10 Belkaoui, A.R 2004 Relationship between Tax Compliance Internationally and Selected Determinants of
2.10.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài, được hình thành dựa trên hai mơ hình đó là (1) Mơ hình kết hợp TAM và TPB (1995) đã được nhiều nghiên cứu trước ứng dụng và (2) Mơ hình rào cản chuyển đổi trong lĩnh vực thông tin di động (2004), để làm nền tảng cho cơ sở lý thuyết. Tác giả đề xuất 6 yếu tố chính tác
H1(+) H2(+) H3(+) H4(+) H5(+) H6(+)
động đến xu hướng chọn khai thuế qua mạng của người nộp thuế là (1) Nhận thức sự hữu ích, (2) Nhận thức tính dễ sử dụng, (3) Chuẩn chủ quan, (4) Nhận thức kiểm soát hành vi, (5) Niềm tin và (6) Nhận thức về rào cản chuyển đổi.
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Xu hướng chọn khai thuế qua mạng của người nộp thuế:
Xu hướng sử dụng đề cập đến dự định của người nộp thuế sẽ chọn khai thuế qua mạng. Họ có thể có xu hướng chọn khai thuế qua mạng hay không. Xu hướng chọn khai thuế qua mạng là một yếu tố quyết định hành vi khai thuế qua mạng thực sự.
Nhận thức sự hữu ích:
Trong mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM), nhận thức sự hữu ích đề cập đến mức độ người sử dụng tin tưởng rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù (sản phẩm của công nghệ thông tin) sẽ nâng cao kết quả và hiệu suất công việc của mình (Davis, 1989).
Nhận thức sự hữu ích Nhận thức tính dễ sử dụng Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Niềm tin Nhận thức rào cản chuyển đổi
Xu hướng khai thuế qua mạng
Nhận thức tính dễ sử dụng:
Trong mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM), nhận thức tính dễ sử dụng đề cập việc người sử dụng tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù (sản phẩm của công nghệ thông tin) sẽ không cần nỗ lực nhiều và dễ dàng khi sử dụng hệ thống (Davis, 1989).
Chuẩn chủ quan:
Trong thuyết hành vi dự định (TPB), chuẩn chủ quan phản ánh mức độ về việc tin rằng mức độ ủng hộ/phản đối của những người có liên quan sẽ ảnh hưởng đến xu hướng chọn hoặc không chọn công nghệ và động cơ của người sử dụng (hay người quyết định chọn) sẽ thực hiện theo mong muốn của những người gây ra ảnh hưởng. Để hiểu rõ được xu hướng chọn khai thuế qua mạng, chúng ta phải đo lường thành phần chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến xu hướng chọn khai thuế qua mạng của người nộp thuế. Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thơng qua những người có liên quan (như lãnh đạo doanh nghiệp, những người trực tiếp làm công việc khai thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp…); những người này thích hay khơng thích doanh nghiệp chọn khai thuế qua mạng. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng chọn khai thuế qua mạng của doanh nghiệp phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc chọn khai thuế qua mạng và (2) động cơ của người sử dụng làm theo mong muốn của những đối tượng có ảnh hưởng. Thái độ phản đối của những đối tượng ảnh hưởng càng mạnh đến quyết định của doanh nghiệp thì càng có nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ điều chỉnh xu hướng chọn khai thuế của mình. Và ngược lại, mức độ chọn khai thuế qua mạng của doanh nghiệp sẽ tăng lên nếu có một đối tượng nào đó có tầm ảnh hưởng lớn đến việc khai thuế qua mạng ủng hộ doanh nghiệp khai thuế qua mạng.
Trong thuyết hành vi dự định (TPB), nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh mức độ về việc tin rằng sự sẵn có của các nguồn lực và cơ hội thực hiện chọn khai thuế qua mạng cũng như việc tồn tại của các yếu tố bên trong và bên ngoài gây cản trở cho khai thuế qua mạng. Taylor và Todd (1995) cho rằng nhận thức kiểm sốt hành vi có hai thành phần: (1) các điều kiện thuận lợi (facilitating conditions) và (2) quan điểm bên trong của cá nhân - hiệu quả cá nhân (self-efficacy). Điều kiện thuận lợi liên quan đến việc tin rằng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ việc sử dụng hệ thống (Venkatesh, 2003) và cụ thể trong trường hợp này là khai thuế qua mạng. Đặc điểm doanh nghiệp cho biết sự tự tin khả năng thực hiện hành vi khai thuế qua mạng của tổ chức mình; nếu doanh nghiệp cảm thấy tự tin khi thực hiện hành vi thì sẽ thấy có tích cực trong việc kiểm sốt hành vi của mình (George, 2004).
Nhận thức về niềm tin:
Nhận thức về niềm tin trong giao dịch điện tử phản ánh niềm tin của người nộp thuế đối với khai thuế qua mạng. Niềm tin trong giao dịch điện tử khai thuế qua mạng gồm các thành phần sau:
- Niềm tin của người nộp thuế với mức độ an toàn của hồ sơ khai thuế qua mạng .
- Niềm tin của người nộp thuế với mức độ bảo mật của hồ sơ khai thuế qua mạng .
- Niềm tin của người nộp thuế với tính pháp lý của hồ sơ khai thuế qua mạng.
- Mức độ tin cậy của người nộp thuế vào phương thức nộp hồ sơ khai thuế qua mạng
Nhận thức về rào cản chuyển đổi phản ảnh sự chấp nhận của người nộp thuế đối với chi phí để chuyển đổi và sự hấp dẫn của phương thức khai thuế thay thế ảnh hưởng đến xu hướng chọn khai thuế qua mạng. Nếu khách hàng nhận thức được rằng chi phí để chuyển sang khai thuế qua mạng mà họ bỏ ra là khơng đáng kể, hoặc nó xứng đáng với giá trị tiện ích mà họ nhận được, thì họ sẽ sẵn sàng chấp nhận khai thuế qua mạng. Ngược lại, nếu khách hàng nhận thấy tiện ích từ khai thuế qua mạng mà họ nhận được không xứng đáng với chi phí mà họ bỏ ra hoặc chi phí chuyển đổi q cao thì họ sẽ khơng sẵn sàng chọn khai thuế qua mạng. Thêm vào đó, nếu hình thức khai thuế trực tiếp vẫn hấp dẫn họ thì họ khơng có động lực chuyển sang khai thuế qua mạng.