Theo ơng Nguyễn Tự, trình độ học vấn, nhận thức thấp là rào cản rất lớn đối với những lao động sau giải tỏa khi các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, resort phần lớn địi hỏi trình độ học vấn từ lớp 12 trở lên, đối với lao động phổ thơng thì ít nhất phải có bằng THCS. Với những nghề nghiệp không kén bằng cấp như cắt cỏ, quét dọn... thì lại bị người dân chê vì “thấp kém”, khơng mang lại thu nhập cao. Sự không gặp nhau giữa yêu cầu về trình độ học vấn của người sử dụng lao động, khả năng cũng như tâm lý chê việc của người lao động khiến nhiều hộ sau tái định cư chưa thể có thu nhập bền vững, dẫn đến thực trạng đáng lo là các cơ sở sản xuất thường tuyển lao động từ nơi khác đến chứ không sử dụng được lao động trên địa bàn thành phố.
Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016
Đào tạo nghề giúp ngư dân vững tin bám biển:
Nghiệp sông nước trước nay vẫn được ngầm định là nghề “cha truyền con nối”. Nhưng khi ngư trường ngày càng rộng mở, tàu thuyền ngày càng được đầu tư hiện đại và thiên nhiên trên biển nhiều bất trắc, nếu ngư dân chỉ có kinh nghiệm sẽ khơng thể tự tin trong mỗi chuyến xa bờ. Để nâng cao trình độ, kỹ năng xử lý khi đi biển cho ngư dân, các lớp đào tạo nghề đã được mở nhằm trang bị, củng cố niềm tin để họ an tâm bám biển. Do vậy việc đào tạo nghề cho thuyền trưởng, máy trưởng là
vững tin hơn khi đánh bắt xa bờ và quan trọng hơn là việc cấp chứng chỉ hành nghề cho ngư dân là cơ sở pháp lý để hành nghề, giúp anh em thuận lợi hơn khi khai thác ở ngư trường rộng lớn nhằm gia tăng thu nhập từ công việc đi bạn với các chủ thuyền lớn. Đồng thời ngư dân có thể tham gia thị trường xuất khẩu lao động trong hoạt động đánh bắt xa bờ khi nhu cầu tuyển dụng cho thuyền trưởng ở nước ngồi có xu hướng ngày càng gia tăng vì lao động ở Việt Nam có phí nhân cơng rẻ so với các nước trong khu vực lân cận.
Lợi ích của việc đào tạo:
Ngư dân được trang bị kiến thức về kỹ năng lái tàu, tìm hiểu ngư trường khai thác, cách khắc phục, sửa chữa máy tàu khi gặp sự cố; phương pháp cứu hộ, cứu nạn trên biển; bảo quản hải sản an tồn. Đặc biệt, ngư dân cịn được cung cấp cơ bản kiến thức về Luật Biển, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, quốc tế.
Ngư dân qua đào tạo khơng cịn lệ thuộc nhiều vào đất liền khi tàu bị sự cố máy móc. Khơng những thế, việc đào tạo này đã giúp ngư dân tiết kiệm chi phí nhiên liệu, kéo dài thời gian đánh bắt trên biển, nắm vững các kỹ thuật bảo quản thủy sản… nên hiệu quả kinh tế mỗi chuyến ra khơi được nâng lên.
Toàn bộ ngư dân vui mừng, phấn khởi khi được các cấp chính quyền tạo điều kiện cho họ được tham gia khóa đạo tạo trên. Những ghi nhận của ngư dân về hiệu quả của chương trình thơng qua buổi trò chuyện với các chủ thuyền và người đi biển.
Hộp thông tin 5: Những phấn khởi của ngư dân được tham gia khóa đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng
Chủ tàu cá Đặng Văn Nghi, Đỗ Thanh Hy, Nguyễn Văn Hải ở khu vực 8, phường Quang Trung thì cho rằng: “Được đào tạo miễn phí nghề thuyền trưởng, bản thân họ đã nắm bắt được nhiều kiến thức quan trọng để áp dụng khi lái tàu ra khơi hành nghề. Qua khóa học giúp họ được trang bị kiến thức máy móc nên có thể tự khắc phục hoặc sửa chữa tạm khi tàu bị sự cố. Bên cạnh đó khóa học cịn hướng dẫn cách đánh bắt, né, tránh tàu, điều khiển tàu sao cho tiết kiệm dầu, cách bảo quản hải sản trên tàu... Ngồi ra, họ cịn được hướng dẫn về Luật Biển, Luật
Hàng hải để tránh nguy hiểm khi đánh bắt ngoài khơi. Nhờ được học các kiến thức bổ ích mà anh em chúng tôi yên tâm ra biển hơn và thực hiện đánh bắt có hiệu quả”.
Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016
4.4.3. Chính sách cho vay tín dụng:
Thơng qua các gói tín dụng cho vay ưu đãi với lãi suất thấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, nâng cơng suất tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ và lắp đặt các thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.
Ngư dân được vay tín dụng lên đến 90% tổng giá trị con tàu bằng vỏ sắt với thời hạn 10 năm, vay đến 70% tổng giá trị con tàu bằng gỗ với thời hạn vay 7 năm cùng với mức lãi suất hỗ trợ ưu đãi 4%/năm, phần lãi suất còn lại sẽ được ngân sách trung ương và chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ phần lãi suất chênh lệch.
4.4.4. Một số chính sách khác:
Chính sách hỗ trợ nhiên liệu cho ngư dân có thuyền vươn khơi bám biểm: Chính quyền hỗ trợ cho mỗi ngư dân 4 chuyến biển/tàu cá/năm, mức hỗ trợ
nhiên liệu tùy thuộc vào cơng suất của tàu.
Chính sách bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm nghề nghiệp thuyền viên:
Để hỗ trợ ngư dân khắc phục thiệt hại, tăng cường bám biển sản xuất. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc quy định mức hỗ trợ dân sinh, hỗ trợ sản xuất, tàu thuyền thiệt hại do thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh gây ra.
Chính quyền hỗ trợ 100% phí bảo hiểm thuyền viên; 70% phí bảo hiểm thân tàu cho tàu có cơng suất từ 90CV đến dưới 400CV, 90% phí bảo hiểm thân tàu cho tàu có cơng suất từ 400CV trở lên). (Nguồn: Văn bản điều hành UBND tỉnh Bình Định (2016), chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển).
Chính sách hỗ trợ cho ngư dân khi gặp rủi ro tai nạn trên biển:
các đối tượng là con dưới 18 tuổi, người thân (vợ/chồng, bố, mẹ, ông, bà) trên 60 tuổi sống phụ thuộc.
Tàu, thuyền được huy động hoặc tự nguyện tham gia cứu nạn người, tàu, thuyền bị rủi ro trên biển được hỗ trợ 100% chi phí nhiên liệu.
Bên cạnh đó thì Nhà nước đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục cần thiết cho cảng cá loại I, các khu neo đậu tránh bão; đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh bão ở các đảo.
(Trích nguồn: Trang văn bản chỉ đạo UBND tỉnh Bình Định)
4.5. Phân tích các nhân tố thuận lợi và cản trở người dân trong tiếp cận các nguồn lực:
4.5.1. Những nhân tố thuận lợi:
Những ngành nghề ngư dân chọn lựa dựa trên kinh nghiệm được đúc kết từ cha truyền con nối như lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản. Qua nhiều năm vươn khai bám biển đã giúp cho ngư dân bổ sung nhiều kiến thức hữu ích về ngư trường, cách thức đánh bắt cá hiệu quả, ứng phó diễn biến ngư trường đang có xu hướng bất thường như thiên tai đã ảnh hưởng không nhỏ đến tài sản và kể cả tính mạng ngư dân.
Được sự hỗ trợ của chính quyền trong việc cho vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh đã giúp ngư dân có điều kiện nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền, mua sắm trang thiết bị cần thiết. Khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ nhằm gia tăng trữ lượng đánh bắt và thu nhập tăng lên.
Được sự qua tâm của các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, cấp chứng chỉ hành nghề giữ họ vững tin hơn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp.
4.5.2. Những nhân tố cản trở:
Trình độ dân trí thấp là một trong những nguyên nhân chính trong việc chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân gặp nhiều bất lợi. Do học vấn thấp nên ngư
dân không muốn tham gia vào các lớp đào tạo nghề vì họ trăn trở nghề mới có mang lại cơng việc và thu nhập ổn định hơn sơ với nghề trước đây.
