8. Kết cấu của luận văn
2.2. Tình hình hoạt động lĩnh vự cy tế vùng Đông Nam Bộ
2.2.2.2. Những tồn tại và thách thức
- Các cơ sở y tế dự phòng: Mặc dù đạt nhiều thành tựu quan trọng, thay đổi mơ hình
bệnh tật, bảo vệ hàng chục triệu người khỏi các bệnh dịch nguy hiểm, cơng tác y tế dự phịng ở vùng Đơng Nam Bộ vẫn cịn có nhiều khó khăn:
Về nhận thức, hiện nay y tế dự phịng chưa được quan tâm thích đáng của xã hội, đơi khi còn được coi là lĩnh vực của riêng ngành y tế. Tổ chức y tế dự phòng tuyến tỉnh/thành phố bị chia tách nhiều đầu mối dẫn tới thiếu nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư dàn trải. Nhiều chính sách, quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội chưa chú trọng, đề cập đầy đủ những vấn đề liên quan tới cơng tác y tế dự phịng. Đội ngũ cán bộ y tế dự phòng còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, số cán bộ được đào tạo chuyên ngành y tế dự phịng cịn ít. Đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng còn thấp, trong khi nhu cầu thực tế rất cần có sự ưu tiên kinh phí cho lĩnh vực này. Trong vòng 10 năm gần đây, ngân sách cho y tế dự phòng, năm thấp nhất là 11,3%, năm cao nhất là 25,7%. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều bệnh truyền nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng phát trở lại như lao, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não do vi rút. Bên cạnh đó xuất hiện những bệnh mới khó xác định,
khó điều trị, có nguy cơ bùng phát thành đại dịch như SARS, Cúm A(H5N1). Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm do quản lý và sử dụng hoá chất, các chất thải trong sinh hoạt, sản xuất, bệnh viện chưa được xử lý tốt.
Cơng tác bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm, hiện nay chưa thực sự đi vào nề nếp, nhất là khâu thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu, còn để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt. Cơng tác kiểm định mỹ phẩm cịn nhiều bất cập.
- Các cơ sở khám chữa bệnh:Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở vùng Đơng Nam Bộ vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém, các bệnh viện phân bổ còn chưa đồng đều, nhất là các bệnh viện chuyên khoa sâu. Tỷ lệ giường bệnh trên dân số nhìn chung cịn thấp, hầu hết các bệnh viện đều có cơng suất sử dụng giường bệnh cao.
Phân bố giường bệnh chưa cân đối, đặc biệt tỷ trọng giường tuyến cuối thấp, bệnh nhân dồn về các bệnh viện lớn ở thành phố và các bệnh viện Trung ương, dẫn đến hiện tượng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các bệnh viện đã và đang được cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế. Cơ sở nhà cửa của nhiều bệnh viện đã quá xuống cấp, hết thời hạn sử dụng nhiều năm. Về kỹ thuật, các bệnh viện đã giải quyết cơ bản việc khám chữa bệnh và đã từng bước phát triển chuyên sâu, nhưng cịn chưa tồn diện, chưa đồng đều giữa các chuyên khoa, chuyên ngành. Nhìn chung mạng lưới bệnh viện đang đứng trước thách thức về yêu cầu phục vụ ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của người dân, nhưng điều kiện phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhiều so với nhu cầu. Cơ chế tài chính và quản lý bệnh viện cịn những vấn đề đáng quan tâm.
- Cung ứng dịch vụ dân số - Kế hoạch hố gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Quy mơ dân số không ngừng tăng đã tạo áp lực lớn cho ngành y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; Trong khi con người ngày càng phải đối mặt với môi trường
ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện với diện tích ở ngày càng thu hẹp, do mật độ dân số ngày càng gia tăng. Nguy cơ mức sinh cao có thể tăng trở lại ở nhiều địa phương, chất lượng dân số còn thấp, mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng. Chất lượng các dịch vụ kế hoạch hố gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em cịn nhiều hạn chế, cịn sự khác biệt về tình trạng sức khoẻ bà mẹ trẻ em giữa các nhóm dân cư.
