Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh bình dương (Trang 82 - 106)

8 .Bố cục luận văn

3.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

- Thứ nhất đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở phạm vi mẫu khảo sát là tỉnh Bình Dương, phiếu khảo sát được lựa chọn theo kỹ thuật thuận tiện do đó sẽ có sự khác biệt thang đo.

- Thời điểm triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân ở vào thời kỳ nền kinh tế trên thế giới cũng như Việt Nam đang rơi vào khó khăn khủng hoảng. Chính vì vậy việc ban hành các giải pháp tháo rỡ khó khăn cho lao động làm công ăn lương hay thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản đều được miễn giảm. Do đó số thu từ nguồn thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương cũng như cả nước chưa phản ánh chính xác tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong cơ cấu nguồn thu hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ khác nếu có nghiên cứu lặp lại tại địa bàn tỉnh và vào một thời điểm khác.

Thứ ba tác động của các yếu tố ảnh hướng tới nguồn thu thuế thu nhập cá nhân rất đa dạng, mà bản thân chưa phát hiện ra trong nghiên cứu này. Do đó đây cũng là hướng để nghiên cứu tiếp theo nhằm điều chỉnh, bổ sung thêm yếu tố mới của mô hình nghiên cứu.

Kết luận chương 3:

Luật thuế TNCN đã được triển khai thực hiện qua các năm 2009, 2010. Tuy nhiên trong quá trình triển khai Luật thuế còn phát sinh những bất cập. Để giúp cho công tác quản lý nguồn thu thuế thu nhập cá nhân ngày càng có hiệu quả, giúp người nộp thuế hiểu rõ được nghĩa vụ của mình. Chương 3 đã nêu mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, đề ra một số giải pháp từ góc độ của cơ quan quản lý nhà nước và từ công tác quản lý thuế nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý thuế và nâng cao ý thức chấp hành của người nộp thuế.

Chương này còn đưa ra hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo với mục đích bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân

trong thời gian tới

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân; mẫu khảo sát: địa bàn tỉnh Bình Dương” đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa các lý luận về thuế TNCN

- Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN trong thời gian qua ở Việt Nam và địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đó cho thấy những thành tựu đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiển. Bằng cách vận dụng các mơ hình lý thuyết và khảo sát ý kiến của các chuyên gia, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn về chun mơn. Từ đó đề tài nghiên cứu đã xây dựng mơ hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng đã được kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết để xác định từng nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân.

- Nghiên cứu này cũng đã đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết cho từng nhóm nhân tố ảnh hưởng để nâng cao nguồn thu thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới.

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu và Luật thuế TNCN vận hành vào giai đoạn nền kinh tế trên thế giới rơi vào khủng hoảng cho nên chưa thể đánh giá

hết các tác động.

Các nhân tố tác động đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Bình Dương sẽ được cơ quan thuế quan tâm nhằm góp phần nâng cao cơng tác quản lý thuế tránh thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao nguồn thu thuế cho địa phương, góp phần hồn thành chỉ tiêu thu NSNN do ngành và UBND tỉnh giao.

PHỤ LỤC 1

Nội dung cơ bản của Thuế thu nhập cá nhân ở Pháp

Pháp thu Thuế thu nhập cá nhân từ năm 1914, đến năm 1996 đã chiếm khoảng 20 % tổng số thu từ thuế (6,4% GDP) chỉ đứng sau số thu từ thuế giá trị gia tăng (gần 50%) và vượt hơn hẳn số thu thuế thu nhập công ty (10%). Nội dung cơ bản của chính sách thuế thu nhập cá nhân đang áp dụng ở Pháp.

1.1 Đối tượng nộp thuế

Các thể nhân là đối tượng cư trú thuế tại Pháp hoặc không là đối tượng cư trú thuế tại Pháp nhưng có nhận được thu nhập tại Pháp đều là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Cá nhân, không phân biệt quốc tịch, được coi là đối tượng cư trú tại Pháp nếu thoã mãn một trong ba tiêu thức: có hộ gia đình tại Pháp, hoặc có thời gian sống chủ yếu tại Pháp (từ 183 ngày trở lên hoặc lâu hơn) hoặc có hoạt động nghề nghiệp tại Pháp, hoặc có trung tâm lợi ích kinh tế tại Pháp. Cá nhân là đối tượng cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân trên toàn bộ thu nhập, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập ở trong nước hay ở nước ngoài.

