Về chính sách liên quan đến dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 68 - 73)

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.5. Về chính sách liên quan đến dự án

Tuy nhóm yếu tố chính sách nằm ngồi tầm kiểm sốt của các bên tham gia dự án, nhƣng để hạn chế ảnh hƣởng làm chậm tiến độ dự án do thay đổi

chính sách, nội dung hợp đồng phải đƣợc soạn thảo chặt chẽ nhƣng linh hoạt, có đầy đủ các nội dung về điều chỉnh khi có sự thay đổi chính sách về tiền lƣơng hay các quy định về đầu tƣ xây dựng.

Các chính sách về đầu tƣ xây dựng cần đƣợc Chính phủ và chính quyền địa phƣơng xây dựng và ban hành nhất quán, trách chồng chéo, đảm bảo tính ổn định trong thời gian dài. Giải pháp xây dựng kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB trung hạn cần đƣợc xem xét thực hiện nhằm tạo độ rộng đủ để cho những điều chỉnh cần thiết không làm xáo trộn kế hoạch thực hiện dự án.

5.2.5.1. Chính sách đấu thầu

Theo quy định của Luật đấu thầu thì quá trình lựa chọn nhà thầu phải trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Quốc hội, 2013).

Tuy nhiên, trên thực tế cơng tác đấu thầu thì chủ đầu tƣ, nhà thầu và cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác đấu thầu đã không phát huy đƣợc hiệu quả và đảm bảo đúng mục tiêu nhƣ nêu trên. Họ tìm cách lách luật vì lợi ích cục bộ, nhƣng lại gây ra những hậu quả lớn hơn đối với lợi ích của các bên liên quan, thậm chí gây tổn hại đến lợi ích của nền kinh tế, của Nhà nƣớc.

Tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu thầu đã xuất hiện từ lâu. Đó là tình trạng lợi dụng tổ chức đấu thầu để trúng thầu bằng việc dàn xếp, thông đồng giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu hoặc giữa các nhà thầu với nhau để trúng thầu. Hậu quả rõ ràng của tình trạng này là các nhà thầu đủ năng lực thì khơng trúng thầu, nhà thầu trúng thầu thì có khi khơng đủ năng lực làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng thực hiện dự án. Ngun nhân của tình trạng này hồn tồn do mong muốn chủ quan của chủ đầu tƣ, họ cố tình dàn xếp để nhà thầu “có quan hệ” trúng thầu, hoặc do nhà thầu cố tình dàn xếp trong quá trình nộp hồ sơ

Vì vậy, Luật đấu thầu cần có những biện pháp ngăn chặn tình trạng này, quy định rõ thế nào là hành vi thông đồng, quy định chặt chẽ về thủ tục, hồ sơ mời thầu; quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tƣ, của cơ quan quản lý và chế tài xử lý vi phạm nếu cố tình dàn xếp, thơng đồng để trục lợi. Ngồi các biện pháp xử lý vi phạm của Luật đấu thầu nhƣ đình chỉ đấu thầu, hủy thầu, cấm tham gia đấu thầu,...các cơ quan quản lý cấp trên cần có biện pháp xử lý mạnh hơn của đối với chủ đầu tƣ, đặc biệt là quy trách nhiệm cá nhân của ngƣời ra quyết định, hạn chế trách nhiệm tập thể vì khơng xử lý đƣợc vi phạm.

5.2.5.2. Chính sách quản lý hợp đồng xây dựng

Theo ông Phạm Văn Khánh - Vụ trƣởng Vụ Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng (2010) thì “Thời gian qua, khi triển khai các dự án, chúng ta đã gặp phải những bất cập về quản lý hợp đồng xây dựng nhƣ: chƣa quy định đầy đủ nội dung của từng loại hợp đồng xây dựng; chƣa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng xây dựng; chƣa quy định rõ mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng; chƣa quy định cụ thể trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng xây dựng; chƣa quy định cụ thể, rõ ràng về điều chỉnh hợp đồng xây dựng; chƣa quy định cụ thể việc xử lý khi có tranh chấp về hợp đồng xây dựng; một số khái niệm liên quan đến hợp đồng xây dựng còn chƣa đƣợc thống nhất; một số khái niệm chƣa phản ánh đƣợc tính đơn chiếc, cá biệt của sản phẩm xây dựng khác với sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác và nhiều quy định về hợp đồng xây dựng còn chƣa phù hợp với cơ chế thị trƣờng và thơng lệ quốc tế...”

