8. Kết cấu của luận văn
1.3. Lý thuyết về hợp tác công – tư
1.3.4.2. Những rủi ro tiềm tàng khi thực hiện hợp tác công tư
Mơ hình hợp tác – cơng tư mang lại nhiều lợi ích cho đối tác nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, mơ hình này cũng có một số rủi ro nhất định:
- Sự thiếu kiểm sốt của chính phủ: ở bản chất của mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân, là gắn liền với những rủi ro, những lợi ích và việc ra quyết định của những đối tác. Những rủi ro đối vối các đối tác tư nhân là việc xác định dịch vụ nào được cung cấp và giá của chúng được xác định như thế nào. Điều này dẫn đến các mối lo ngại như ai sẽ là người kiểm soát việc cung ứng dịch vụ. Vấn đề của kiểm soát cần được chú trọng tại thời điểm dự án được xác định và được duy trì cho đến khi hợp đồng được thỏa thuận. Chính quyền địa
phương có quyền và trách nhiệm thiết lập nên các tiêu chuẩn dịch vụ và để đảm bảo rằng lợi ích cơng được bảo vệ.
- Tăng chi phí: một rủi ro tiếp theo cũng dành cho khu vực công là việc quản lý chi phí và các chính sách về giá. Ta biết rằng khơng phải bất kỳ chính quyền địa phương nào cũng xem xét chi phí thật sự của việc cung cấp dịch vụ khi thiết lập những chính sách giá cả cho những dịch vụ đó. Chẳng hạn chư những chi phí quả lý hoặc là những chi phí quản trị và những chi phí khấu hao của tải sản thường khơng được tính trong giá của dịch vụ riêng lẻ. Trong một số trường hợp, có những trợ cấp rõ ràng cho những dịch vụ cụ thể. Chi phí quản lý của sự tranh luận trong khu vực cơng làm tăng chi phí hoặc chi phí của việc phát triển những chính sách phức tạp có thể phủ nhận giá trị của nối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân cho những dịch vụ cụ thể.
- Những rủi ro chính trị: một mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân mà trong đó sự kết hợp của những chính quyền địa phương thiếu kinh nghiệm và những nhà đầu tư tư nhân thiếu trình độ, khơng hiểu rõ có thể gây ra những rủi ro chính trị rất cao. Chính quyền địa phương mong muốn giảm rủi ro này bằng cách ký những hợp đồng hợp tác ít phức tạp và hiểu rõ hơn.
- Khơng chấp nhận mức độ giải trình: Những dịch vụ mà chính phủ cung cấp chắc chắn nhạy cảm hơn so với các dịch vụ thông thường khác trong những điều kiện của nhu cầu công khai vì trách nhiệm và giải trình. Đối với mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân, mức độ giải trình cho việc cung cấp dịch vụ thì ít rõ ràng hơn. Điều này có thể gây ra sự chỉ trích cơng khai của những thỏa thuận hợp tác và đối tác tư nhân, hoặc yêu cầu gia tăng mối liên hệ với chính quyền địa phương để bảo đảm cho việc chấp thuận và phản ứng lại những yêu cầu công khai.
- Dịch vụ khơng tin cậy: đối tác tư nhân có thể bị xảy ra đối với các vấn đề về lao động, tài chính hoặc là các tình trạng khác mà có thể ảnh hưởng đến danh dự của họ. Những
hợp đồng đối tác nhà nước – tư nhân nên lường trước những khó khăn và đưa ra những giải pháp để đối phó với chúng.
- Khả năng khơng có lợi ích từ sự cạnh tranh: Sự cạnh tranh giữa các đối tác tư nhân với nhau để đảm bảo quyền lợi để tiến tới một mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân là một lợi ích quan trọng của chính quyền địa phương. Sự cạnh tranh dẫn đến sự hiệu quả, đổi mới và chi phí thấp hơn. Chính quyền địa phương có thể khơng có lợi ích từ mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân nếu như chỉ có một số đối tác tư nhân tiềm năng hạn chế về chuyên môn và những đề xuất.
- Chất lượng giảm hoặc là hiệu quả của dịch vụ: nếu như cấu trúc không tốt, hợp đồng đối tác nhà nước – tư nhân có thể gây ra một sự giảm sút trong chất lượng dịch vụ, cung cấp dịch vụ không hiệu quả hoặc thiếu bảo trì những tiện nghi. Chính quyền địa phương cũng nên xem xét mục tiêu chi phí trong việc định thiết lập nên những tiêu chuẩn đánh giá cho những dự án và những dịch vụ.
Trên đây là khung lý thuyết về mơ hình hợp tác cơng tư. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực và kinh tế của từng vùng mà chọn hình thức đầu tư cho phù hợp. Bên cạnh đó, đối tác nhà nước và tư nhân cần nghiên cứu kỹ dự án trong từng lĩnh vực để đi đến hợp đồng mà hai bên có lợi nhất.