Cá nhân, không phân biệt quốc tịch, không là đối tượng cư trú tại Pháp chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập có được tại Pháp hoặc trên thu nhập khốn bằng 3 lần giá trị cho thuê tài sản hoặc thuộc sở hữu của cá nhân đó nếu thu nhập phát sinh tại Pháp nhỏ hơn mức khoản trên. Tuy nhiên, quy định về đánh thuế theo mức thu nhập

khốn này ít khi được áp dụng vì các đối tượng liên quan hầu hết thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định đánh thuế trùng mà Pháp đã ký kết.

1.2 Thu nhập chịu thuế

Luật thuế thu nhập cá nhân Pháp xác định 8 loại thu nhập chịu thuế. Thu nhập rịng làm căn cứ tính thuế là tổng hợp thu nhập ròng của từng loại thu nhập mà mỗi đối tượng nộp thuế có được trong năm. Đối với mỗi loại thu nhập, thu nhập ròng được xác định theo một nguyên tắc riêng. Cụ thể như sau:

- Đối tượng thu nhập từ tiền lương: (Thu nhập từ lao động) sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp (mức chi phí thực tế nếu có chứng từ hợp lệ), riêng đối với các khoản trợ cấp, hưu trí, niên kim, mức trừ khốn tối đa là 24.000FR, hoặc mức trừ khoán bằng 10% trên tổng số tiền nhận được và khoản giảm trừ chung (20% tính trên tổng thu nhập loại này sau khi đã tính mức trừ khốn 10% nêu trên) xẽ xác định được số thu nhập ròng từ lao động.

- Thu nhập từ loại hoạt động kinh doanh công thương nghiệp (thu nhập từ kinh doanh): Thu nhập từ kinh doanh là các khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất công thương nghiệp mà các thể nhân nhận được thơng qua hình thức kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp tư nhân. Thu nhập ròng từ kinh doanh được xác định tuỳ thuộc vào hình thức kê khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế, cụ thể:

+ Hình thức nộp thuế áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ: như hộ kinh doanh cá thể có doanh số chưa có thuế khơng vượt q 100.000 FR/năm. Thu nhập ròng chịu thuế của hộ được tính bằng 50% doanh số năm.

+ Hình thức khoán: được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ mà mức doanh số chưa có thuế hàng năm khơng vượt quá 500.00FR (đối với cung cấp hàng hoá), 150.000FR (đối với cung cấp dịch vụ) không thể thực hiện chế độ kế toán theo quy định. Thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định theo phương pháp khoán. Mức thu nhập khốn khơng thay đổi mà được ổn định trong hai năm trừ hai cơ quan thuế phát hiện mức khốn đã ấn định dựa trên những thơng tin thiếu chính xác hoặc do có sự

thay đổi về hoạt động kinh doanh hoặc về chính sách thuế.

+ Hình thức kê khai thuế giản đơn: áp dụng đối với những doanh nghiệp tư nhân nhỏ có doanh số từ 500.000FR đến 5.000.000FR (đối với dung cấp hàng hoá), từ 150.000FR đến 1.500.000FR (đối với cung cấp dịch vụ).

+ Chế độ kê khai thuế thông thường : áp dụng đối vơí những doanh nghiệp tư nhân có doanh số vượt trên 5.000.000ER (đối với dung cấp hàng hoá), từ 150.000FR đến 1.500.000FR (đối với cung cấp dịch vụ).

Thu nhập ròng từ kinh doanh đối với hình thức kê khai thuế đơn giản và kê khai thông thường được xác định trên cơ sở lấy doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lệ cần thiết cho kinh doanh.

- Thu nhập từ nông nghiệp: Các chủ trang trại và những người lao động khác có thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi chịu thuế thu nhập cá nhân theo loại thu nhập từ nông nghiệp, riêng thu nhập từ việc cho thuê đất, nhà xưởng sử dụng trong nông nghiệp được xếp vào loại thu nhập từ đất đai. Do đặc thù của hoạt động sản xuất nơng nghiệp, chính sách thuế áp dụng cho nơng nghiệp cũng có nhiều ưu đãi hơn so với các hoạt động khác. Thu nhập ròng chịu thuế đối với thu nhập từ nông nghiệp được xác định chỉ bằng khoảng 50% so với thu nhập thực tế.

