CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6 Bất cập trong cải thiện sinh kế tại xã Đắk Plao
Bất cập về loại đất và quyền tài sản đối với đất được cấp. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nơng, chỉ có 163,43 ha/650 ha đất có thể sản xuất nơng nghiệp (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn trái, cây hàng năm), diện tích cịn lại 486,57 ha/650 ha chỉ thích hợp trồng cây lâm nghiệp. Theo yêu cầu của UBND huyện Đắk Glong, số diện tích này chia cho bà con thôn 4 và thôn 5 xã Đắk Plao mỗi hộ 1 ha, tuy nhiên trong đó có diện tích khoảng 50 ha đã bị các hộ dân xâm canh từ năm 2010 để trồng cà phê, tiêu, khoai mì, bắp…. Tại khu 206 ha, có 157,7 ha chia cho các hộ dân tái định cư thôn 1, 2, 3 đủ điều
kiện được nhận đất sản xuất mỗi hộ 0,4 ha; đến tháng 4/2013 đã giao được 141 hộ, nhưng chỉ có 23 hộ canh tác được với diện tích 9,2 ha, các hộ khác khơng dám vào canh tác do bị các hộ xâm canh đe dọa. Tồn bộ số diện tích cịn lại (trừ 30,6 ha các hộ đã nhận tiền bồi thường nhưng không chịu bàn giao mặt bằng) đã bị các hộ dân chiếm, xâm canh từ năm 2011 để trồng cà phê, khoai mì, bắp…Trong quá trình phân chia đất cho các hộ TĐCĐC, có một số trường hợp khơng có thái độ hợp tác với chính quyền như hộ ơng Lê Thanh Nghị, ơng Phí Quang Khang khơng chịu nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và không giao trả đất cho địa phương để bố trí đất tái định canh cho người dân; trường hợp hộ K’ Bích, ơng Phạm Thanh Tình, ơng Phạm Văn Vinh không đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ nhưng không chịu giao trả đất cho địa phương để bố trí đất tái định canh cho người dân; cũng có một số hộ dân được cấp đất tái định canh không sử dụng mà sang nhượng đất cho người khác và không phối hợp với tổ rà sốt đất đai. Ngồi ra, một số trường hợp người dân không phối hợp đo đạc, kiểm kê, xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất với lý do muốn giữ lại đất để sản xuất gây khó khăn cho việc bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất.
Bất cập về sự không nhất quán giữa quy định từ trung ương đến địa phương. Ngày 11/10/2013 Thủ tướng Chính phủ có cơng văn số 1613/TTg-KTN chỉ đạo:“UBND tỉnh
Đắk Nông chỉ đạo các cơ quan liên quan: thu hồi diện tích đất Ban QLDA thủy điện 6 đã khai hoang để giao đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư, đối với khu vực đất xấu xem xét tăng hạn mức giao đất cùng với việc hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng cho phù hợp với điều kiện đất đai”. Trong khi đó, liên quan đến tái định canh 650 ha có Thơng báo số
57/TB-UBND, ngày 03/6/2016 UBND tỉnh chỉ đạo: “Đối với 164 ha đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp: khẩn trương rà soát, cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân đủ điều kiện. Trường hợp diện tích đất vượt hạn mức được cấp thì các hộ dân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp tiền khai hoang theo quy định; Đối với 486 ha không đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp được quy hoạch cho đất lâm nghiệp thì lập hồ sơ cấp đất lâm nghiệp cho dân và đưa số diện tích xâm chiếm vào hạn mức được giao đất cho các hộ dân để trồng rừng. Trường hợp sử dụng đất vượt hạn mức được cấp, không tranh chấp thì xem xét cấp GCNQSDĐ, các hộ dân phải nộp tiền khai hoang và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.” Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1613/TTg-KTN ngày 11/10/2013 thì Thơng báo số 57/TB-UBND, ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh chưa hoàn toàn phù hợp.
