2.2 Quy định về trình bày cơng cụ tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế
2.2.4 Công bố công cụ tài chính
Theo IFRS 7 (sửa đổi vào năm 2014), đoạn 1, yêu cầu “các đơn vị cần thuyết minh đầy đủ trên báo cáo tài chính để người sử dụng đánh giá được: (a) tầm quan trọng của các cơng cụ tài chính đối với tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị; và (b) bản chất, mức độ các rủi ro phát sinh từ các cơng cụ tài chính trong kỳ báo cáo, vào ngày lập báo cáo tài chính và cách thức đơn vị quản trị các rủi ro này.”
- Công bố về tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính:
IFRS 7, đoạn 8 quy định giá trị ghi sổ của các CCTC sau đây (như được xác định theo IFRS 9) cần được công bố trong Bảng cân đối kế tốn hay Thuyết minh BCTC:
“+ Tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào kết quả kinh doanh (FVTPL) cần được trình bày riêng: (i) tài sản tài chính được đơn vị chỉ định đo lường theo FVTPL từ khi ghi nhận ban đầu và (ii) tài sản tài chính bắt buộc phải đo lường theo giá trị hợp lý phù hợp với yêu cầu của IFRS 9.
+ Nợ phải trả tài chính đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý ghi nhận vào kết quả kinh doanh (FVTPL) cần được trình bày riêng: (i) nợ phải trả tài chính được đơn vị chỉ định đo lường theo FVTPL từ khi ghi nhận ban đầu và (ii) nợ phải trả tài chính thỏa mãn định nghĩa nắm giữ cho mục đích kinh doanh theo IFRS 9.
+ Tài sản tài chính được đo lường theo nguyên giá phân bổ. + Nợ phải trả tài chính được đo lường theo nguyên giá phân bổ.
+ Tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác (FVOCI) cần được trình bày riêng: (i) tài sản tài chính được đo lường theo FVOCI theo IFRS 9; (ii) khoản đầu tư công cụ vốn chủ sở hữu được chỉ định đo lường theo FVOCI từ khi ghi nhận ban đầu theo IFRS 9.”
Theo IFRS 7, đoạn 12 “khi tái phân loại tài sản tài chính từ đo lường theo giá trị hợp lý sang đo lường theo nguyên giá phân bổ và ngược lại, đơn vị cần công bố: ngày tái phân loại; giải thích chi tiết sự thay đổi mơ hình kinh doanh và mơ tả mức tác động của nó trên báo cáo tài chính của đơn vị; giá trị tái phân loại”.
- Thu nhập, chi phí, lãi hoặc lỗ
IFRS 7, đoạn 20 quy định “đơn vị cần công bố các nội dung sau đây về thu nhập, chi phí, lãi lỗ liên quan đến cơng cụ tài chính trên báo cáo lợi nhuận tổng hợp và thuyết minh BCTC:
+ Lợi nhuận thuần hoặc lỗ thuần:
(i) Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính đo lường theo FVTPL, chi tiết theo từng tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được đơn vị chỉ định đo lường theo FVTPL từ khi ghi nhận ban đầu, và những tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính bắt buộc được đo lường theo FVTPL theo IFRS 9 (chẳng hạn như nợ phải trả tài chính thỏa mãn điều kiện nắm giữ để kinh doanh theo IFRS 9). Đối với nợ phải trả tài chính được chỉ định đo lường theo FVTPL , đơn vị nên công bố riêng khoản lãi hoặc lỗ ghi nhận trong thu nhập tổng hợp khác và khoản lãi hoặc lỗ được ghi nhận vào kết quả kinh doanh.
(ii) Nợ phải trả tài chính được đo lường theo nguyên giá phân bổ. (iii) Tài sản tài chính được đo lường theo nguyên giá phân bổ.
(iv) Khoản đầu tư vào công cụ vốn chủ sở hữu được chỉ định đo lường theo FVOCI.
(v) Tài sản tài chính được đo lường theo FVOCI theo IFRS 9, công bố riêng khoản lãi hoặc lỗ ghi nhận trong thu nhập tổng hợp khác trong kỳ và khoản phân loại khi theo ngừng ghi nhận từ thu nhập tổng hợp lũy kế khác đến kết quả kinh doanh trong kỳ.
+ Tổng thu nhập lãi và tổng chi phí lãi (tính theo lãi suất thực) đối với tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ hoặc đo lường theo FVOCI (công bố riêng các khoản này); hoặc nợ phải trả tài chính khơng đo lường theo FVTPL.
+ Thu nhập hay chi phí (ngoại trừ những khoản đã có khi xác định lãi suất
thực) phát sinh: từ tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính khơng đo lường theo
FVTPL; và ủy thác và hoạt động ủy thác khác mà kết quả là việc nắm giữ hoặc đầu tư tài sản thay mặt cho cá nhân, quỹ ủy thác, quỹ hưu trí và các tổ chức khác.”
- Cơng bố về chính sách kế tốn:
Theo IAS 1 (sửa đổi năm 2014), đoạn 117 về trình bày BCTC yêu cầu “đơn vị cơng bố chính sách kế toán chủ yếu bao gồm cơ sở đo lường được sử dụng để lập BCTC và các chính sách kế tốn khác có liên quan đến việc hiểu được BCTC”.
- Kế tốn phịng ngừa:
IFRS 7, đoạn 21A yêu cầu công bố các thông tin sau:
+ Chiến lược quản lý rủi ro của đơn vị và cách thức mà đơn vị áp dụng để quản lý rủi ro;
+ Cách thức mà các hoạt động phòng ngừa rủi ro của đơn vị có thể tác động vào số lượng, thời gian và sự khơng chắc chắn của dịng tiền tương lai; và
+ Tác động của kế tốn phịng ngừa trên báo cáo tình hình tài chính của đơn vị, báo cáo thu nhập và báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.
Đơn vị phải công bố: dạng phịng ngừa; các cơng cụ tài chính được chỉ định là cơng cụ phịng ngừa và giá trị hợp lý của chúng vào ngày lập báo cáo; bản chất của rủi ro phòng ngừa.
- Bản chất và mức độ rủi ro phát sinh từ các cơng cụ tài chính:
IFRS 7, đoạn 31 quy định “một đơn vị cần phải công bố đầy đủ thông tin cho phép người sử dụng BCTC đánh giá bản chất và phạm vi của rủi ro phát sinh từ cơng cụ tài chính vào cuối cùng của kỳ báo cáo”. Đó thường là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường.
Theo IFRS 7, đoạn 33 “với mỗi loại rủi ro phát sinh từ CCTC, đơn vị cần trình bày:
+ Tổn thất từ rủi ro và cách thức chúng phát sinh;
+ Mục tiêu, chính sách và qui trình quản lý rủi ro và các phương pháp sử dụng để đo lường rủi ro; và
+ Bất kỳ thay đổi nào trong hai nội dung trên so với kỳ trước.”
Ngoài ra, theo IFRS 7, đoạn 34 u cầu phải cơng bố tóm tắt các dữ liệu định lượng về các tổn thất từ các rủi ro vào ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.