Nguồn vốn tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho hộ dân xã đắk plao, huyện đắk glong, tỉnh đắk nông khi phải di dời do dự án thủy điện đồng nai 3 (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Nguồn vốn sinh kế của các hộ tái định cư tại xã Đắk Plao

4.1.2 Nguồn vốn tự nhiên

Về đất ruộng, trước tái định cư bình quân 1 hộ 4 sào ruộng trồng lúa nước đủ ăn hoặc dư

nhưng về nơi mới hầu như khơng có ruộng trồng lúa, gạo phải mua, chỉ có hai hộ có lúa rẫy nhưng không đủ ăn.

Về đất rẫy, sau tái định cư diện tích đất rẫy bình quân 1 hộ là 1 ha 7 sào gồm có đất tự

phát, đất được cấp, đất mua và đất cơng ty giao trồng, cịn nơi cũ bình qn 1 hộ 1 ha 5 sào với phần lớn đất tự phát do ông bà tổ tiên để lại.

Về loại cây trồng, trước tái định cư người dân xã Đắk Plao trồng nhiều loại cây khác nhau

như cà ri, mít, cà phê, thơm, xồi, điều, chuối, bắp, mì; sau tái định cư trồng chủ yếu cà phê để có thu nhập, cịn phần lớn mì, bơ khơng mang lại thu nhập.

Về chất lượng đất, trước tái định cư đất để trồng trọt phần lớn là đất tốt, bằng, đủ nước. Sau tái định cư, 77% số hộ than phiền không đủ nước tưới, 60% than phiền đất dốc và 48% số hộ than phiền đất xấu.

Tình trạng sở hữu đất của một số hộ dân gặp trục trặc. 50% số hộ được phỏng vấn đất chưa được cấp, đang chờ Nhà nước cấp. 34% số hộ có đất nhưng bị tranh giành, lấn chiếm từ trước nên không canh tác được.

Hình 4.5 Địa hình rẫy dốc

Nguồn: tác giả chụp tháng 12/2016

Hình 4.6 Đường vào rẫy

Hình 4.7 Khu vực lịng hồ thủy điện Đồng Nai 3 (Đắk Plao cũ)

Nguồn: tác giả chụp tháng 12/2016

Ghi nhận một số phản ánh về đất đai của các hộ dân xã Đắk Plao: đất xấu tốn phân, đất thiếu nhiều, nơi cũ mì to, giờ khơng lên được; đất trồng mì lúc trước được 7, 8 năm, nay còn 2 vụ năng suất thấp; đất đai không được cấp như mong muốn, tiến độ chậm, đến nay một số hộ chưa được cấp, tiền đền bù chậm, chi trả rải rác chưa dứt điểm. Hộ H’Mách thơn 1: chờ 6 năm được cấp đất vì đất trên giấy bốc thăm chưa được cấp, đất 4 sào cấp bị xâm chiếm. Một số hộ có đất ở Đắk Plao cũ như: hộ Giàng Seo Dèn ở thơn 5 cho biết cịn 4 ha cà phê, mít vẫn làm trong khu cũ chưa đền bù, nơi cũ cà phê tốt; hộ K’Briu thôn 3 cho biết: nơi mới ít đất, nơi cũ tổ tiên để lại canh tác nhiều, còn 4,8 ha cà phê đang thu hoạch trên cos ngập, ở Đắk Plao mới nhưng đi làm ở Đắk Plao cũ; hộ K’Dép thôn 3 mua đất Đắk Plao cũ gần 1 ha trồng cà, mì.

Về nguồn nước tưới, 67% số hộ than phiền nước tưới hiếm hoặc khơng có nước do ở xa

cơng trình thủy lợi, khơng có máy bơm nước tưới; 23% hộ cho rằng nước tưới như trước và 10% hộ nói nước tưới tốt hơn; nguồn nước tưới cây đến từ suối, hồ (Hình 4.8).

Hình 4.8 Tình hình nước tưới

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra Về tài nguyên rừng, diện tích rừng trên địa bàn xã là rừng sản xuất, thuộc quản lý của Xí

nghiệp LN Quảng Khê, công ty Hào Quang, công ty Kim Tín, cơng ty Mai Khôi và trại giam An Phước và một số diện tích rừng khoảng 2.349,62 ha giao cho địa phương quản lý bảo vệ. Hiện các đơn vị quản lý đã tiến hành trồng rừng trên phần lớn diện tích được giao (chủ yếu là rừng nguyên liệu giấy); do phương án tái định canh của Ban quản lý Thủy điện 6 triển khai chậm nên tình trạng lấn chiếm đất rừng, đốt nương làm rẫy làm cho diện tích và chất lượng rừng ngày càng bị suy giảm. Ngoài ra, công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế nên tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn cịn xảy ra, do đó diện tích và chất lượng rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho hộ dân xã đắk plao, huyện đắk glong, tỉnh đắk nông khi phải di dời do dự án thủy điện đồng nai 3 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)