CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích mẫu
4.1.1. Thống kê mẫu
Bảng câu hỏi được phát cho nhân viên bán hàng đang làm việc tại các công ty hàng tiêu dùng nhanh, với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau khi thu thập và sàng lọc, tổng cộng có 250 mẫu hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu của bài nghiên cứu.
Hình 4.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính
Sau khi xử lý số liệu và thống kê, kết quả về các yếu tố nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn của nhân viên bán hàng đang làm việc tại các công ty ngành hàng tiêu dùng nhanh được khảo sát được thể hiện từ hình 4.1 đến hình 4.3 Nam 16% Nữ 84% > 25 23% 25-35 61% < 35 16%
Đáp viên là những nhân viên bán hàng cho các công ty thuộc ngành hàng tiêu
dùng nhanh Unilever, Masan,
Vinamilk, P&G, Palmolive, Nivea, và một số công ty khác. Thông tin về mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:
4.1.2. Đặc điểm mẫu
Về trình độ học vấn (Hình 4.3): Phần lớn các đáp viên có trình độ học vấn ở
bậc THPT chiếm 57%; tiếp đến là trung cấp, cao đẳng chiếm 33%; đáp viên có trình độ đại học là 7%, và dưới THPT là 3%.
Về độ tuổi (Hình 4.2): Đáp viên có độ tuổi trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất
(16%), 61% đáp viên có độ tuổi từ 25 – 35, độ tuổi dưới 25 chiếm 23%.
Về giới tính (Hình 4.1): Trong tổng số nhân viên bán hàng được khảo sát có
16% là nam, cịn lại là nữ, chiếm 84%.
Tóm lại, cơ cấu mẫu cho thấy phần lớn các đáp viên là nữ (chiếm 84%); độ tuổi từ 25 – 35 chiếm trên 60% tổng số đáp viên; trình độ học vấn bậc THPT chiếm đa số (57%).
Tiếp theo là bước phân tích kiểm định độ tin cậy của thang đo, một trong những phần quan trọng nhất để có thể tiến hành các bước phân tích sau.