1.9.1 Tình hình chung về nợ đọng BHXH tại TP. Hồ Chí Minh
Bảng 1.2 Tình hình thu BHXH, nợ BHXH năm 2007 - 2012
Năm
SỐ ĐƠN VỊ SỐ TIỀN
Đơn vị
tham gia Đơn vị nợ
Tỷ lệ % (ĐV nợ/ĐV tham gia Tổng số thu (Triệu đồng) Tổng số nợ (Triệu đồng) Tỷ lệ % (Nợ/Thu) 2007 23.976 13.099 54,63 4.853.575,00 457.466,71 9,42 2008 30.294 18.474 60,98 6.637.748,00 537.180,72 8,09 2009 32.317 20.995 64,96 7.919.172,00 496.758,00 6,27 2010 36.227 20.810 57,44 10.654.097,00 415.878,97 3,90 2011 41.440 23.967 57,83 13.535.415,00 697.158,07 5,15 2012 47.124 21.752 46,16 17.098.471,00 694.412,10 4,06
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo hằng năm của BHXH TP. Hồ Chí Minh)
Về số đơn vị nợ BHXH: nhìn chung số đơn vị nợ đọng BHXH chiếm tỷ lệ cao từ trên 46% đến gần 65% tổng số đơn vị tham gia BHXH. Con số này cho thấy tình trạng nợ BHXH tại TP. Hồ Chí Minh rất phổ biến. Điển hình là năm 2009 tỷ lệ số
đơn vị nợ chiếm 64,96% tổng số đơn vị tham gia BHXH. Những năm sau đó tỷ lệ
có giảm đi, nhưng số tuyệt đối vẫn không giảm.
Về số tiền nợ BHXH: số tiền nợ BHXH cũng tăng qua các năm. Trong đó điển hình là năm 2008 số nợ là hơn 537 tỷ đồng, sau đó lại giảm ở năm 2009, 2010. Sang
đến năm 2011, 2012 con số nợ đọng là trên 690 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ BHXH trên tổng
số thu được cao nhất là năm 2007, 2008 với tỷ lệ 9,42% và 8,09%. Từ năm 2009
đến năm 2012 tỷ lệ nợ trên thu BHXH có giảm xuống nhưng thực tế con số tuyệt đối về nợ BHXH lại tăng lên.
Thực trạng trên cũng đưa ra câu hỏi nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nợ
BHXH phổ biến như vậy? Đề tài này hướng tới mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân của nợ đọng BHXH tại TP. Hồ Chí Minh từ nội dung chính sách, nhận thức của
NSDLĐ đến chất lượng dịch vụ của cơ quan BHXH.
1.9.2 Tình hình nợ BHXH của khối doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh
Bảng 1.3 Nợ BHXH của khối doanh nghiệp so với tổng số nợ BHXH tại TP.Hồ Chí Minh năm 2007 – 2012
(Thống kê các doanh nghiệp nợ BHXH từ 3 tháng trở lên)
Năm Đơn vị nợ Số tiền nợ Số DN nợ BHXH Tổng số đơn vị nợ BHXH Tỷ lệ % Số DN nợ BHXH/Tổng đơn vị nợ BHXH Số tiền nợ BHXH của khối DN (Triệu đồng) Tổng số nợ BHXH (Triệu đồng) Tỷ lệ % Số tiền nợ BHXH của khối DN/Tổng số nợ BHXH 2007 5.579 6.014 92,77 232.861,57 239.531,47 97,22 2008 6.731 6.845 98,33 279.890,11 284.773,51 98,29 2009 8.090 8.192 98,75 277.903,25 285.282,41 97,41 2010 7.562 7.649 98,86 260.275,39 267.943,24 97,14 2011 8.138 8.256 98,57 337.574,13 353.499,47 95,49 2012 8.459 8.576 98,63 339.244,49 367.206,05 95,93
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo hằng năm của BHXH TP. Hồ Chí Minh
Thống kê của BHXH TP. Hồ Chí Minh là tách những đơn vị nợ đọng dưới 3 tháng và những đơn vị nợ đọng từ 3 tháng trở lên. Những đơn vị nợ đọng BHXH từ 3 tháng trở lên là những đơn vị nợ dài hạn, khó địi, những đơn vị này có xu hướng và tìm cách trốn đóng BHXH cho NLĐ.
