Đánh giá của tác giả về việc về việc di dời, giải tỏa, bồi thường, tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế bền vững khi thực hiện di dời, giải tỏa, tái định cư để cải tạo, xây mới các chung cư cũ xuống cấp , nghiên cứu tại chung cư cô giang (Trang 58)

định cư

Trước hết, có thể thấy rằng việc xây mới chung cư Cô Giang là cấp thiết và nằm trong chủ trương chỉnh trang đơ thị của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 1. Chung cư Cơ Giang có 4 lơ A, B, C, D, được xây dựng từ năm 1968 theo kết quả kiểm định cơng trình cho thấy chất lượng cơng trình của chung cư này chỉ còn trên 50% và thực tế khảo sát mới nhất cũng thể hiện mức độ hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, có thể dẫn đến sụp đổ, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của các hộ dân cư ngụ tại đây. UBND TP.HCM vừa chấp thuận đầu tư giai đoạn một, dự án chung cư Cô Giang, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, dự án do Công ty Cổ phần Phát triển Đất Việt làm chủ đầu tư để bố trí tái định cư tại chỗ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án chung cư Cơ Giang. Cơng trình cao 36 tầng với 388 căn hộ với tổng mức đầu tư tạm tính hơn 674 tỉ đồng.

Từ năm 2006, Thành phố đã có chủ trương di dời chung cư Cơ Giang. Đến năm 2011, dù thành phố có kế hoạch di dời khẩn cấp nhưng đến tháng 7 năm 2017 mới hoàn tất tháo dỡ 3 căn nhà cuối cùng nằm trong diện giải tỏa tại chung cư Cô Giang. Điều này cho thấy chính quyền địa phương đã thiếu sự quyết liệt.Nhìn lại cơng tác tuyên truyền thời gian qua của quận, có thể thấy rằng mặc dù những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong giải phóng mặt bằng và tái định cư trên địa bàn, song những kết quả đạt được của cơng tác này vẫn cịn những mặt chưa bền vững, chưa đồng đều và còn những hạn chế nhất

định. Những hạn chế này được thể hiện trên các mặt như: Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể của quận về tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng và tái định cư cịn những hạn chế nhất định.

Theo kết quả điều tra, những kế hoạch liên quan đến giải tỏa, bồi thường, di dời, tái định cư chưa được thông báo rõ ràng và cụ thể đến với người dân, khiến người dân cảm thấy lo lắng và bất an, đặc biệt là chiến lược sinh kế. Nhiều người dân rất ủng hộ và muốn tạo điều kiện để chính quyền chỉnh trang đơ thị, song, họ chưa được thông báo cụ thể để sắp xếp cuộc sống mới của họ. Đặc biệt là điều kiện tái định cư không được đảm bảo theo đúng chủ trương. Nhiều hộ gia đình mong muốn tái định cư tại chung cư Cô Giang sau khi được xây mới. Theo chủ trương, thành phố đã nêu rõ các trường hợp đủ điều kiện mua nhà thuộc SHNN theo NĐ 61/CP của Chính phủ nhưng do dự án này đã có quyết định thu hồi đất nên chưa được giải quyết bán nhà, cam kết khơng có tranh chấp khiếu nại mà có nhu cầu TĐC tại chỗ thì UBND quận 1 xem xét cấp giấy chứng nhận cho các hộ dân đã sử dụng ổn định nhưng chưa có giấy tờ nhà hợp pháp, hợp lệ và giải quyết bán nhà thuộc SHNN theo NĐ 61/CP cho các trường hợp ký hợp đồng thuê nhà thuộc SHNN đối với căn hộ mới được bố trí.