- Nhân lực y tế:Chất lượng nhân lực y tế cịn hạn chế, khơng tương xứng với nhu cầu nhân lực trình độ cao để làm chủ các kỹ thuật mới. Năng lực thực hành của sinh viên sau khi ra trường khá hạn chế do q trình học khơng được thực hành nhiều như trước đây, cho dù thầy giỏi hơn, máy móc thiết bị phục vụ học tập hiện đại hơn cùng với mức sống của sinh viên khá hơn trước.
-Thông tin y tế:Hệ thống thông tin y tế chưa được quan tâm đúng mức, số liệu thống kê còn chậm chưa cập nhật thường xuyên, chất lượng thơng tin chưa tốt, khả năng tổng hợp, phân tích và sử dụng số liệu thống kê trong lập kế hoạch, phân tích chính sách, theo dõi và đánh giá còn yếu. Một số chỉ số để theo dõi các mục tiêu thiên niên kỷ liên quan đến y tế, giới, cịn thiếu hoặc thiếu tính so sánh quốc tế. Đối với hệ thống y tế tư nhân, y tế các Bộ, ngành chưa cặp nhật dẫn đến tình trạng thiếu số liệu phân tích đánh giá.
- Thuốc, vắc xin, sinh phẩm: Mặc dù chính sách quốc gia về thuốc đã được triển khai qua 2 giai đoạn, song đến nay vẫn chưa có sự hướng dẫn thống nhất từ Bộ Y tế về việc tổ chức và thành lập Ban chỉ đạo cũng như các bước triển khai thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc ở các địa phương. Đội ngũ cán bộ dược vẫn còn rất thiếu và yếu cả trong lĩnh vực quản lý cũng như hoạt động chuyên môn. Ở các địa phương không chỉ thiếu cán bộ dược trình độ cao mà cịn thiếu cả dược tá ở các trạm y tế. Trong khi đó vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho cơng tác dược cịn gặp nhiều khó khăn, cơ chế điều động và sử dụng cán bộ chưa phù hợp, chưa có chính sách thu hút cán bộ dược vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.
- Trang thiết bị y tế:Quan trọng nhất hiện nay là nguồn nhân lực trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên trách công tác bảo dưỡng và sửa chữa TTB y tế còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Ngành sản xuất TTB vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phụ tùng thay thế. Ngân sách nhà nước hiện nay dành cho bảo dưỡng, sửa chữa còn thấp so với nhu cầu. Gánh nặng chi phí bảo dưỡng sẽ tăng lên nhanh với việc thực hiện các đề án xây dựng và trang bị cho các bệnh viện chuyên sâu, bệnh viện tỉnh và bệnh viện huyện trong những năm sắp tới.
Hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực TTB y tế cịn hạn chế. Cơng suất sử dụng TTB y tế chưa cao, một phần vì dân khơng có khả năng chi trả sử dụng dịch vụ, một phần vì đầu tư vượt quá nhu cầu hoặc chưa đồng bộ, tổ chức sử dụng chưa hiệu quả và một phần vì TTB hư hỏng, thiếu kinh phí và cán bộ kỹ thuật.
- Tài chính y tế: Lĩnh vực tài chính y tế cịn một số vấn đề đáng quan tâm; Mặc dù tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong thời gian gần đây đã tăng lên, nhưng vẫn thấp so với nhu cầu (dưới 50%). Ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế chưa đáp ứng được các yêu cầu đầu tư phát triển ngành y tế.
Cơ chế phân bổ Ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế chưa tạo động cơ dể tăng tính hiệu quả. Ngân sách nhà nước cho y tế được phân bổ chủ yếu theo giường bệnh, dân số hoặc số lượng cán bộ y tế chưa tính đến kết quả đầu ra và chất lượng dịch vụ đã cung cấp. Chi ngân sách nhà nước cho y tế chủ yếu là chi thường xun, chi đầu tư cịn thấp, khó cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở y tế công lập.
Ở các bệnh viện, phương thức chi trả “phí theo dịch vụ” đang bộc lộ nhiều bất cập, tạo điều kiện cho xu hướng lạm dụng xét nghiệm, thuốc từ phía cơ sở cung ứng dịch vụ. Cơ quan Bảo hiểm xã hội đã có nhiều nỗ lực thử nghiệm và xây dựng phương thức chi trả mới, như thanh toán định suất, chi trả theo trường hợp bệnh.