- Thu nhập từ hành nghề độc lập và từ các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp: thu nhập ròng chịu thuế đối với thu nhập loại này được xác định theo một trong hai cách: khoán (nếu doanh số hàng năm dưới 175.000FR) và theo thực tế (nếu doanh số hàng năm lớn hơn 175.000FR). Tuy nhiên, phần lớn đối tượng nộp thuế thực hiện nộp thuế theo thu nhập thực tế.

- Thu nhập từ đầu tư chứng khoán: là các khoản thu nhập có từ việc đầu tư kinh doanh chứng khoán. Loại này bao gồm hai khoản thu nhập chính là cổ tức và thu nhập từ tiền lãi (lãi trái phiếu, lãi công trái, lãi tiết kiệm …). Luật qui định miễn thuế đối với một số loại thu nhập như tiết kiệm dài hạn, tiền tiết kiệm mua nhà. Riêng đối với loại thu nhập từ tiền lãi, đối tượng nộp thuế có thể trọn lựa nộp thuế

riêng cho từng loại thu nhập này theo thuế xuất 15% (không phải gộp chung vào tổng thu nhập để tính thuế theo biểu luỹ tiến), ngồi ra cịn phải nộp các khoản đóng góp xã hội khác (10%).

- Thu nhập từ cho thuê bất động sản (nhà, đất): là các khoản thu nhập từ việc cho thuê nhà cửa, đất đai ở thành thị cũng như ở nông thôn, trừ khoản tiền thu được từ việc cho thuê nhà cửa đã ghi nhận trong bảng cân đối kế tốn của cơng ty tư nhân, cho thuê nhà kèm theo trang thiết bị được xếp vào thu nhập từ kinh doanh cơng thương nghiệp. Thu nhập rịng từ cho thuê bất động sản chịu thuế được xác định bằng tổng số thu từ việc cho thuê trừ đi các khoản chi phí mà đối tượng nộp thuế phải chịu. Ngoài các khoản chi được từ như chi sửa chữa, nâng cấp, chi lương cho người gác cổng, thuế đất địa phương, chủ nhà đựơc tính trừ khốn bằng 14% tổng số thu coi như khấu hao và chi phí quản lý. Lỗ từ đất đai nếu có được trừ vào tổng thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế trong giới hạn 70.000FR, nếu còn dư được chuyển vào thu nhập từ đất đai trong mười năm tiếp theo.

- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản: thu nhập ròng từ chuyển nhượng tài sản được phân thành 2 loại là thu nhập từ chuyển nhượng tài sản ngắn hạn (thời gian nắm giữa tài sản dưới 2 năm) và thu nhập từ chuyển nhượng tài sản dài hạn (thời gian nắm giữa 2 năm trở lên) trừ các tài sản đặc biệt (đồ vật quý hiếm như trang sức, tranh, ảnh) đã chịu một loại thuế đặc biệt khác. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản ngắn hạn được xác định bằng chênh lệch giữa giá bán và giá mua cộng thêm các khoản chi phí nếu có. Thu nhập rịng từ chuyển nhượng tài sản dài hạn được xác định bằng giá bán trừ giá bán, trừ giá mua tính theo thời điểm hiện tại (nhân với chỉ số giá) và trừ 5% giá mua cho mỗi năm sở hữu tính từ năm thứ ba trở đi. Ngồi ra, đối tượng nộp thuế còn được trừ khỏi thu nhập từ chuyển nhượng tài sản dài hạn các khoản giảm trừ khác, ví dụ: 75.000FR cho mỗi đứa con… Đối với thu nhập từ chuyển nhượng động sản mà giá trị chuyển động sản mà giá trị chuyển nhượng vượt quá 50.000FR thì áp dụng thuế xuất là 16% ngồi ra cịn phải chịu thêm mức đóng góp xã hội là 10%.

-Thù lao những người điều hành công ty

+Thu nhập tiền lương của các thành viên công ty tư nhân (không thuộc diện nộp thuế thu nhập công ty) phải gộp vào lãi của công ty và phân phối cho các thành viên để tính thuế thu nhập cá nhân dưới danh nghĩa từng người theo loại thu nhập từ sản xuất và thương mại, không được phép hạch tốn vào chi phí của cơng ty.

+ Thu nhập từ tiền lương của các Tổng giám đốc các công ty vô danh và các lãnh đạo có cổ phần trong các cơng ty cổ phần được coi là thu nhập từ tiền lương và đối với cơng ty là khoản chi phí được phép trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

1.3 Xác định tổng thu nhập chịu thuế

Tổng thu nhập chịu thuế của hộ nộp thuế bằng tổng các khoản thu nhập ròng từ mọi nguồn thu nhập (được xác định theo các quy tắc nêu trên) của đối tượng nộp thuế cộng với tổng thu nhập của vợ (hoặc chồng) và của các con xác nhập vào hộ (nếu có) sau khi trừ các khoản lỗ của từng loại thu nhập.