Dù đến nay, việc giải tỏa di dời đã hồn tất, nhưng đó vẫn chưa được xem là thành công bởi theo kết quả điều tra cho thấy rằng việc giải toả, di dời, tái định cư chưa đảm bảo nguồn sinh kế bền vững cho các hộ dân như: công ăn việc làm, học hành, y tế, sự tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhà ở, các quan hệ xã hội,…mà chỉ dừng lại ở việc đưa một bộ phận dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác. Do đó, tái định cư khơng nên coi đây là quá trình thay đổi chỗ ở của người dân mà cần được nhìn nhận là một quá trình thay đổi có tính hệ thống về kinh tế, văn hố, xã hội của một bộ phận dân cư. Sự thành công trong công tác di dời không chỉ thể hiện ở việc giải phóng được tồn bộ mặt bằng để xây mới mà quan trọng hơn hết thể hiện ở chỗ đảm bảm sinh kế bền vững cho người dân sau tái định cư.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Mỗi thành phố, đô thị muốn phát triển cần phải được thực hiện đồng bộ về mọi mặt từ lập quy hoạch cho không gian đô thị đến cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư…

Khi thực hiện chỉnh trang đô thị, di dời, tái định cư, ngoài việc dùng luật để bắt buộc người dân thực hiện, ta cần phải thực hiện các nghiên cứu sâu hơn đối với sinh kế của từng cá thể, từng hộ dân bị ảnh hưởng.

Những vấn đề gặp phải khi thực hiện di dời, giải tỏa nhưng không xem xét, đánh giá sâu về sinh kế của các hộ dân bị ảnh hưởng:

- Vốn con người: di dời khỏi nơi ở cũ ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ gia đình do tỷ lệ người phụ thuộc khơng nhỏ tại các chung cư cũ, xuống cấp, qua đó cho thấy những người lao động chính trong gia đình đóng vai trị rất quan trọng, một sự thay đổi ảnh hưởng đến cơng việc của những lao động chính trong gia đình sẽ tạo nên gánh nặng cho cả hộ gia đình.

- Vốn tự nhiên: Bên cạnh một số hộ có sự cải thiện về mơi trường sống, nguồn nước, khơng khí, cũng khơng ít hộ sau khi di dời họ phải thuê trọ ở các khu nhà trọ với không gian chật hẹp, ơ nhiễm khơng khí và nguồn nước.

- Vốn tài chính: sau khi di dời, nguồn vốn tự có giảm xuống, nguồn vốn vay trung bình tăng lên do sự di dời khỏi chung cư cũ khiến họ phải chi tiêu nhiều hơn cho cuộc sống mới, họ phải chuẩn bị và trang trải cho nhiều chi phí phát sinh, nhiều gia đình cịn phải vay thêm vốn để thay đổi ngành nghề kinh doanh, mua thêm máy móc và trang thiết bị do địa điểm mới khơng cịn phù hợp với cơng việc kinh doanh cũ. Việc di dời khỏi nơi ở cũ tạo ra nhiều khoản chi phí, gây thêm gánh nặng lên các hộ gia đình, chi tiêu tăng nhiều nhất là chi tiêu cho đầu tư kinh doanh, sản xuất

- Vốn vật chất: khi chi tiêu cho phương tiện vận chuyển gia tăng bởi việc di dời khỏi chung cư làm gia tăng khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, nên nhu cầu ô tô và xe máy phát sinh thêm. Các nguồn vật chất khác có xu hướng giảm, giảm mạnh nhất là vàng, ngoại tệ, trang sức…

- Vốn xã hội: Có thể thấy, sự di dời này gây nhiều tổn thương cho các hộ gia đình, có những rắc rối khác về quan hệ xã hội và thói quen sinh hoạt.

- Việc di dời, ngồi sự tác động lên mơi trường sống, sinh kế, sự thay đổi vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, các hộ gia đình sau khi di dời khỏi nơi ở cũ còn phải chịu nhiều tổn thương khác. Bên cạnh đó, các cơ hội việc làm, sản xuất, y tế ở nơi ở mới không tốt khiến họ cảm thấy bị sốc.

Như vậy việc di dời, giải tỏa, tái định cư không chỉ là việc di dời người dân bị ảnh hướng khi thực hiện dự án từ nơi ở cũ đến nơi ở mới mà còn là việc bảo đảm các vấn đề sinh kế của họ như công ăn việc làm, môi trường sống, các dịch vụ công cộng phục vụ cho họ, các mối quan hệ xã hội… Do đó, tái định cư khơng nên coi đây là quá trình thay đổi chỗ ở của người dân mà cần được nhìn nhận là một quá trình thay đổi có tính hệ thống về kinh tế, văn hố, xã hội của một bộ phận dân cư. Thực trạng tại chung cư Cô Giang cho thấy, cần cải thiện sinh kế bền vững cho các hộ dân sau di dời bởi lẽ các nguồn vốn của các hộ dân đang bị ảnh hưởng do kết quả di dời khỏi chung cư Cô Giang. Những giải pháp ưu tiên nhất cần hướng đến để cải thiện sinh kế bền vững cho người dân của chung cư.

