Nguồn vốn vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho hộ dân xã đắk plao, huyện đắk glong, tỉnh đắk nông khi phải di dời do dự án thủy điện đồng nai 3 (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Nguồn vốn sinh kế của các hộ tái định cư tại xã Đắk Plao

4.1.4 Nguồn vốn vật chất

Cơ sở hạ tầng vật chất

Điện: 58% số hộ được phỏng vấn cho rằng về nơi mới điện lưới tốt hơn, 38% số hộ cho

rằng hệ thống điện như trước còn 4% số hộ cho rằng hệ thống điện xấu hơn.

Hình 4.11 Tình hình điện thắp sáng

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

Đường: 60% số hộ cho rằng về nơi mới hệ thống đường tốt hơn, 15% hộ cho rằng hệ

thống đường như trước và 25% hộ cho rằng hệ thống đường xấu hơn. Một số ý kiến nói hệ thống đường nơi mới xấu hơn vì đã xuống cấp có nhiều ổ gà.

Hình 4.12 Tình hình đường giao thơng

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

4% 38% 58% xấu hơn như trước tốt hơn 25% 15% 60% xấu hơn như trước tốt hơn

Nước sinh hoạt: 69% hộ nói về nơi mới hệ thống nước sạch xấu hơn, 21% hộ nói hệ thống

nước sạch như trước, chỉ 10% hộ nói hệ thống nước sạch tốt hơn. Một số hộ phản ánh: giếng khoan phèn nên nước uống đục, thiếu nước hộ tự bỏ tiền đào; có cơng trình nhà nước khoan bị bỏ đó vì kẹt máy bơm. Một số hộ mua nước thùng về uống tăng chi phí sinh hoạt. Hệ thống cấp nước gồm giếng khoan và các bể chứa lớn nhỏ được đầu tư xây dựng rất bài bản, nhưng bà con sử dụng được hơn nửa năm thì hỏng và giờ đã bỏ hoang. Hố khoan sụt đất, đường ống dẫn nước vỡ, bể chứa nước bằng bê tơng đã trơ đáy, cỏ dại trùm kín lối đi. Ơng Nguyễn Văn Ngọc, ở thôn 2, than phiền: dân chúng tôi khổ sở vì thiếu nước. Mùa mưa, bà con hứng nước từ mái nhà để dùng. Nhưng mùa khô phải thay nhau xuống suối gùi từng can hoặc mua nước để ăn, với giá 50.000 đồng/m3, (Xuân Lãm – Thế Thắng, 2014).

Hình 4.13 Tình hình nước sinh hoạt

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

Truyền hình: 60% hộ nói về nơi mới chất lượng truyền hình tốt hơn, 29% hộ nói như trước và 11% hộ nói chất lượng xấu hơn.

69% 21%

10%

Hình 4.14 Tình hình truyền hình

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

Loa: 58% hộ nói về nơi mới hệ thống loa tốt hơn, 27% hộ nói chất lượng như trước và

15% hộ nói chất lượng loa xấu hơn.

Hình 4.15 Tình hình loa

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

Trường học: 75% hộ nói về nơi mới hệ thống trường học tốt hơn, 19% hộ nói như trước

và 6% hộ nói xấu hơn.

Hình 4.16 Tình hình trường học

11%

29% 60%

xấu hơn như trước tốt hơn

15%

27% 58%

xấu hơn như trước tốt hơn

6%

19%

75%

Nhà văn hóa: 77% hộ nói về nơi mới chất lượng nhà văn hóa tốt hơn, 19% hộ nói như trước và 4% hộ nói xấu hơn.

Hình 4.17 Tình hình nhà văn hóa

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

Trạm y tế: 79% hộ nói về nơi mới chất lượng trạm y tế tốt hơn, 17% hộ nói như trước và

4% hộ nói xấu hơn.

Hình 4.18 Tình hình trạm y tế

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

Chợ nơng thơn chưa có.

Về cơ sở hạ tầng vật chất, nhìn chung hệ thống điện, đường, truyền hình, loa phát thanh, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế ở nơi mới tốt hơn nơi cũ. Nước sinh hoạt là vấn đề đáng chú ý với 69% hộ phỏng vấn về nơi mới tình hình nước sinh hoạt xấu hơn. Chợ nơng thơn vẫn chưa được xây dựng.

