Kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế bền vững khi thực hiện di dời, giải tỏa, tái định cư để cải tạo, xây mới các chung cư cũ xuống cấp , nghiên cứu tại chung cư cô giang (Trang 61)

Trong trường hợp cần di dời chung cư, chính quyền cố gắng tạo điều kiện để sắp xếp người dân có điều kiện tái định cư tại chỗ hoặc gần nơi cũ. Trong trường hợp khơng bố trí được, cần hỗ trợ người dân tìm nơi ở phù hợp. Trước thực trạng sinh kế của người dân chung cư Cô Giang không được đảm bảo, tác giả để xuất một số nhóm giải pháp để cải thiện sinh kế bền vững cho người dân sau tái định cư.

- Nhóm giải pháp đảm bảo nguồn lực của các hộ gia đình để tạo ra thu nhập

Cần thực hiện một số giải pháp nhằm kiểm sốt sự thay đổi đột ngột của mơi trường ảnh hưởng đến sinh kế bền vững, cụ thể:

+ Việc thành lập các trung tâm tư vấn, các đoàn hội hỗ trợ pháp lý cho các hộ dân là điều cần thiết. Các hội này cần theo sát các hộ khó khăn, hỗ trợ xây dựng các phong trào, tạo đoàn kết trong khu dân cư mới.

Cần thành lập các trung tâm tư vấn, các câu lạc bộ để tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị để hỗ trợ các hộ gia đình nhằm kiểm sốt sự thay đổi đột ngột của môi trường ảnh hưởng đến sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức về sinh kế bền vững.

Bên cạnh đó, cần có những giải pháp cụ thể hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực sinh kế:

+ Với vốn con người, cần hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân tái định cư: Cần xây dựng kế hoạch dài hạn nhằm giúp người dân tiếp cận nhanh nhất có thể với thị trường lao động mới, các chương trình đào tạo nghề, hội chợ giải quyết việc làm, tư vấn việc làm phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người bị ảnh hưởng tiếp cận nhanh nhất đến công việc mới và phù hợp.

Nâng cao vai trị và tiếng nói của phụ nữ trong gia đình. Hỗ trợ về kiến thức, thông tin và nguồn vốn giúp phụ nữ tạo dựng và duy trì các sinh kế tạo thu nhập cho hộ.

+ Với vốn tài chính: Cần phải có sự tư vấn từ chính quyền, từ các tổ chức hội đoàn nhằm giúp người dân sử dụng tiền đền bù một cách hợp lý và hiệu quả, hỗ trợ tiền đầu tư đào tạo nghề, mua sắm trăng thiết bị phục vụ sản xuất; khuyến khích người dân mua bảo hiểm đối với các loại hình sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục mở rộng nguồn tín dụng, cải thiện thời gian và định mức vay đối với nhóm hộ nghèo đi đơi với hỗ trợ tập huấn sử dụng vốn hiệu quả cho các đối tượng này. Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng để tái sản xuất, mua trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

+ Với vốn tự nhiên: Vấn đề nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại nơi định cư mới cần được coi trọng. Khi ý thức được nâng cao, môi trường sống trong lành tình trạng sức khỏe được cải thiện, họ mới cảm thấy việc di chuyển đến nơi ở mới khơng phải là việc q khó khăn và sẽ dần thích nghi với điều kiện tự nhiên mới.

+ Với vốn vật chất: cần phát huy cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở của địa bàn khu dân cư để mở rộng, phát triển các loại hình thương mại –dịch vụ. Tạo điều

kiện tốt nhất cho các hộ di dời tăng thêm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp. Điều kiện vật chất phải được cải thiện tốt hơn nơi ở cũ.

+ Với vốn xã hội: Tăng cường thể chế, năng lực của chính quyền, các đồn thể tại địa phương. Chính quyền cần khuyến khích người dân tham gia vào các đòan thể, các hội để giao lưu, học hỏi nhằm tạo dựng mối quan hệ trong cộng đồng, hỗ trợ nhằm tăng cường tất cả hoạt động của các hội, đồn thể và các tổ chức chính tri xã hội ở các khu dân cư mới để nhằm gắn kết mối quan hệ các hộ gia đình.

- Nhóm giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả tác động của hệ thống chính sách thể chế của Nhà nước và cộng đồng

+ Nói về nguyên nhân chính khiến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc đối với người có đất và tài sản bị thu hồi, , đơn giá đền bù, bồi thường, hỗ trợ vẫn đang là điểm mấu chốt. Hiện nay, đa số các dự án phục vụ lợi ích cơng cộng hoặc dự án có tính chất thương mại, khi áp giá đền bù thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Trong khi đó, chính sách tái định cư, hậu đền bù chưa bền vững. Bất kể dự án thu hồi đất phục vụ cơng cộng hoặc có tính chất thương mại, phát triển kinh tế - xã hội thì cũng phải đặt ưu tiên lên hàng đầu quyền lợi người có đất bị thu hồi. Giải quyết được mấu chốt này sẽ khơng có chuyện khiếu nại, khiếu kiện hoặc cưỡng chế. Do đó, nhà nước cần áp dụng chính sách tái điều chỉnh đất đai, tái phân lô đất đai để chỉnh trang - tái phát triển đơ thị đồng thời xác định vai trị cơ quan nhà nước trong việc kiến tạo chính sách, thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, vận động, thuyết phục người dân đồng thuận.

+ Ngồi ra, tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, thậm chí gay gắt giữa người dân và chính quyền do hệ thống pháp luật không thống nhất, thay đổi, mâu thuẫn, chồng chéo nên việc giải quyết ngay từ đầu đã vướng mắc, việc áp dụng trong thực tiễn kéo dài.... Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đã cung cấp thiếu, không rõ ràng các văn bản như quyết định thu hồi, phương án bồi thường, đơn giá đền bù, thông báo cuộc họp… dẫn đến người dân khiếu nại lịng vịng, kéo dài q trình giải quyết, thụ lý đơn kiện. Vì thế, cơ quan hành chính khi thực hiện cơng vụ phải công khai

rõ ràng văn bản, giao nhận đầy đủ cho người dân. Có như vậy mới khiến người dân hiểu và đồng tình cũng như để chính người dân tham gia vào q trình giám sát, hạn chế các tiêu cực.

Rõ ràng, để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong bồi thường, giải phóng mặt bằng khơng chỉ cần đến các quy định pháp luật cụ thể, minh bạch, mà cịn cần đến sự thực thi chính sách cơng bằng, hài hịa của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

+ Ngồi ra, Chính phủ phải tạo được nguồn cầu lao động dồi dào trên tầm vĩ mô, thường xuyên dự báo cập nhật thị trường lao động. Tại địa phương cần khuyến khích doanh nghiệp tạo công ăn việc làm, trợ cấp thất nghiệp…

+ Xây dựng các chính ưu đãi đối với các doanh nghiệp có cam kết là sử dụng lao động trên địa bàn. Tạo điều kiện để các hộ tiếp cận với phương thức lao động tiên tiến, kỹ thuật hiện đại. Tập huấn, đào tạo và khuyến khích các mơ hình kinh tế hiệu quả, đơn giản, kinh tế hộ gia đình.

+ Hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế đối với các hộ gia đình tiên phong phát triển làng nghề truyền thống, tạo nét đặc sắc cho địa phương.

+ Xây dựng và phát động các phong trào thi đua sản xuất giữa các cộng đồng dân cư.

- Nhóm giải pháp nhằm ổn định an sinh xã hội cho các hộ dân

+ Chính sách hỗ trợ về y tế: Phát triển các chương trình y tế quốc gia để chăm sức khoẻ cho người dân. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.