5.2. Kiến nghị chính sách

Trong trường hợp cần di dời chung cư, chính quyền cố gắng tạo điều kiện để sắp xếp người dân có điều kiện tái định cư tại chỗ hoặc gần nơi cũ. Trong trường hợp khơng bố trí được, cần hỗ trợ người dân tìm nơi ở phù hợp. Trước thực trạng sinh kế của người dân chung cư Cô Giang không được đảm bảo, tác giả để xuất một số nhóm giải pháp để cải thiện sinh kế bền vững cho người dân sau tái định cư.

- Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn lực của các hộ gia đình để tạo ra thu nhập

Cần thực hiện một số giải pháp nhằm kiểm sốt sự thay đổi đột ngột của mơi trường ảnh hưởng đến sinh kế bền vững, cụ thể:

+ Việc thành lập các trung tâm tư vấn, các đoàn hội hỗ trợ pháp lý cho các hộ dân là điều cần thiết. Các hội này cần theo sát các hộ khó khăn, hỗ trợ xây dựng các phong trào, tạo đoàn kết trong khu dân cư mới.

Cần thành lập các trung tâm tư vấn, các câu lạc bộ để tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị để hỗ trợ các hộ gia đình nhằm kiểm sốt sự thay đổi đột ngột của môi trường ảnh hưởng đến sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức về sinh kế bền vững.

Bên cạnh đó, cần có những giải pháp cụ thể hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực sinh kế:

+ Với vốn con người, cần hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân tái định cư: Cần xây dựng kế hoạch dài hạn nhằm giúp người dân tiếp cận nhanh nhất có thể với thị trường lao động mới, các chương trình đào tạo nghề, hội chợ giải quyết việc làm, tư vấn việc làm phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người bị ảnh hưởng tiếp cận nhanh nhất đến công việc mới và phù hợp.

Nâng cao vai trị và tiếng nói của phụ nữ trong gia đình. Hỗ trợ về kiến thức, thơng tin và nguồn vốn giúp phụ nữ tạo dựng và duy trì các sinh kế tạo thu nhập cho hộ.

+ Với vốn tài chính: Cần phải có sự tư vấn từ chính quyền, từ các tổ chức hội đoàn nhằm giúp người dân sử dụng tiền đền bù một cách hợp lý và hiệu quả, hỗ trợ tiền đầu tư đào tạo nghề, mua sắm trăng thiết bị phục vụ sản xuất; khuyến khích người dân mua bảo hiểm đối với các loại hình sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục mở rộng nguồn tín dụng, cải thiện thời gian và định mức vay đối với nhóm hộ nghèo đi đơi với hỗ trợ tập huấn sử dụng vốn hiệu quả cho các đối tượng này. Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng để tái sản xuất, mua trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

+ Với vốn tự nhiên: Vấn đề nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại nơi định cư mới cần được coi trọng. Khi ý thức được nâng cao, mơi trường sống trong lành tình trạng sức khỏe được cải thiện, họ mới cảm thấy việc di chuyển đến nơi ở mới khơng phải là việc q khó khăn và sẽ dần thích nghi với điều kiện tự nhiên mới.

+ Với vốn vật chất: cần phát huy cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở của địa bàn khu dân cư để mở rộng, phát triển các loại hình thương mại –dịch vụ. Tạo điều

kiện tốt nhất cho các hộ di dời tăng thêm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp. Điều kiện vật chất phải được cải thiện tốt hơn nơi ở cũ.

+ Với vốn xã hội: Tăng cường thể chế, năng lực của chính quyền, các đồn thể tại địa phương. Chính quyền cần khuyến khích người dân tham gia vào các đòan thể, các hội để giao lưu, học hỏi nhằm tạo dựng mối quan hệ trong cộng đồng, hỗ trợ nhằm tăng cường tất cả hoạt động của các hội, đoàn thể và các tổ chức chính tri xã hội ở các khu dân cư mới để nhằm gắn kết mối quan hệ các hộ gia đình.