4% 19% 77% xấu hơn như trước tốt hơn 4% 17% 79%

Nhìn chung về nơi TĐC, hệ thống điện, đường, truyền hình, loa, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế được đánh giá tốt hơn, những tài sản này giúp đời sống sức khỏe, văn hóa, tinh thần của người dân được chăm lo tốt hơn. Tuy nhiên, hệ thống nước sinh hoạt lại không đáp ứng được cơ bản nhu cầu người dân, chính quyền cần quan tâm hỗ trợ người dân để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cả về số lượng và chất lượng vì nguồn nước sẽ tác động đến sức khỏe người dân.

Tài sản phục vụ sản xuất

Về nơi mới, có 14 hộ khơng cịn trâu với lý do: trâu khơng có nơi chăn thả nên bán; cán bộ xã gương mẫu về trước, trâu mất hết do nước dâng; 12 hộ cũng bán bị đi vì ở xa khơng đem về; 7 hộ có số bị tăng lên do được hỗ trợ bởi dự án 3EM; 28 hộ về nơi mới có máy bơm nước do dùng nước giếng nên cần máy bơm; 10 hộ mua thêm máy cày/máy kéo phục vụ công việc nương rẫy.

Bảng 4.4. Biến động tài sản phục vụ sản xuất ở nơi mới Loại tài sản Biến động Số hộ Loại tài sản Biến động Số hộ

Trâu Giảm 14

Bò Giảm 12

Bò Tăng 7

Máy bơm nước Tăng 28

Máy cày/máy kéo Tăng 10

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

Tài sản phục vụ sinh hoạt

Nhà ở: hơn 90% hộ được hỏi được cấp nhà ở tái định cư. Số còn lại thuê hoặc mượn nhà.

Các thiết bị dùng trong cuộc sống hàng ngày: 73% hộ có số điện thoại tăng thêm; 60%

hộ có xe máy tăng thêm; 44% hộ có bếp gas, lúc trước họ dùng bếp củi; 17% hộ về nơi mới có thêm tivi.

Hình 4.19 Biến động tài sản sinh hoạt tăng ở nơi mới

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

4.1.5 Nguồn vốn xã hội

Nguồn vốn xã hội có các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Đoàn

Thanh niên, câu lạc bộ khuyến nông, tổ chức tôn giáo như tin lành, thiên chúa giáo, phật giáo. Các tổ chức này có chức năng phổ biến thông tin, hỗ trợ tinh thần và là cầu nối giúp người dân tiếp cận các nguồn tài trợ của các tổ chức xã hội.

Hội phụ nữ có 63% hộ tham gia, hội nơng dân có 50% hộ tham gia, các tổ chức tơn giáo có 44% hộ tham gia, tổ khuyến nơng có 13% hộ.

Hình 4.20 Tỷ lệ hộ có người tham gia vào các tổ chức

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

73%

60%

44%

17%

điện thoại xe máy bếp gas tivi

50% 63% 6% 13% 13% 44% hội nông dân

hội phụ nữ hội CCB Đồn TN khuyến nơng

tổ chức tôn giáo

Nguồn thông tin của các hộ dân: 65% hộ có thơng tin từ họp thơn, 27% hộ qua tivi và 15% hộ qua đài phát thanh của xã. Những hộ không đi họp thôn do không biết lịch hoặc đi vắng khơng họp.

Hình 4.21 Tỷ lệ hộ thu thập các nguồn thông tin

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra

Nhìn chung về nơi mới, nguồn vốn tự nhiên bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi, nguồn vốn tài chính khi mới về nơi mới tăng lên nhưng giờ đã được các hộ chi tiêu hết, về nguồn vốn con người vì là địa bàn xã vùng 3 điều kiện đặc biệt khó khăn nên các chính sách giáo dục và y tế không thay đổi nhiều, nguồn vốn vật chất tốt hơn nơi cũ, về nguồn vốn xã hội sau tái định cư không thay đổi nhiều so với trước tái định cư do di dời cả xã đến nơi mới nên nếp sinh hoạt cộng đồng và mối quan hệ làng xóm như cũ trong đó hội nơng dân và hội phụ nữ thu hút hộ gia đình tham gia nhiều hơn cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho hộ dân xã đắk plao, huyện đắk glong, tỉnh đắk nông khi phải di dời do dự án thủy điện đồng nai 3 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)