8. Kết cấu của luận văn
1.3. Lý thuyết về hợp tác công – tư
1.3.3. Thiết lập cơ chế hợp tác công tư
Cơ chế tài chính là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá, phân tích mơ hình PPP. Cho nên các thỏa thuận về tài chính và kinh tế trong lĩnh vực nghiên cứu cần phải được hiểu và được đánh giá một cách cẩn trọng. Chính sự hiểu biết về thực trạng đó sẽ giúp xác định được mục tiêu nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, giải pháp cải thiện phù hợp.
Các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công của mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân ln cần vốn; đó là các nguồn tài chính bên ngồi cần thiết cho chi phí đầu tư ban đầu và sẽ được thu lại theo thời gian từ các nguồn doanh thu trong tương lai. Các khoản tài chính này có thể từ khu vực nhà nước hoặc khu vực tư nhân. Bất kể nguồn tài chính từ đâu, những khoản tiền này đi kèm với chi phí và do đó có tác động tới các vấn đề kinh tế của dự án và biểu phí đặt ra (và cả khả năng thanh tốn). Vấn đề tài chính của dự án là sự tương quan giữa rủi ro tín dụng dự tính (được dự tính trên cơ sở những rủi ro về kỹ thuật, thương mại và các rủi ro khác liên quan tới dự án) và chi phí tài chính.
Trong mơ hình PPP, cơ chế tài chính cần phải được xác lập minh bạch, cơng bằng giữa các bên tham gia trong việc cung cấp dịch vụ. Các nhà điều hành thông thường thiết lập một công ty dự án để thực hiện hợp đồng hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, thường được gọi là cơng ty có chức năng đặc biệt (Consortium – Special Purpose Vehicle – SPV). Chủ sở hữu của các công ty này thường sẽ không cấp vốn cho tất cả các yêu cầu của dự án, thay vào đó, các cơng ty này sẽ huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán nợ trên thị trường vốn hoặc là đi vay thương mại.