Cơ quan BHXH phân loại các đơn vị tham gia BHXH thành ba khối, đó là:
khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đồn thể; khối Doanh nghiệp; và khối khác (đó
là các loại hình đơn vị cịn lại như xã, phường). Trong đó, khối doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất về mọi mặt như: số đơn vị tham gia, số người tham gia, số thu
BHXH. Khối doanh nghiệp cũng là khối có số nợ đọng và trốn đóng BHXH cao
nhất trong các khối, tình hình nợ và khả năng truy thu phức tạp nhất. Tất cả những
điều này đều gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ và ảnh hưởng đến quỹ BHXH.
Qua Bảng số liệu thống kê đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng trở lên ở khối doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến. Tỷ lệ số đơn vị nợ và số tiền nợ qua các năm 2007 – 2012 đều chiếm trên 90% tổng số nợ BHXH của tất cả các khối. Điều này cho thấy tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH diễn ra chủ yếu ở khối doanh nghiệp. Khối
Đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, Đồn thể chiếm tỷ trọng nhỏ về nợ BHXH.
Tỷ trọng số đơn vị là doanh nghiệp nợ BHXH qua thống kê 6 năm liền khơng có xu hướng giảm mà còn tăng về số tuyệt đối và cả số tương đối. Tương tự, số tiền nợ đọng BHXH cũng có xu hướng tăng về cả số tuyệt đối và số tương đối. Đến năm 2012, con số này là 8.459 doanh nghiệp nợ từ 3 tháng trở lên, số tiền nợ là 339.244,49 triệu đồng.
Vậy, để giảm tình trạng nợ đọng BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh là phải
nhằm vào đối tượng là các doanh nghiệp. Giải quyết tốt nợ đọng ở khu vực này sẽ đảm bảo quyền lợi cho NLĐ về mặt BHXH, tiền lương, tiền công của họ sẽ được đảm bảo trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về BHXH với khái niệm, chức năng, đặc trưng của loại hình chính sách này. Tác giả nêu tác động của BHXH đối
với kinh tế xã hội, và nêu lên những đặc điểm của dịch vụ công của BHXH so với
các loại hình dịch vụ cơng khác.
Tiếp đó tác giả đã nêu khái niệm nợ đọng, trốn đóng BHXH và những ảnh
hưởng của nó đến NLĐ làm thu nhập của NLĐ không được đảm bảo trong những trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay hết tuổi lao động. Mặt khác nợ đọng và trốn đóng BHXH ảnh hưởng tới quỹ BHXH làm tăng
nguy cơ vỡ quỹ BHXH.
Tiếp theo tác giả đã trình bày kinh nghiệm thực hiện chính sách BHXH ở nước
Đức và Hàn Quốc. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong
việc tổ chức quản lý thu BHXH.
Nội dung cuối của chương 1 trình bày tình hình tham gia và nợ đọng BHXH tại TP.Hồ Chí Minh với các số liệu từ năm 2007 đến năm 2012, như sau:
- Về tình hình tham gia BHXH tại Tp.Hồ Chí Minh về số người tham gia, số
đơn vị tham gia, số tiền thu được qua các năm đều tăng. Năm 2007 có 1.395.287
người tham gia với số thu là 4.853.575 triệu đồng, đến năm 2012 có 1.750.690
người tham gia và số thu là 17.098.471 triệu đồng. Tp.Hồ Chí Minh cũng là địa phương dẫn đầu cả nước về số lao động tham gia và thu BHXH.
- Về thực trạng nợ đọng BHXH tại Tp.Hồ Chí Minh. Số đơn vị nợ đọng chiếm gần một nửa số đơn vị tham gia BHXH, và hầu hết số đơn vị nợ này thuộc khối
doanh nghiệp. Số tiền nợ BHXH chiếm khoảng từ 4% đến 9% trong tổng số thu BHXH và khối doanh nghiệp cũng chiếm hầu hết trong số tiền nợ BHXH này.
- Thống kê số liệu về các đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng trở lên ở khối doanh nghiệp. Vậy những nhân tố nào tác động đến việc nợ đọng, trốn đóng BHXH như vậy? Các chương tiếp theo sẽ trình bày những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề trên và thiết kế mơ hình cho nghiên cứu này để tìm ra những nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến nợ đọng BHXH tại Tp.Hồ Chí Minh.
Chương 2
THIẾT KẾ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến nợ đọng, trốn đóng BHXH