Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra Về tài nguyên rừng, diện tích rừng trên địa bàn xã là rừng sản xuất, thuộc quản lý của Xí
nghiệp LN Quảng Khê, công ty Hào Quang, công ty Kim Tín, cơng ty Mai Khơi và trại giam An Phước và một số diện tích rừng khoảng 2.349,62 ha giao cho địa phương quản lý bảo vệ. Hiện các đơn vị quản lý đã tiến hành trồng rừng trên phần lớn diện tích được giao (chủ yếu là rừng nguyên liệu giấy); do phương án tái định canh của Ban quản lý Thủy điện 6 triển khai chậm nên tình trạng lấn chiếm đất rừng, đốt nương làm rẫy làm cho diện tích và chất lượng rừng ngày càng bị suy giảm. Ngoài ra, công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế nên tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn cịn xảy ra, do đó diện tích và chất lượng rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
4.1.3 Nguồn vốn tài chính
Có 2 hộ được đền nhiều nhất với 900 triệu mỗi hộ, ít nhất là 50 triệu. Có một số hộ quên số tiền đền bù, phần lớn tiền đền bù tiêu hết rồi.
Mục đích sử dụng tiền bồi thường của hộ dân, số tiền đền bù TĐCĐC được 69% số hộ chi
tiêu hàng ngày như xăng xe, ăn uống, thuốc uống, ăn nhậu...; 52% số hộ mua xe máy; 44% số hộ mua trang thiết bị trong nhà (tivi, tủ, giường, bàn ghế, rem màn, bếp gas…); 38% số hộ làm nhà gồm cơi nới nhà tái định cư, làm thêm nhà bếp, làm cổng…; 33% số hộ mua đất ở nơi khác trồng cà như Đắk Man, Đắk Som, Quảng Khê, Lâm Hà; 23% hộ đầu tư vào cà phê (làm đường vào rẫy, mua giống, máy bơm, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,
67% 23% 10% xấu hơn như trước tốt hơn
máy nổ tưới cà, máy xát cà) và các hộ còn sử dụng tiền đền bù vào các mục đích khác như chia cho con, cưới vợ cho con, gửi tiết kiệm, đầu tư học nghề… (Hình 4.9).