Phân tích tương quy và hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập cho con của phụ huynh tại thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Phân tích tương quy và hồi quy

Để có thể phân tích tương quan và hồi quy, giá trị đưa vào phân tích được hình thành từ giá trị trung bình của các biến quan sát:

Cơ sở vật chất (VC) = mean (VC2, VC3, VC4, VC5, VC6)

Giáo viên – nhận viên (GV) = mean (GV1, GV2, GV3, GV5, GV6) Chương trình đào tạo (DT) = mean (DT1, DT2, DT4)

An toàn sức khỏe (AT) = mean (AT1,AT2,AT3,AT4, AT5, AT7) Sự thuận tiện (TT) = mean (TT1, TT2, TT3)

Thông tin tham khảo (TK) = mean (TK1, TK2, TK3) Chi phí hợp lý (CP) = mean (CP 1, CP2, CP 3)

Tương tự, với biến phụ thuộc “quyết định” cũng được hình thành từ giá trị trung bình của 3 biến quan sát như sau:

Quyết định (QĐ) = mean (QĐ1, QĐ2, QĐ3)

4.4.1. Phân tích tương quan.

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan tuyến tính giữa các biến cần phải được xem xét.

Hệ số tương quan Pearson nhằm để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng.

Kiểm tra hệ số tương quan r, cho kết quả ở bảng 4.7. với mức ý nghĩa 0.01 (độ tin cậy 99%) và 0.05 ( độ tin cậy 95%) tất cả các biến độc lập: VC, GV, DT, AT, TT, CP, TK đều có hệ số tương quan dương với biến QĐ tại mức ý nghĩa sig < 0.05 do đó các biến này có mối tương quan tích cực đến QĐ nên có thể đưa vào thực hiện hồi quy (phụ lục 6.1). Cụ thể:

- Hệ số tương quan giữa biến VC với QĐ là r = 0,448, với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Hệ số tương quan giữa biến GV với QĐ là r = 0,391, với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Hệ số tương quan giữa biến DT với QĐ là r = 0,210, với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Hệ số tương quan giữa biến AT với QĐ là r = 0,281, với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Hệ số tương quan giữa biến TT với QĐ là r = 0,320, với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Hệ số tương quan giữa biến CP với QĐ là r = 0,417, với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Hệ số tương quan giữa biến TK với QĐ là r = 0,414, với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05 nên mối tương quan này là tích cực (thuận) và có

ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 4. 7 : Kết quả phân tích tương quan Pearson

VC GV DT AT TT CP TK QĐ

Pearson Correlation ,448** ,391** ,210** ,281** ,320** ,417** ,414** 1

Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

N 338 338 338 338 338 338 338 338

(Nguồn: Khảo sát và phân tích bằng SPSS 20)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường mầm non ngoài công lập cho con của phụ huynh tại thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)