+ Chính sách bảo trợ xã hội hỗ trợ pháp lý và cử người giám hộ đối với các hộ gia đình là hộ già, neo đơn, tàn tật trong việc sử dụng tiền đền bù, tiền hỗ trợ một cách hiệu quả nhất cho sinh kế của họ. Bên cạnh đó cũng tư vấn và khích lệ người dân lao động tích lũy dần để cóvốn tái đầu tư sản xuất.

+ Chính sách hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt: Tại nơi ở mới, chính quyền cần giám sát chặt chẽ các hạng mục cơng trình cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước phục vụ đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong trường hợp không đủ tiền

được nợ tiền đất nhà nước, nhà nước cần hỗ trợ hộ tái định cư, qua đó có cơ hội sử dụng tiền đền bù, tiền hỗ trợ để đầu tư sản xuất kinh doanh, đăng ký học nghề…

5.3. Hạn chế của đề tài

Di dân tái định cư là một vấn đề phức tạp và để lại hậu quả lâu dài. Nó ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân khu vực di chuyển cũng như dân cư xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Để làm tốt cơng tác di dân địi hỏi phải có sự phối hợp nhiều mặt, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan. Từ cơ chế, chính sách – là căn cứ để triển khai công tác di dân, đến quá trình triển khai thực hiện đều phải được thực hiện một cách quy củ và không ngừng được đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trên cơ sở nhận thức lý luận và thực tiễn, đảm bảo sinh kế cho các hộ dân nói chung và cho các hộ thuộc diện tái định cư nói riêng, đồng thời căn cứ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, luận văn nêu ra phương hướng, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy việc đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân sau khi di dời, giải tỏa. Các giải pháp mà luận văn đề xuất mang tính đồng bộ, có tác dụng hỗ trợ nhau nhằm mục tiêu đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn. Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu để viết luận văn, nhưng do trình độ và thời gian có hạn, nên luận văn khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

1. Đỗ Văn Hòa, Trịnh Khắc Thẩm (1999), “Nghiên cứu di dân ở Việt

Nam”,

NXB nông nghiệp, Hà Nội.

2. Ngân hàng phát triển Châu Á (1995), “Cẩm nang về tái định cư, hướng

dẫn thực hành”, ADB, Hà Nội.

3. Ngân hàng phát triển Châu Á (2000), “Chính sách tái định cư khơng tự

nguyện ở Việt Nam”, ADB, Hà Nội.

4. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) (2006), Tài liệu tham luận “Đánh giá nghèo đói và thị trường có sự tham gia tại Đắc nơng”, ADB, Hà Nội, số 19, http://www.markets4poor.org.

5. Bùi Văn Tuấn, 2015, Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững

cho cộng đồng dân cư ven đơ Hà Nợi trong q trình đơ thị hóa, Tạp chí Khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 31, Số 5, 96-108.

6. Trần Tiến Khai (2011), Các bài giảng môn Chuyển đổi cơ cấu nông thơn, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.

7. DFID, 1999, Sustainable Livelihood Guidance Sheets, http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance dẫn theo Nguyễn Văn Sửu (2010), “Khung sinh kế bền vững: Mợt cách phân tích tồn diện về phát triển và giảm nghèo”, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, tr 3-12.

8. Thiều Chung Nghĩa, 2010, Cơ hội sinh kế cho người dân tái định cư tập

trung khi triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh,

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

9. Phạm Thị Minh Thủy (2009), “Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất

và ổn định đời sống của các hợ dân tại mợt số khu tái định cư dự án thủy điện Sơn La”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường ðại học nông nghiệp, Hà Nội

10. Đặng Tiến Sĩ, Phạm Thị Tuyền, Đặng Hùng Võ, Đỗ Thị Tám (2015),

khai một số dự án tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học và Phát

triển 2015, tập 13, số 1: 82-89.