Để hồn thành khóa đào tạo thì người học nghề phải mất thời gian lên lớp vài tháng, ngư dân phải tạm ngưng công việc cũ nên thu nhập bị mất đi dẫn đến đời sống gia đình cũng gặp nhiều khó khăn với biết bao các khoản chi thường xuyên mà họ phải chi trả.
Đa số các hộ dân tại khu tái định cư mới có nghề nghiệp và thu nhập khơng ổn định và thấp hơn mức thu nhập của người dân thị thành, cùng với lối sống bng thả ít quan tâm đến ngày mai nên tài sản tích lũy của họ rất ít đơi khi khơng có.
Thời gian nhàn rỗi của ngư dân quá nhiều, mỗi năm ngư dân làm việc trực tiếp trên biển chỉ mất khoảng 9 tháng, phụ nữ tham gia lĩnh vực bn bán cá thì mỗi ngày chỉ mất khoảng 5 giờ lao động trong ngày. Họ sử dụng khoản tiết góp dành dụm được để trang trải cho chi tiêu sinh hoạt vào mùa mưa bão nên khả năng khả năng tích lũy vốn tái chính của ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Chính con người đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản do nạn đánh bắt bằng xung kích, chất nổ mìn, hóa chất độc hại. Do vậy nguồn thủy sản giảm qua từng năm làm cho thu nhập ngư dân ngày một sụt giảm.
Lực lượng tham gia đánh bắt gần bờ quá đông trên cùng một ngư trường nên lượng thủy sản được chia đều bình quân cho mỗi chủ hộ sau đợt đánh bắt gần bờ có sản lượng thấp hơn trước đây.
Việc ép giá của chủ thu mua hải sản khi ngư dân được mùa cá nhưng mất mùa giá.
Do thiếu vốn trang thiết bị công nghệ hiện đại để bảo quản cá theo đúng quy trình nên chất lượng cá có phần giảm sút nên giá thu mua giảm làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân.
Nhân khẩu đông là một trong những yếu tố gây cản trở đến sự phát triển kinh tế của chủ hộ. Họ phải chi nhiều khoản chi phí trong khi mức thu nhập họ nhận được chưa tương xứng với thành quả lao động.
Việc bố trí khu tái định cư trong nội thị cách khu neo đậu tàu thuyền của ngư dân khoảng 4km nên phát sinh chi phí đi lại bằng phương tiện cá nhân.
Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, ngôi chợ hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu buôn bán và sinh hoạt của ngư dân. Một số hộ gia đình đã chuyển đổi nghề nghiệp từ buôn bán sang lao động phổ thông nhưng công việc bấp bênh.
Sự khan hiếm của nhân công lao động (nghề đi bạn), thời gian cho cuộc hành trình đánh bắt xa bờ kéo dài ngày hơn lúc trước nên chi phí nhân cơng và nhiên liệu tăng theo.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:
Qua q trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá sinh kế của hộ dân sau khi Nhà nước thu hồi đất ở để xây dựng Dự án đường Xuân Diệu. Có thể rút ra một số kết luận sau:
Thu nhập của hộ gia đình được cải thiện qua từng năm. Tuy nhiên mức thu nhập vẫn còn tăng chậm và thấp hơn với mức thu nhập của người dân thành thị. Trước sự biến động bất lợi về ngư trường khai thác, chất lượng và giá cả thu mua có khuynh hướng giảm vì khi được mùa cá thì bị các chủ thu mua hải sản ép giá. Cùng với sự gia tăng nhiên liệu đầu vào, khan hiếm nhân công lao động (người đi bạn), cung - cầu lao động phổ thơng, chi phí sinh hoạt và các khoản phát sinh có xu hướng tăng nên việc cân đối thu chi của nhiều hộ gia đình rơi vào hồn cảnh khó khăn do thu không bù đắp chi nên đã dẫn đến sự xáo trộn về đời sống như: Do khơng có việc làm nên nhiều hộ dân đã bán nhà đi nơi khác lập nghiệp mà khơng biết tương lai cuộc sống gia đình của họ sẽ đi về đầu? Trên 80% số hộ gia đình kiên trì bám trụ tại khu TĐC đang đối diện rất nhiều khó khăn, thử thách đang gặp phải như: Thiếu vốn tài chính, tình trạng thiếu việc làm đối với tầng lớp thanh niên và phụ nữ, tỷ lệ con em bỏ học giữa chừng có xu hướng gia tăng.
