CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Phân tích sự khác biệt năng suất lao động trong các nhóm của thành phần
nhân khẩu học
Phân tích phương sai một yếu tố (cịn gọi là oneway anova)
Phân tích phương sai một yếu tố dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai lầm chỉ là 5%
Ví dụ: Phân tích sự khác biệt giữa các thuộc tính khách hàng (giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập…) đối với 1 vấn đề nào đó (thường chọn là nhân tố phụ thuộc, vd: sự hài lịng).
Một số giả định khi phân tích ANOVA:
- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.
- Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hay cỡ mẫu phải đủ lớn để
được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.
- Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.
Lưu ý: nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau khơng đáp ứng được thì bạn có thể dùng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis để thay thế cho ANOVA.
Levene test
Ho: “Phương sai bằng nhau” Sig < 0.05: bác bỏ Ho
Sig >=0.05: chấp nhận Ho -> đủ điều kiện để phân tích tiếp anova
ANOVA test
Ho: “Trung bình bằng nhau”
Sig >0.05: bác bỏ Ho -> chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt. Sig <=0.05: chấp nhận Ho -> đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt.
Khi có sự khác biệt thì có thể phân tích sâu hơn để tìm ra sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm quan sát. (Hồng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Bảng 4.11. Kết quả Anova Test & Kruskal-Wallis Test cho biến trình độ học vấn
ANOVA Test Kruskal-Wallis Test Levene Statistic ANOVA Chi-Square Asymp. Sig.
P .088 .000 42.441 .000
DH .428 .006 9.145 .027
TN .818 .463 1.938 .585
CT .848 .058 7.123 .068
Với mức ý nghĩa của Sig. > 0.05, tất cả các biến đều đủ điều kiện để phân tích ANOVA.
Với mức ý nghĩa quan sát Sig. nếu chấp nhận độ tin cậy của phép kiểm định này là 90% (mức ý nghĩa = 0.1) thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố P, DH, và CT giữa 4 nhóm người có trình độ học vấn khác nhau. Nhìn vào bảng mơ tả thống kê chúng ta có thể thấy mức độ quan trọng có vẻ được đánh giá cao khi học vấn càng cao.
Xác định chỗ khác biệt (phân tích sâu ANOVA)
Bảng 4.12. Kết quả xác định chỗ khác biệt
Dependent
Variable (I) Hoc van
(J) Hoc van Sig. (Dunnett t (2-sided)) Mean Rank (Kruskal- Wallis Test) P
Duoi THPT Dai hoc .000 63.63
THPT Dai hoc .000 104.32
Trung cap, cao dang Dai hoc .542 158.55
Dai hoc 170.18
DH
Duoi THPT Dai hoc .209 106.44
THPT Dai hoc .120 114.81
Trung cap, cao dang Dai hoc .988 142.58
Dai hoc 140.35
TN
Duoi THPT Dai hoc .975 134.69
THPT Dai hoc .875 120.15
Trung cap, cao dang Dai hoc .971 133.19
Dai hoc 128.32
CT
Duoi THPT Dai hoc .685 130
THPT Dai hoc .095 115.55
Trung cap, cao dang Dai hoc .698 136.64
Chúng ta có thể thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa:
- Năng suất lao động của nhóm có trình độ học vấn dưới THPT và đại học; năng suất lao động của nhóm học vấn THPT và đại học.
- Khơng khí tâm lý cạnh tranh giữa nhóm học vấn THPT và đại học.
Kiểm định Kruskal - Wallis
Sử dụng để kiểm định sự khác biệt về phân phối giữa ba (hoặc nhiều hơn ba) nhóm khơng có phương sai tương đương nhau.
Kết quả bảng 4.11 cho giá trị thống kê Chi-bình phương của biến P, PH, và CT là 42.442, 9.145, 7.123 với mức ý nghĩa quan sát Sig. là 0.000, 0.027, và 0.068 do đó có thể kết luận rằng 3 biến này có sự khác nhau trong từng nhóm trình độ học vấn. Bảng 4.12 cho thấy:
- Năng suất lao động: nhóm Đại học có hạng trung bình lớn nhất
- Định hướng năng suất: nhóm Trung cấp, Cao đẳng có hạng trung bình lớn nhất
- Khơng khí tâm lý cạnh tranh: nhóm Đại học có hạng trung bình lớn nhất
Tóm tắt
Chương 4 đã trình bày hồn chỉnh toàn bộ kết quả của bài nghiên cứu: Đo lường năng suất lao động của nhân viên bán hàng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại TP.HCM, kết quả cho thấy sự định hướng hay động lực có tác động mạnh nhất tới năng suất vì vậy nên đầu tư tập trung nhiều vào yếu tố này, bên cạnh đó thì một mơi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, sự phản hồi của người giám sát cũng có đóng góp khơng nhỏ tới năng suất lao động, tiếp đó là khả năng thích nghi trong bán hàng và sự hỗ trợ từ tổ chức. Qua phân tích sâu ANOVA thì có sự khác biệt về Định hướng năng suất, Khơng khí tâm lý cạnh tranh và Năng suất lao động ở từng nhóm nhân viên bán hàng có trình độ học vấn khác nhau. Và sau khi kiểm định cho kết quả còn 5 thành phần gồm 18 biến quan sát có ảnh hưởng tới năng suất lao động theo mơ hình ban đầu đề xuất. Sau đây chương 5 sẽ kết luận về toàn bộ bài nghiên cứu và đưa ra hàm ý cho nhà quản trị để nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng.