Mức thu nhập hộ gia đình trước và sau tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân tái định cư sau khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng dự án đường xuân diệu, thành phố quy nhơn (Trang 60)

1430 1250 78 92.4 98.4 114 69.6 76.8 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Năm 2011 Năm 2016 Mức thu nhập hộ gia đình Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV

4.3.1. Thu nhập của ngư dân hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt xa bờ và chủ thu mua hải sản

Thu nhập của chủ thuyền đánh bắt xa bờ (32hộ/720hộ) chiếm tỷ lệ 4,45% trong cơ cấu ngành nghề. Qua điều tra thực tế thì cuộc sống của những hộ gia đình này có sự chuyển biến so với thời điểm trước tái định cư được thể hiện thông qua các mặt sau:

Về điều kiện sống: Cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư được tốt hơn rất nhiều, họ được thừa hưởng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước, trường học, dịch vụ y tế và nhiều dịch vụ tiện ích khác được tốt hơn.

Mức thu nhập: Mức thu nhập bình quân hàng năm tăng so với thời điểm trước tái định cư. Tuy nhiên hộ gia đình phải chịu nhiều khoản chi như: chi phí phục vụ sinh hoạt hàng ngày, chi phí đi lại từ nhà đến khu neo đậu tàu thuyền, sự biến động về giá cả xăng dầu, giá thu mua thủy sản bị ép giá khi được mùa vụ, việc đánh bắt thủy sản tự phát không quy hoạch đã làm cho nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt dần so với thời điểm trước đây, sự khan hiếm nhân công lao động vào thời điểm cao vụ đã đẩy giá thuê nhân công từ 300 ngàn đồng/ngày lên 400 ngàn đồng/ngày. Lãi vay tổ chức ngân hàng thương mại vẫn còn ở mức lãi suất cao 11%/năm, thời hạn vay ngắn khoảng 5 năm trở lại làm cho khả năng thanh toán hết nợ cũ của các chủ thuyền gặp nhiều khó khăn.

Xét trên phương diện giáo dục và y tế: Do mức thu nhập tích lũy hàng năm của các chủ thuyền lớn tương đối cao với mức dao động từ 200 triệu đồng/năm đến 300 triệu đồng/năm nên đa số các hộ gia đình thuộc diện này đều có ý thức rõ ràng hơn trong việc chăm lo học hành của con cái được tốt hơn, trên 90% số lượng thành viên trong gia đình đang ở độ tuổi đi học đều được gia đình tạo điều kiện cho con em được học đến nơi đến chốn, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề gia tăng đáng kể từ ngày chuyển về nơi ở mới.

Các hộ gia đình này được bố trí tái định cư vào môi trường sống mà người dân đang sinh sống ở khu vực này đều là những hộ gia đình tri thức có cơng ăn việc làm ổn định, có nếp sống văn hóa lành mạnh. Do thừa hưởng được mơi trường sống

tốt như vậy nên các hộ gia đình đến sau cũng học hỏi được rất nhiều được thể hiện qua các mặt như: sự thay đổi về nếp sống, ý thức trách nhiệm công nhân và chung tay cộng đồng được cải thiện, con cái được cha mẹ đầu tư cho ăn học và định hướng nghề nghiệp cho tương lai con em sau này mà trước đây nhiều hộ gia đình ít bận tâm đến việc học hành của con. Sự thay đổi về tư duy trong nhận thức của người dân là một tín hiệu mừng đáng được khen ngợi và biểu dương cho sự thay đổi để cùng nhau hòa nhịp vào cuộc sống cộng đồng được tốt hơn.

Những khó khăn, thử thách cho hoạt động đánh bắt xa bờ mà ngư dân gặp phải:

Để thực hiện cơng tác chuẩn bị đánh bắt xa bờ thì nhiều chủ thuyền phải huy động số vốn tài chính lớn dưới nhiều hình thức như: tài sản tích lũy; hùng vốn giữa các thành viên, vay mượn bạn bè, người thân hoặc đi vay các tổ chức ngân hàng nhằm mua sắm trang thiết bị cần thiết, dự trữ thức ăn và nguyên vật liệu, tiền thuê nhân công...cho cuộc đánh bắt dài ngày nhằm nâng cao thu nhập của chủ thuyền để trang trải các khoản phát sinh chi phí trong q trình khai khác thủy, hải sản. Vốn cho đánh bắt xa bờ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của thuyền viên vì sau mỗi cuộc hành trình nếu chủ thuyền đánh bắt trữ lượng thủy sản lớn với mức giá cao thì thu nhập của thuyền viên cũng tăng theo.