11. Nguyễn Thị Oanh (2013), Sự hài lòng của người dân về bồi thường giải

phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ,

Trường Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Đinh Thị Thu Thủy (2015), Nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội theo quan điểm tiếp cận hai chiều, Luận

văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên.

13. Tạ Thị Hà (2011), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ

tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án tḥc huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp

Hà Nội.

14. Khúc Thị Thanh Vân (2007), “Ảnh hưởng của chính sách tái định cư đến

đời sống người dân sau tái định cư, nghiên cứu trường hợp thủy điện Bản Vẽ”,

Luậnvăn Thạc sỹ xã hội học, Viện xã hội học, Hà Nội. 15. Tạp chí Cộng sản

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/NghiencuuTraodoi/2009/866/Chinh -sach-den-bu-khi-thu-hoi-dat-cua-mot-so-nuoc.aspx

16. Trang thông tin điện tử - Ban Nội chính Trung Ương

http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/kinh-nghiem-thu-hoi-dat-cua-mot- so-quoc-gia-tren-the-gioi-292298/

17. Cơ sở dữ liệu khoa học Hành chính - Luật - Kinh tế

http://thanhtra.edu.vn/

B. Tài liệu tiếng Anh

1. Thee Nam Jung (2010), Mối liên hệ tam giác trong hệ thống đất đai ở

Hàn

kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại tại Việt Nam” ngày 10/09/2010.

2. Chambers, R. and G. Conway (1992), Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century (Sinh kế nông thôn bền v ng: các khái niệm thực hành cho thế kỷ 21). IDS discussion paper, 296. Brighton.

3. DFID (2000), Sustainable livelihoods guidance sheets, http://www.livelihoods.org.

4. Ellis, F (1999), Rural livelihoods diversity in developing countries: evidence and policy implication. Overseas development institute

5. Ellis, F (2000), The determinants of rural livelihoods diversification in developing countries. Journal of agricultural Economics

6. Junior R. Davis (2003), The rural non – farm economy, livelihoods sanh their diversification: issues anh option.

7. Scoones (1998), Sustainable rural livelihoods: A framework for analysis, IDS working paper No.72. Brighton: IDS.

Phụ lục 1

DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM KHẢO Ý KIẾN

SSTT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ ĐƠN VỊ

01 Lương Quý Hòa Trưởng ban Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng Quận 1 02 Thái Đức Độ Nguyên Trưởng

ban

Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng Quận 1

03 Nguyễn Ngọc Thảo Chuyên viên Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng Quận 1

04 Ngơ Đức Tuấn Trưởng phịng Phịng Tài nguyên và Môi trường Quận 1 05 Lê Minh Phát Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Cô

Giang

06 Nguyễn Minh Quang

Cán bộ địa chính-xây dựng

Ủy ban nhân dân phường Cơ Giang

07 Nguyễn Đức Thắng Đội trưởng

Đội Thanh tra địa bàn Quận 1- Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

08 Võ Hồng Thắng Thanh tra viên Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

Phụ lục 2

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

ĐÁNH GIÁ, KHẢO SÁT SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN DI DỜI ĐỂ CẢI TẠO, XÂY MỚI CÁC CHUNG CƯ CŨ XUỐNG CẤP – TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU TẠI CHUNG CƯ CƠ GIANG, QUẬN 1

Kính chào Ơng/Bà!

Tôi tên là Lâm Thành Đức, hiện tôi đang là học viên cao học ngành Quản lý công, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Tơi thực hiện cuộc phỏng vấn này nhằm mục tiêu tìm hiểu tình hình đời sống và đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế cho các hộ dân khi nhà nước thực hiện di dời giải tỏa để cải tạo, xây mới các chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn Quận 1. Rất mong hộ gia đình dành chút thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế bền vững khi thực hiện di dời, giải tỏa, tái định cư để cải tạo, xây mới các chung cư cũ xuống cấp , nghiên cứu tại chung cư cô giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)