- Nhóm giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả tác động của hệ thống chính sách thể chế của Nhà nước và cộng đồng

+ Nói về ngun nhân chính khiến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc đối với người có đất và tài sản bị thu hồi, , đơn giá đền bù, bồi thường, hỗ trợ vẫn đang là điểm mấu chốt. Hiện nay, đa số các dự án phục vụ lợi ích cơng cộng hoặc dự án có tính chất thương mại, khi áp giá đền bù thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Trong khi đó, chính sách tái định cư, hậu đền bù chưa bền vững. Bất kể dự án thu hồi đất phục vụ cơng cộng hoặc có tính chất thương mại, phát triển kinh tế - xã hội thì cũng phải đặt ưu tiên lên hàng đầu quyền lợi người có đất bị thu hồi. Giải quyết được mấu chốt này sẽ khơng có chuyện khiếu nại, khiếu kiện hoặc cưỡng chế. Do đó, nhà nước cần áp dụng chính sách tái điều chỉnh đất đai, tái phân lô đất đai để chỉnh trang - tái phát triển đơ thị đồng thời xác định vai trị cơ quan nhà nước trong việc kiến tạo chính sách, thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, vận động, thuyết phục người dân đồng thuận.

+ Ngồi ra, tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, thậm chí gay gắt giữa người dân và chính quyền do hệ thống pháp luật khơng thống nhất, thay đổi, mâu thuẫn, chồng chéo nên việc giải quyết ngay từ đầu đã vướng mắc, việc áp dụng trong thực tiễn kéo dài.... Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đã cung cấp thiếu, không rõ ràng các văn bản như quyết định thu hồi, phương án bồi thường, đơn giá đền bù, thông báo cuộc họp… dẫn đến người dân khiếu nại lịng vịng, kéo dài q trình giải quyết, thụ lý đơn kiện. Vì thế, cơ quan hành chính khi thực hiện cơng vụ phải công khai

rõ ràng văn bản, giao nhận đầy đủ cho người dân. Có như vậy mới khiến người dân hiểu và đồng tình cũng như để chính người dân tham gia vào quá trình giám sát, hạn chế các tiêu cực.

Rõ ràng, để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong bồi thường, giải phóng mặt bằng không chỉ cần đến các quy định pháp luật cụ thể, minh bạch, mà còn cần đến sự thực thi chính sách cơng bằng, hài hịa của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

+ Ngồi ra, Chính phủ phải tạo được nguồn cầu lao động dồi dào trên tầm vĩ mô, thường xuyên dự báo cập nhật thị trường lao động. Tại địa phương cần khuyến khích doanh nghiệp tạo cơng ăn việc làm, trợ cấp thất nghiệp…

+ Xây dựng các chính ưu đãi đối với các doanh nghiệp có cam kết là sử dụng lao động trên địa bàn. Tạo điều kiện để các hộ tiếp cận với phương thức lao động tiên tiến, kỹ thuật hiện đại. Tập huấn, đào tạo và khuyến khích các mơ hình kinh tế hiệu quả, đơn giản, kinh tế hộ gia đình.

+ Hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế đối với các hộ gia đình tiên phong phát triển làng nghề truyền thống, tạo nét đặc sắc cho địa phương.

+ Xây dựng và phát động các phong trào thi đua sản xuất giữa các cộng đồng dân cư.

- Nhóm giải pháp nhằm ổn định an sinh xã hội cho các hộ dân

+ Chính sách hỗ trợ về y tế: Phát triển các chương trình y tế quốc gia để chăm sức khoẻ cho người dân. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.

+ Chính sách bảo trợ xã hội hỗ trợ pháp lý và cử người giám hộ đối với các hộ gia đình là hộ già, neo đơn, tàn tật trong việc sử dụng tiền đền bù, tiền hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế bền vững khi thực hiện di dời, giải tỏa, tái định cư để cải tạo, xây mới các chung cư cũ xuống cấp , nghiên cứu tại chung cư cô giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)