Nghiên cứu chính thức ( định lượng):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh bình dương (Trang 54 - 56)

8 .Bố cục luận văn

2.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng nguồn thu thuế TNCN tại tỉnh Bình

2.2.3.2 Nghiên cứu chính thức ( định lượng):

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mơ hình lý thuyết đã được đặt ra và đo lường các nhân tố tác động vào nguồn thu thuế thu nhập cá nhân. Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Bình Dương và đối tượng nghiên cứu gồm ba nhóm: người nộp thuế đến làm việc tại Cục thuế, cán bộ trực tiếp quản lý thuế thu nhập cá nhân, cán bộ thuế khác. Phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu là phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi chi tiết đã được chuẩn bị sẵn (xem phụ lục 5). Kích thước mẫu là n= 300, mẫu nghiên cứu được chọn theo kỹ thuật thuận tiện dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch với phần mềm SPSS 16.0

Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi

Nghiên cứu chính thức: định lượng n= 269 Cronbach Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Thang đo chính thức Điều chỉnh

- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ.

- Kiểm tra hệ số Alpha

- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ - Kiểm tra yếu tố trích được - Kiểm tra phương sai trích được Thang đo

hồn chỉnh Phân tích hồi quy

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình. Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố

quy bội. Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Mơ hình nghiên cứu có số biến quan sát là 37, nếu theo tiêu chuẩn 5 phiếu khảo sát cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 185 (37 x 5). Với số lượng dân số của tỉnh Bình Dương và để đảm bảo đủ số mẫu nghiên cứu 300 phiếu khảo sát đã được gửi đến người nộp thuế .

Thang đo sử dụng cho nghiên cứu chính thức là thang đo hiệu chỉnh từ thang đo SERVQUAL. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA ( Explorator factor Analysis).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao và hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Theo Numally & Busnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và đương nhiên bị loại khỏi thang đo.

Độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminent vadlidity) của thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.4 trong một nhân tố để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải phải lớn hơn hay bằng 0.3

Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên đựơc giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu.

Phương pháp trích hệ số các yếu tố: nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal axis factoring với phép xoay promax vì nó phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp Principal Components với phép xoay Varimax, phương pháp Pricipal Axis Factoring sẽ cho ta kết quả là số lượng nhân tố ít nhất để giải thích

phương sai chung của tập hợp biến quan sát trong sự tác động qua lại giữa chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh bình dương (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)