Bất cập về công tác bồi thường cây nông nghiệp. Trong quá trình kiểm kê bồi thường xảy
ra tình trạng khơng hài lịng của người dân với chính sách bồi thường của Tỉnh. Theo các biên bản kiểm kê của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư huyện Đắk Glong thì các hộ trồng cây Mai, cây Dứa với diện tích lớn tại xã Đắk Plao (tổng số cây Mai là 613.000 cây của 81 hộ trên diện tích 61 ha, hộ nhiều nhất 62.180 cây; tổng số hộ trồng Dứa là 225 hộ, trên diện tích 89 ha, hộ trồng nhiều nhất 8,9 ha) chủ yếu là người Kinh từ nơi khác đến hoặc có dấu hiệu nhờ đồng bào tại chỗ đứng tên với mục đích để được đền bù. Đất ngồi lịng hồ thủy điện Đồng Nai 3 của một số hộ dân được UBND xã xác nhận khai hoang, sử dụng trước 2004 nhưng từ năm 2010 các hộ dân chuyển về tái định cư mới khơng có điều kiện để canh tác đã bỏ hoang (đất chủ yếu trồng cây hoa màu ngắn ngày) nên Le, Lồ ơ mọc rất tốt, khơng cịn cây trồng trên đất nên khi đo đạc lại phần đất này trên bản đồ giải thửa của Trung tâm đo đạc thể hiện là đất chưa sử dụng gây khó khăn trong việc áp giá bồi thường, hỗ trợ. Trong cuộc tiếp xúc cử tri thì hộ Lương Thị Xn, thơn 3 xã Đắk Plao cho biết gia đình lên khu tái định cư từ 30/7/2010 có đất dưới lịng hồ trồng sả, thơm nhưng không được đền bù. Ban QLDA đã có nhiều cơng văn gửi UBND tỉnh Đắk Nơng, UBND huyện Đắk Glong kiến nghị không bồi thường cây Mai, cây Dứa và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Nông, công an huyện Đắk Glong xác minh làm rõ những đối tượng trồng cây Mai, cây Dứa nhằm để trục lợi, gây thất thoát tài sản Nhà nước. Theo tính tốn sơ bộ của TTPTQĐ huyện thì giá trị hỗ trợ di dời cây Mai và bồi thường cây Dứa khoảng trên 50 tỷ đồng, mặt khác, trong tổng mức đầu tư hiệu chỉnh của Dự án thủy điện Đồng Nai 3 chưa có các chi phí này.
Bất cập về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm. Việc hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 18/08/2009 của Chính Phủ; Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 23/02/2010 của UBND tỉnh Đắk Nông chưa được Chủ đầu tư thống nhất thực hiện.
Các bất cập khác (theo báo cáo UBND huyện Đắk Glong năm 2016):
(i) Công tác bồi thường, hỗ trợ chưa thực hiện xong, cịn nhiều khó khăn tồn tại, vướng mắc.
Hộp 2: Chia sẻ về chưa được nhận khoản tiền hỗ trợ đời sống
Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra
(ii) Một số cơng trình hạ tầng bắt đầu xuống cấp, hư hỏng. Hồ thủy lợi khơng có ruộng để tưới, thiếu các cơng trình giao thơng vào các khu sản xuất.
(iii) Chưa có đủ diện tích đất sản xuất để cấp cho người dân.
(iv) Tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất xảy ra phổ biến, khó cưỡng chế thu hồi để cấp cho các hộ đúng đối tượng.
Chị Chung Kim Ánh, giáo viên trường tiểu học Quang Trung, ở thôn 3 đến UBND xã hỏi thủ tục nhận tiền hỗ trợ tiền đời sống 32.400.000 đồng. Chị bảo danh sách có tên nhận tiền từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa được gọi đi nhận. Mấy hộ cùng thôn được nhận hết rồi. Chị định viết đơn khiếu nại nhưng lại nghe đơn vị chị cơng tác nói khơng nên khiếu nại, từ từ sẽ được giải quyết. Tại UBND xã chứng kiến chị hỏi cán bộ xã thì họ nói vấn đề này giải quyết lâu rồi, bảo chị lên huyện hỏi.