CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cho vay
2.3.2. Các yếu tố bên trong tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các
của các ngân hàng thương mại
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô, các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng cũng có nhiều ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu của Aydin, B. (2008) đã xem xét tới một số các nhân tố nội tại ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tại các nước Trung Âu,
Đông Âu. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố: tính chất sở hữu Ngân hàng (sở hữu nhà nước hay nước ngoài); tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA); chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các ngân hàng.
Tracey (2011) cũng thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố nội tại tới mức tín dụng tại các ngân hàng thương mại tại Jamaica, Trinidad và Tobago. Tác giả nhận thấy rằng các nhân tố như: Tốc độ gia tăng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay an toàn trên tăng trưởng cho vay của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng trong tiền gửi có ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại ở các quốc gia này.
Kupiec và các cộng sự (2016) đã xem xét tác động của các yếu tố nội tại tác động đến mức tín dụng của các ngân hàng thương mại tại các quốc gia từ báo cáo chỉ số xếp hạng CAMELS. Các tác giả đã đưa vào phân tích tác động của 7 nhân tố tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, bao gồm: Mức độ kiểm sốt, chi phí sử dụng vốn, tỷ lệ an tồn vốn (CAR), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), quy mơ ngân hàng, tính thanh khoản của ngân hàng và giá trị thị trường của các ngân hàng
Singhn, A. và Sharma, A. (2016) khi xem xét tác động của các nhân tố nội tại tác động tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Ấn Độ đã đưa vào xem xét các yếu tố bao gồm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), quy mơ ngân hàng, chi phí sử dụng vốn, lượng tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của các ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở các nghiên cứu về các nhân tố nội tại có tác động tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, tác giả nhận thấy mặc dù có sự khác biệt trong các biến số nghiên cứu trong các nghiên cứu nhưng với các biến số nghiên cứu trên, vấn đề nghiên cứu các yếu tố nội tại của ngân hàng sẽ tập trung vào 04
nhân tố chính sau đây: quy mơ, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ lệ an toàn vốn cấp 1, tính thanh khoản của ngân hàng
2.3.2.1. Quy mơ ngân hàng:
Quy mơ ngân hàng có tác động khá tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Ngân hàng có quy mơ lớn thường là các ngân hàng lớn, có uy tín và đã tạo ra được vị thế, danh tiếng trong ngành ngân hàng. Khi đó, các ngân hàng này sẽ dễ dàng huy động được tiền gửi của khách hàng – những người tiết kiệm trong nền kinh tế. Mặt khác, các ngân hàng lớn thường có đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ chun mơn cao, quy trình làm việc hồn thiện, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn. Khi đó, họ sẽ dễ dàng tiếp cận các khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hơn. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho các ngân hàng trong việc gia tăng mức độ cung cấp tín dụng cho các khách hàng so với các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm cho rằng quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng thì cũng có quan điểm khác cho rằng quy mơ tài sản sẽ có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng. Các ngân hàng thương mại có quy mơ tài sản lớn thường là các ngân hàng lớn, có uy tín trong nền kinh tế. Thơng thường, các ngân hàng này sẽ chỉ chấp nhận cho các khoản vay có rủi ro nợ xấu thấp (tức là các khoản nợ ít rủi ro), trong khi đó, các ngân hàng có quy mơ tài sản nhỏ thường sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn để cho các khách hàng này vay nhằm đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng của mình. Do đó, trong trường hợp này, quy mơ tổng tài sản (phản ánh vị thế của ngân hàng trên thị trường) sẽ có tác động ngược chiều với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
2.3.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là thước đo phản ánh mức độ hoạt động hiệu quả của các ngân hàng thương mại. ROA của các ngân hàng gia tăng cho thấy
với mức tài sản mình đã đầu tư. Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại thường đến từ việc họ mở họ hoạt động hiệu quả hơn, chủ yếu đến từ việc tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ các hoạt động cho vay. Do đó, ROA sẽ có mối quan hệ cùng chiều với việc tăng trường tín dụng của các ngân hàng.
2.3.2.3. Tỷ lệ an toàn vốn cấp I
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ vốn tự có so với tổng tài sản rủi ro của các ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này sẽ phản ánh mức độ an toàn vốn – nguồn vốn hồn tồn khơng rủi ro – được đóng góp bởi các cổ đơng. Do đó, khi tỷ lệ an tồn vốn cấp 1 càng lớn sẽ cho thấy các ngân hàng này càng ít rủi ro trong các hoạt động của mình. Tuy nhiên, đi kèm với việc giảm rủi ro chính là tỷ lệ huy động vốn của các ngân hàng này sẽ ít hơn so với các ngân hàng khác. Nói cách khác, các ngân hàng có tỷ lệ an tồn vốn cấp I cao đang chủ yếu kinh doanh trên vốn tự có của mình. Thực tế cho thấy ở các ngân hàng thương mại, tỷ lệ vốn huy động thường lớn hơn rất nhiều so với phần vốn tự có. Do đó, các ngân hàng có tỷ lệ an tồn vốn cấp I cao thường sẽ có mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ an tồn vốn cấp I thấp.
2.3.2.4. Tính thanh khoản của ngân hàng
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đáp ứng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Do đặc thù của ngành ngân hàng nên các ngân hàng thương mại ln phải có đủ các tài sản có tính thanh khoản cao nhất (hoặc dễ chuyển đổi thành tiền nhất) để đảm bảo luôn đáp ứng được các nhu cầu rút tiền của người gửi tiền cũng như các khoản tiền gửi thanh tốn. Do đó, trong hoạt động tín dụng của mình, các ngân hàng thương mại ln phải giữ lại một phần tiền gửi để đáp ứng cho các nhu cầu này. Khi tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại càng cao cho thấy tỷ lệ giữ các tài sản thanh khoản của ngân hàng càng lớn. Điều này có nghĩa là các hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng sẽ thấp hơn. Nói cách khác, mối quan hệ giữa tính thanh khoản của ngân hàng và tăng trưởng tín dụng là ngược chiều.