CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Tóm tắt các phát hiện chính
Mục đích của nghiên cứu này là xác định mức độ gắn bó của người lao động đối với cơng ty trong hiện tại cũng như những yếu tố quan trọng giải thích đáng kể cho sự gắn bó của người lao động trong công ty CSCV bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố này. Căn cứ vào tống quan lý thuyết trong lĩnh vực này, một mơ hình nghiên cứu đã được phát triển cho nghiên cứu này. Mơ hình này đã được kiểm tra với một mẫu gồm 316 người lao động đang làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm tại công ty CSCV. Đầu tiên, dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá và tinh lọc các thang đo của tất cả các nhân tố được phát triển trong nghiên cứu bằng cách kiểm tra độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố. Sau đó, các dữ liệu được phân tích qua phân tích hồi quy bội để kiểm tra mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Với những kết quả thu được, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong thực tiễn quản lý, cụ thể như sau:
Về mức độ gắn bó của người lao động tại cơng ty hiện nay. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hơn 90% người lao động hiện tại rất gắn bó với cơng ty và họ đánh giá cao việc được là thành viên cũng như các hoạt động của công ty này. Tuy nhiên, có 31 người tham gia khảo sát (chiếm gần 10%) nghĩ rằng họ không thực sự gắn bó với cơng ty này. Điều này có nghĩa là vẫn còn một khoảng trống giữa tình trạng hiện tại của công ty và nhu cầu thực sự của người lao động để có thể nâng cao mức độ gắn bó của người lao động đối với công ty nhiều hơn nữa.
Về thang đo sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy (với
tiêu chuẩn của điểm cắt Cronbach Alpha là 0.7) và có thể được sử dụng cho những nghiên cứu khác.
Về các nhân tố ảnh hưởng đế sự gắn bó của người lao động trong cơng ty, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có ba nhân tố có quan hệ đồng biến đến sự gắn bó của người lao động đối với cơng ty nhưng với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đó là nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức (β = 0.300), nhận thức về sự công bằng về mặt thủ tục (β = 0.223) và nhận thức về sự hỗ trợ từ người quản lý (β = 0.120).
Nghiên cứu này cũng củng cố thêm kết quả của những nghiên cứu trước đây. Theo đó, nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức có ảnh hưởng tích cực nhất đến sự gắn bó của người lao động đối với tổ chức. Điều đó có nghĩa là, những người lao động có nhận thức sâu sắc về sự hỗ trợ từ tổ chức sẽ đáp lại bằng cách gắn bó nhiều hơn với cơng ty. Điều thú vị là đây chính là một biến tiền đề trong nghiên cứu mà lý thuyết về sự trao đổi xã hội đã sử dụng để giải thích thái độ và hành vi của người lao động.
Nhận thức về sự cơng bằng về mặt thủ tục đóng vai trị quan trọng thứ hai trong sự gắn bó của người lao động đối với tổ chức. Điều này cho thấy tầm quan trọng của Nhận thức về sự công bằng về mặt thủ tục như trong mơ hình của Kahn (1990). Nghĩa là, những người lao động có nhận thức sâu sắc về sự công bằng về mặt thủ tục sẽ đáp lại bằng cách gắn bó nhiều hơn với cơng ty.
Nghiên cứu này cũng xác định được vai trị tích cực của nhận thức về sự hỗ trợ từ người quản lý trong việc nâng cao mức độ gắn bó của người lao động đối với tổ chức. Mặc dù ảnh hưởng của nhân tố này là thấp nhất trong so sánh với các yếu tố khác trong sự gắn bó của người lao động đối với tổ chức, sự tồn tại của yếu tố này cũng hỗ trợ cho lập luận rằng nhận thức về sự hỗ trợ từ người quản lý cũng cần được xem xét như một yếu tố dự báo cho sự gắn bó của người lao động đối với tổ chức.
Để tăng cường mức độ gắn bó của người lao động trong công ty, trước hết nên tập trung cải thiện những nhân tố có mức độ nhận thức thấp nhất (giá trị trung bình nhỏ nhất) và mức độ ảnh hưởng đến sự gắn bó là cao nhất (β lớn nhất). Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét đến đặc thù của công ty (quyền sở hữu, qui mơ, …) và của người lao động (giới tính, độ tuổi, …) trong quá trình cải thiện.
Về kết quả kiểm định trung bình tổng thể. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có sự khác nhau giữa nam và nữ cũng như giữa các độ tuổi khác nhau về mức độ ảnh hưởng của việc nhận thức về sự công bằng về mặt thủ tục đối với mức độ gắn bó của người lao động đối với tổ chức, mà cụ thể là những người nữ có nhận thức sâu sắc về sự công bằng về mặt thủ sẽ đáp lại bằng cách gắn bó nhiều hơn với cơng ty. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác nhau giữa nam và nữ về mức độ ảnh hưởng của việc nhận thức về sự hỗ trợ từ người quản lý đối với mức độ gắn bó của người lao động đối với tổ chức. Do đó, cơng ty nên có những chiến lược khác nhau để cải thiện nhận thức về sự công bằng về mặt thủ tục và nhận thức về sự hỗ trợ từ người quản lý tùy vào giới tính cũng như độ tuổi của người lao động.