Ngoài ra, hộ nộp thuế còn được trừ khỏi tổng thu nhập chịu thuế một khoản chi phí (nếu thoả mãn các điều kiện quy định) như: trợ cấp đời sống bắt buộc theo phán quyết của toà đối với vợ (chồng) đã ly thân hay ly dị cho mỗi người con tối đa là 30.330FR, chi nuôi dưỡng giá trên 65 tuổi tối đa 17.680FR … và khoản lỗ chưa trừ hết trong 5 năm trước.

1.4 Biểu thuế

Thuế thu nhập cá nhân áp dụng biểu luỹ tiến từng phần gồm 7 bậc (0%, 8,25%, 21,75%, 31,75% và 53,25%) trong đó, thuế suất thấp nhất 0% cho mức thu nhập 26.600FR, cao nhất 53,25% cho mức thu nhập vượt trên 299.200FR.

PHỤ LỤC 2

Nội dung cơ bản của thuế thu nhập cá nhân ở Nhật Bản

Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng tại Nhật bản từ năm 1887, ban đầu cũng chỉ được giới hạn ở các đối tượng cá nhân có thu nhập cao. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, để đáp ứng mục tiêu công bằng, luật thuế đã được sửa đổi mở rộng diện áp dụng cho mọi đối tượng cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của Nhật Bản như sau:

2.1 Đối tượng nộp thuế:

- Đối tượng cư trú thường xuyên là người có nhà ở thường trú ở Nhật Bản hoặc cư trú ở Nhật Bản liên tục trong thời gian trên 5 năm.

- Đối tượng không cư trú thường xuyên tại Nhật Bản là người khơng có ý định cư trú lâu dài ở Nhật Bản và chỉ ở Nhật Bản trong khoảng thời gian dưới 5 năm. -Đối tượng không cư trú là người khơng có nhà ở thường trú ở Nhật Bản hoặc cư trú ở Nhật Bản trong thời gian dưới một năm.

Người nước ngoài đến Nhật Bản được coi như có cư trú tại Nhật Bản trừ khi trong hợp đồng lao động và các giấy tờ tuỳ thân của người này chứng tỏ rằng người này chỉ ở Nhật Bản trong thời gian dười một năm.

Đối tượng cư trú phải chịu Thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập tồn cầu, khơng phân biệt nguồn thu nhập phát sinh trong Nhật Bản hay ở nước ngồi. Đối tượng cư trú khơng thường xun phải chịu thuế trên phần thu nhập có nguồn gốc Nhật Bản và phần thu nhập có nguồn gốc nước ngồi nhưng được chi trả tại Nhật Bản hoặc được gửi tới Nhật Bản. Đối tượng không cư trú chĩ phải chịu thuế đối với phần thu nhập phát sinh có nguồn gốc Nhật Bản.

2.2 Thu nhập chịu thuế

Thu nhập từ lao động bao gồm các khoản thu ngập từ tiền lương, tiền cơng,

cáckhoản phụ cấp có tính chất như tiền lương, tiền cơng. Các khoản phúc lợi bằng tiền hoặc hiện vật do chủ lao động chi trả cho người lao động.

Thu nhập chịu thuế được xác định bằng cách lấy tổng thu nhập được từ lao động trừ đi các khoản được khấu trừ theo quy định như sau:

Bảng 2.1: Xác định mức khấu trừ thu nhập ở Nhật Bản

Tổng thu nhập ( Yên) Mức khấu trừ ( yên)

Từ 0 đến 1.800.000 Tổng thu nhập x 40% (Mức tối đa 650.000 yên) Từ trên 1.800.000 đến 3.600.000 720.000 + [(Tổng thu nhập - 1.800.000) x 30%] Từ trên 3.600.000 đến 6.600.000 1.260.000 + [(Tổng thu nhập - 3.600.000) x 20%] Từ trên 6.600.000 đến 10.000.000 1.860.000 + [(Tổng thu nhập - 6.600.000) x 10%] Từ trên 10.000.000 trở lên 2.200.000 + [(Tổng thu nhập - 10.000.000) x 5%]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh bình dương (Trang 82 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)