Qua điều tra, khảo sát thực địa tại các cảng cá có tàu thuyền đang neo đậu gần bờ. Theo như sự phản ảnh của ngư dân về một số thông tin liên quan đến nghiệp vụ đánh bắt cá. Sự nhiệt tình và cởi mở của ngư dân đã phần nào cảm nhận được sự khó khăn chồng chất của ngư dân được biểu hiện trên khuôn mặt âu lo và nỗi niềm của ngư dân được phản ảnh qua các đoạn đối thoại sau:

Hộp thông tin 2: Sự khan hiếm nhân công, bất ổn về ngư trường khai thác và giá cả thu mua đã ảnh hưởng đến công việc và nghề nghiệp của ngư dân

Trước tái định cư: Ông Bùi Hồng Vân kể lại: do có nhiều biến động bất lợi như giá cá giảm, xăng dầu tăng và một số bất ổn ngồi biển... nên ngư dân gặp nhiều khó khăn. Hiện nay nhiều tàu thuyền của ngư dân vẫn đang nằm bờ vì thu nhập khơng đảm bảo.

Vào những năm trước 2010 khi ngư dân định cư dọc theo tuyến đường biển Xuân Diệu là thời điểm nhiều chủ tàu ở đây làm ăn rất đạt, có phiên đánh bắt chỉ một tháng cho thu nhập 350 triệu, phiên ít nhất cũng vài trăm triệu đồng. Ngư dân rất phấn khởi, có tiền sửa chữa máy móc và các thiết bị như máy dị cá, hệ thống thông tin liên lạc; bạn chài gắn bó lâu dài với chủ tàu.

Vậy mà từ khi ngư dân chuyển lên địa điểm tái định cư mới đã gần 05 năm nay thì thu nhập của nhiều chủ thuyền lớn bị giảm sút làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống của gia đình họ.

Ngư trường đánh bắt ln tìm ẩn những rủi ro làm ảnh hưởng đến tính mạng của ngư dân. Trong những năm trở lại đây tình hình tai nạn trên biển có xu hướng gia tăng là do diễn biến thời tiết bất thường, mỗi năm các tỉnh miền trung nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng thường phải đón nhận từ 5 đến 6 cơn bảo, áp thất nhiệt đới làm ảnh đến việc sinh kế của ngư dân trên biển. Ngư trường đánh bắt cũng bị xâm chiến bởi các chủ tàu nước ngoài (đặc biệt là tàu Trung Quốc, Philipines) dùng vũ khí tấn cơng các tàu cá Việt Nam làm thiệt hại về người và tài sản.

Tài sản sinh kế lớn nhất của ngư dân xứ biển là sức khỏe con người, trong trường hợp ngư dân bị tai nạn nghề nghiệp hoặc tử vong thị mọi gánh nặng sẽ đặt lên đơi vai người vợ. Khi đó cuộc sống gia đình đã khó khăn thì nay lâm vào hồn cảnh cực kỳ gian khó.

Trở lại khu tái định cư Xóm Tiêu bắt gặp những hộ gia đình có chồng tham gia đánh bắt cá bị tử nạn trên biển thì mới thấu hiểu và cảm thơng cho hồn cảnh khó khăn gia đình của họ phải trải qua suốt nhiều năm nhưng đến giờ cuộc sống vẫn chưa ổn định.

Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016

Hộp thông tin 3: Những ứng phó của ngư dân trong việc thích nghi cuộc sống khi biến cố xảy ra

Qua trị chuyện với gia đình chị Vân và được chị kể lại: "Trước đây gia đình chị có 5 người, vợ chồng chị tham gia đánh bắt và mua bán nên cuộc sống

tạm ổn để lo cho các cháu đến trường. Tuy nhiên do biến cố xảy ra với gia đình chị vào năm 2012, trụ cột chính ni sống gia đình là người chồng chẳng may bị tai nạn trên biển và đã huy sinh. Từ đó chị nhận trách nhiệm quá lớn trong việc chăm lo cuộc sống cho cả gia đình chị. Với thu nhập từ việc bán cá không đủ xoay trở cho các khoản chi tiêu trong gia đình nên buộc chị phải đi vay các khoản vay từ Ngân hàng chính sách, Hội phụ nữ khu vực nhưng đến nay các khoản vay này vẫn chưa được gia đình thanh tốn, chuyện học hành con cái bị gián đoạn vì phải nghĩ học để phụ giúp chị trang trải cuộc sống".

Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016

4.3.2. Thu nhập của ngư dân có chồng tham gia đi bạn, đánh bắt gần bờ và vợ tham giam buôn bán cá:

Nghề đi bạn (người làm thuê cho các chủ tàu):

Họ được nhận vào làm việc trên các chủ tàu thuyền đánh bắt xa bờ, thu nhập của họ phụ thuộc vào trữ lượng đánh bắt và giá cả thu mua của các chủ vựa cá, họ được chủ thuyền trả lương theo hình thức khống sản lượng và được chia theo tỷ lệ 4/6. Người lao động được 6 phần vì họ dành nhiều thời gian, công suất hơn cho cuộc sống mưu sinh trên biển hơn cả tháng trời với bao gian khổ, nguy hiểm rình rập họ.

Anh Thanh San có thâm niên đi biển trên 12 năm kể về diễn biến hoạt động đánh bắt cá và mức thu nhập anh nhận được sau mỗi hành trình đánh bắt được anh thuật lại nội dung: "Cách đây 5 năm việc đánh bắt gặp nhiều thuận lợi vì nguồn hải sản còn dồi dào, giá cả được mùa nên nhờ đó mà thu nhập của anh em đi bạn được cao hơn nên họ có điều kiện mua sắm trang thiết bị sinh hoạt cho gia đình và tích góp tiết kiệm cho riêng mình. Nhưng hiện tại nghề đi bạn có xu hướng giảm dần theo thời gian vì thu nhập khơng đảm bảo ổn định cho cuộc sống gia đình của họ trước mắt, số chuyến ra khơi cũng thưa dần vì nạn khai khác quá mức đã làm nguồn lợi thủy hải hản suy giảm đáng kể, thời gian đánh bắt dài ngày là tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn cùng với giá cá bấp bênh nên thu nhập nhận được của chủ thuyền và người đi bạn bị giảm đáng kể. Anh cho biết mỗi chuyến đi cần ít nhất trên 10 người đi bạn và lịch trình thời gian làm việc mất 40 ngày; tiền nhiên liệu, thức ăn nước uống

tiêu tốn cho mỗi cuộc hành trình gần 100 triệu đồng nên doanh thu đạt trên 300 triệu thì chủ thuyền và người đi bạn mới đảm bảo thu nhập".

Mức thu nhập của chủ thuyền và người đi bạn được phản ánh qua bảng tính sau:

Bảng 9: Tỷ lệ phân bổ mức thu nhập giữa Chủ thuyền và đi bạn

Đơn vị tính: triệu đồng TT Đối tượng tham gia Chi phí cho mỗi chuyến đi Doanh thu Lợi nhuận Tỷ lệ phân chia Lợi nhuận sau cùng Thời gian đánh bắt Số lượng thành viên tham gia Lợi nhuận (40 ngày) 1 Chủ thuyền 100 300 200 40% 80 40 ngày 01 80 2 Người đi bạn 0 60% 120 10 12

Nguồn: tác giả tự khảo sát năm 2016:

Thu nhập từ hoạt động đánh bắt gần bờ và hoạt động buôn bán nhỏ:

Theo kết quả thu thập được thì đây là lĩnh vực nghề nghiệp chính chiếm trong tổng cơ cấu nghề nghiệp ngư dân. Tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp này chiếm 65% (527 hộ/720hộ), Do khó khăn về mặt tài chính, khơng đủ điều kiện vay vốn để đầu tư thuyền máy đánh bắt xa bờ nhằm tăng nguồn thu nên nhiều hộ dân đã sử dụng phương án sinh kế truyền thống để cải thiện cuộc sống. Lực lượng lao động chính cho thành phần kinh tế này được tập trung chủ yếu vào chủ hộ có chồng và con tham gia đánh bắt gần bờ, vợ tham gia buôn bán cá ngồi chợ do chồng đánh bắt được. Hình thức nghề nghiệp này đã giúp nhiều hộ gia đình tạm ổn định cuộc sống hàng ngày, mức thu nhập bình quân trong tháng của chủ hộ đạt 8 triệu đồng/tháng (trong đó thu nhập của chồng đạt 6 triệu đồng, vợ 2 triệu đồng).

Do chuyển lên vị trí tái định cư mới nên mọi chi phí đều tăng hơn so với nơi ở cũ, cụ thể là:

+ Tiền sinh hoạt hàng ngày: 4,5 triệu đồng/ hộ gia đình.

+ Chi phí điện, nước sinh hoạt, các quỹ phúc lợi khác: 600 ngàn đồng. + Chi phí đầu tư học hành cho con cái: 2 triệu đồng/2 học sinh.

Tổng chi phí chi tiêu trong tháng bình quân của các hộ gia đình đạt 7,1 triệu đồng.

