằm duy trì thu nhập.
Do chợ mới tại khu TĐC quá chật hẹp nên không đáp ứng cho nhu cầu giao thương, buôn bán của phụ nữ nên có trên 30% hộ gia đình đã chuyển sang các lĩnh vực khác như: công nhân, giúp việc nhà, nhận hàng gia cơng, cửa hàng ăn uống, tạp hóa…nhằm tăng thêm thu nhập, đồng thời giải quyết được thời gian nhàn rỗi.
Tầng lớp thanh niên, thiếu nữ đang trong độ tuổi lao động đã nhận thức nỗi vất vả, cơ cực của nghề biển nên đã tham gia các khóa đào tạo nghề như: Cơ khí, mộc, xây dựng, điện dâng dụng, may mặc, uống tóc, nghiệp vụ nhà hàng… nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhập cho chính bản thân mình để giảm gánh nặng cho gia đình.