Vì vậy, chính sách về hợp đồng xây dựng của Việt Nam cần quy định đầy đủ, cụ thể về hợp đồng xây dựng, bao gồm nội dung của các loại hợp đồng (thiết kế, thi cơng, thiết kế – thi cơng, EPC, chìa khóa trao tay...), địa vị pháp lý của các chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến hợp

đồng xây dựng (chủ đầu tƣ, nhà thầu, tƣ vấn, nhà cung cấp, các cơ quan liên quan...), quy định về việc điều chỉnh hợp đồng (khối lƣợng, chi phí, tiến độ...), trách nhiệm đối với sai sót và trách nhiệm vi phạm hợp đồng, xử lý tranh chấp đối với hợp đồng xây dựng.

5.2.5.3. Chính sách tiền lương

Hiện nay, cơng tác lập dự tốn đều căn cứ vào định mức lƣơng cơ bản và lƣơng tối thiểu của nhà nƣớc trong khi lƣơng cơ bản và mức lƣơng tối thiểu thấp, lƣơng tối thiểu vùng quy định ngày 1/1/2014 chỉ đáp ứng đƣợc 75% mức sống tối thiểu của ngƣời lao động4

.

Mức lƣơng tối thiểu thấp và khả năng đàm phán hạn chế của ngƣời lao động trong điều kiện cơ chế thỏa thuận còn khiến nhiều doanh nghiệp bám vào để trả lƣơng và ép tiền công của ngƣời lao động dẫn đến lƣơng của cơng nhân thi cơng cơng trình thấp. Lƣơng thấp dẫn đến tinh thần và trách nhiệm của ngƣời lao động không cao, ảnh hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng cơng trình. Hơn nữa, chính sách điều chỉnh lƣơng tối thiểu, lƣơng cơ bản thực hiện theo từng khoảng thời gian ngắn, khi điều chỉnh tăng đơn giá nhân công sẽ ảnh hƣởng đến chi phí của dự án.

Vì vậy, việc xác định và điều chỉnh đơn giá nhân công phải đảm bảo các nguyên tắc: phù hợp với trình độ tay nghề theo cấp bậc nhân công trong hệ thống định mức dự toán xây dựng cơng trình; phù hợp mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trƣờng lao động của từng địa phƣơng, phù hợp với đặc điểm, tính chất cơng việc; đáp ứng yêu cầu chi trả một số khoản chi phí thuộc trách nhiệm của ngƣời lao động (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…)

Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội cần nghiên cứu, hồn thiện tiêu chí phân vùng địa bàn áp dụng mức lƣơng tối thiểu vùng phù hợp với điều kiện thực tế, giá cả tiêu dùng, mức tiền lƣơng và quan hệ cung cầu của lao động từng vùng từ đó hình thành mức lƣơng tối thiểu cho các ngành nói chung và ngành xây dựng nói riêng.

5.2.5.4. Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cùng với các chủ đầu tƣ cần ƣu tiên tập trung thực hiện cơng tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn, đối với các dự án theo tuyến nhƣ đƣờng giao thơng, kênh mƣơng, đƣờng ống cấp thốt nƣớc... phải thực hiện giải phóng mặt bằng dứt điểm tuần tự theo từng đoạn để không ảnh hƣởng đến tiến độ thi công xây lắp và phù hợp với khả năng nguồn vốn phân bổ cho dự án, không thực hiện giải phóng mặt bằng theo kiểu “da beo” làm ách tắc công tác thi công xây lắp và giảm hiệu quả sử dụng vốn của dự án.

Khi lập phƣơng án tổng thể về bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ để thực hiện dự án phải căn cứ vào tổng mức đầu tƣ của dự án đƣợc phê duyệt, nếu vƣợt tổng chi phí bồi thƣờng trong quyết định phê duyệt dự án phải xin chủ trƣơng của ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ và thực hiện các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tƣ theo quy định hiện hành trƣớc khi phê duyệt phƣơng án tổng thể về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của dự án.

Mặt khác, các chủ đầu tƣ chỉ đƣợc tổ chức đấu thầu và triển khai thi cơng các gói thầu của dự án khi đã thực hiện xong cơng tác giải phóng mặt bằng trong phạm vi gói thầu.

5.2.5.5. Chính sách vốn đầu tư

cần thiết, mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tránh tình trạng phân bổ vốn tràn lan, đầu tƣ dàn trải kém hiệu quả.

Đối với nguồn vốn ngân sách: ngoài các nguồn vốn đầu tƣ cho các dự án của Trung ƣơng trên địa bàn, tỉnh Vĩnh Long cần tranh thủ nguồn vốn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, trong đó có các cơng trình thủy lợi và cấp nƣớc sinh hoạt, mở rộng mạng lƣới giao thông nông thôn, lƣới điện;

Trong khuôn khổ của pháp luật về đất đai, cần có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất cho phát triển đô thị từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;

Đối với các nguồn vốn bên ngoài: tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tƣ cho các chƣơng trình, dự án trọng điểm, ƣu tiên cho phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ môi trƣờng, hạ tầng nơng thơn, xã nghèo, vùng khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)