Chất lượng nghề của ngư dân: Hầu hết hộ gia đình tham gia ngay vào thị trường lao động phổ thông mà chưa qua đào tạo nên chất lượng nghề và thu nhập của ngư dân được các tổ chức tiếp nhận và trả lương thấp hơn so với tầng lớp lao động đã qua đào tạo nghề. Sự thiệt thòi về nghề nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập và cơ hội thăng tiến của họ trong tương lai.
Sự chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân chưa có tín hiệu tích cực là do chính quyền thành phố chưa quan tâm đến chính sách đào tạo nghề và giới thiệu việc làm để giúp người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm nhằm nâng cao thu nhập. Nguyên nhân cốt lõi và sâu xa hơn là người dân thiếu tinh thần, ý thức và thói quen trong hoạt động nghề nghiệp của mình được thể hiện qua các điểm sau:
- Do trình độ học vấn của ngư dân vẫn còn hạn chế nên họ rất ngại tham gia vào các khóa đào tạo nghề nhằm che dấu điểm yếu của bản thân. - Người lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp làm việc phải
tuân thủ các nội quy về giờ giấc, chấp hành sự phân công của lãnh đạo trực tiếp. Trong khi đó người dân xứ biển đã quen làm việc với giờ giấc tự do, không chịu sự quản lý của tổ chức nên doanh nghiệp ít có thiện cảm trong việc tiếp nhận người lao động có nghề nghiệp làm biển và ngư dân ít mặn mà với cơng việc mới nên đa số họ sau một thời gian ngắn làm việc cho doanh nghiệp thì quay trở lại nghề biển.
- Nghề biển vẫn được xem như nghề: “Cha truyền con nối”, thế hệ sau được các thế hệ trước truyền đạt kinh nghiệm nên đại đa số con em ít có nhận thức về tầm quan trọng để nâng cao trình độ học vấn và định hướng nghề nghiệp.
Sự bất cập trong ban hành chính sách của chính quyền nhằm khơi phục thu nhập và ổn định đời sống:
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Trên 90% hộ dân xây dựng nhà trái phép dọc bờ biển vẫn được Nhà nước hỗ trợ cấp đất, nhà TĐC để họ sớm ổn định cuộc sống. Chính sách rất được người bị ảnh hưởng hoan nghênh ủng hộ. Tuy nhiên do chính quyền thiếu kinh phí và quỹ đất hạn hẹp nên cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên chưa xây dựng ngôi chợ mới để đáp ứng nhu cầu giao thương buôn bán và sinh hoạt được thuận tiện.
Chính sách đào tạo nghề: Chỉ đào tạo nghề cho ngư dân tham gia hoạt động đánh bắt xa bờ, chưa mở lớp đào tạo nghề cho ngư dân có điều kiện muốn chuyển đổi nghề nghiệp. Trong giai đoạn hậu tái định cư thì chưa có tổ chức chính quyền phát động ngày hội việc làm và giới thiệu việc làm.
Chính sách cho vay tín dụng: Đối tượng chính được tiếp cận là các hộ gia đình có hoạt động đánh bắt xa bờ, cán bộ nhân viên có thu nhập ổn định và có tài sản thế chấp nên dễ dàng tiếp cận các khoản vay để phát triển kinh tế hộ. Bên cạnh đó thì nhiều hộ có ngành nghề lao động phổ thơng chỉ được tiếp cận các khoản vay
nhỏ lẽ từ Ngân hàng chính sách và các Hội trong khu vực nên người dân không đủ vốn tài chính để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh bn bán nên đời sống ngư dân gặp khó khăn.
Cuộc sống của người dân hậu tái định cư dù đã ổn định chỗ ở nhưng do khơng có cơng ăn việc làm thường xuyên nên người lao động lâm vào cảnh thất nghiệp, nhiều gia đình đã và đang rơi vào hồn cảnh nghèo đói và bế tắc. Mặc khác công tác đào tạo chuyển đổi nghề của chính quyền chưa được quan tâm đúng mức , trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp đã trở thành rào cản lớn trong việc cải thiện vốn sinh kế của ngư dân.