Với mức chi tiêu bình quân hàng tháng của hộ gia đình sắp gần ngang mức thu nhập mà họ kiếm được trong tháng thì khả năng tích lũy vốn tiết kiệm để tái đầu tư sản xuất cũng như chuyện đầu tư cho con cái ăn học hoặc chuyển đổi nghề nghề cũng là niềm trăn trở của rất nhiều hộ gia đình đang đối mặt.

Do đặc thù khí hậu, thời tiết miền Trung nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng diễn biến bất thường; mùa mưa kèm theo sóng to, gió lớn thường bắt đầu từ cuối tháng 8 đến hết tháng 10 âm lịch hằng năm (03 tháng). Khoảng thời gian này thì mọi hoạt động đánh bắt cá trên biển không tiếp diễn thường xuyên làm ảnh hưởng đến rất nhiều cuộc sống của ngư dân, họ phải dùng tiền tích lũy của mình kiếm được mùa nắng để chi tiêu sinh hoạt hằng ngày vào mùa mưa bão.

Cơng cụ đánh bắt cá cịn thơ sơ, lạc hậu (thúng, thuyền máy công suất nhỏ, lưới cá...) chỉ hoạt động gần bờ và đánh bắt các loại thủy hải sản ít giá trị kinh tế, ngư trường bị khai thác và đánh bắt quá mức đã ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ngày một suy giảm làm ảnh hưởng đến thu nhập từ công việc đánh bắt gần bờ của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Đối với lĩnh vực bn bán nhỏ: Để tăng thu nhập cho hộ gia đình và cũng

tránh tình trạng ép giá của thương lái nên đại đa số phụ nữ trực tiếp bán lẻ cá ngoài chợ do chồng đánh bắt được nhằm làm tăng giá trị hàng hóa và phụ thêm thu nhập cho gia đình. Thời gian tham gia bn bán thường diễn ra từ tầm 16h00 đến 18h30 chiều và buổi sáng ngày hôm sau. Thời gian lao động bình quân trong ngày của phụ nữ chỉ mất khoảng 5 tiếng. khoảng thời gian rãnh rỗi còn lại trong ngày phụ nữ thường hay trụ tập trò chuyện, đánh bài vui chơi giải trí và ăn tiền tạo hình ảnh khơng tốt cho các hộ dân sống khu vực lân cận.

Ngồi cơng việc bn bán ra thì hầu hết phụ nữ ở khu vực này đều nhàn rỗi thì đây là lãng phí về thời gian, mức thu nhập gia đình gia tăng nếu như họ biết tận dụng thời gian nhàn rỗi trong ngày để nhận thêm các công việc phụ bán thời gian khác như: đan lưới, nhận gia cơng may mặc, bóc vỏ hạt điều...

4.3.3. Thu nhập của hộ gia đình có vợ chồng làm việc trong cơ quan Nhà nước và tổ chức tư nhân (tầng lớp lao động trí thức):

Tổng hộ gia đình thuộc nhóm 3 có thu nhập bình qn trong năm đạt mức 114 triệu đồng/năm và các khoảng tăng thêm. Mức thu nhập trên sẽ tăng qua từng năm theo thâm niên cơng tác, họ có điều kiện nâng cao trình độ học vấn do chính quyền và doanh nghiệp phát động.

Mức chi tiêu bình quân trong năm của hộ gia đình diện này đạt ở mức 84 triệu đồng/năm nên hằng năm họ tích lũy vốn tài chính với số tiền trên 30 triệu đồng/năm dưới nhiều hình thức như: dự trữ vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng để hưởng lãi suất.

Do mức thu nhập tương đối ổn định nên họ có điều kiện để nâng cấp, sữa chửa hay xây dựng mới ngôi nhà cùng với trang thiết bị sinh hoạt đầy đủ, tiện nghi nên đời sống vật chất, tinh thần luôn được nâng cao.

Họ ln có ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước ban hành.

Chuyện học hành và định hướng nghề nghiệp cho con em luôn được họ quan tâm bởi theo suy nghĩ của họ chỉ có con đường học vấn thì con em mới tiến thân trong sự nghiệp. Tỷ lệ con em đỗ vào các trường cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao.

4.3.4. Thu nhập của hộ gia đình lao động phổ thông:

Một số ngành nghề cơng việc các hộ gia đình đã chọn khi chuyển sang khu tái định cư mới như: Công nhân ở các nhà máy thủy sản, chế biến gỗ, gia công may

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân tái định cư sau khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng dự án đường xuân diệu, thành phố quy nhơn (Trang 60)