CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
4.4. Thảo luận về các kết quả nghiên cứu
Từ kết quả của mơ hình ở trên, tác giả sẽ đưa ra một số thảo luận về kết quả nghiên cứu như sau:
- Đối với các nhân tố vĩ mơ của nền kinh tế: Có 3 nhân tố vĩ mơ của nền kinh tế có tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại, trong đó GDP và tỷ lệ lạm phát có tác động âm, chỉ số thị trường chứng khốn có tác động dương. Trong các kết quả trên, tỷ lệ lạm phát âm xảy ra theo đúng kỳ vọng lý thuyết của tác giả và các nghiên cứu của Pouw và Kakes (2013), H. Vu và D. Nahm (2013), A. Singhn và A. Sharma (2016) đã trình bày ở trên. Trong khi đó, kết quả về sản lượng của nền kinh tế tác động âm đến tăng trưởng tín dụng dường như hơi khác so với kỳ vọng lý thuyết nhưng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của H. Vu và D. Nahm (2013). Kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, quốc gia có Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ. Các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Việt Nam chủ yếu được thi hành bởi Chính phủ. Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2015, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lao động có việc làm là các ưu tiên tiếp theo. Do đó, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp hành chính về việc tác động đến hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế đến từ một số động lực khác, đặc biệt là hoạt động các tập đoàn nước ngoài, các doanh nghiệp FDI đầu tư ở Việt Nam nên tăng trưởng kinh tế và
tăng trưởng tín dụng có xu hướng ngược chiều tác động với nhau; đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ khơng có tác động đến tăng trướng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số thị trường chứng khốn có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Điều này có thể được giải thích như sau: nhìn chung thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn đang từng bước hồn thiện và phát triển trên nhiều mặt, ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Trên thị trường chứng khốn, bên cạnh các nhà đầu tư có sự am hiểu về thị trường, về các cơng ty vẫn cịn một số lượng lớn nhà đầu tư theo tâm lý “đám đông”. Sự gia tăng điểm trong chỉ số chung của thị trường chứng khốn đã thu hút, kích thích các nhà đầu tư sử dụng địn bẩy tài chính cá nhân (các khoản tín dụng vay mượn để đầu tư). Chính vì vậy, chỉ số thị trường chứng khốn càng gia tăng càng làm cho tăng trưởng tín dụng gia tăng.
- Đối với các nhân tố nội tại ngân hàng: Có 3 nhân tố nội tại của ngân hàng có tác động đến tăng trưởng tín dụng, trong đó tỷ lệ an tồn vốn cấp 1 và quy mơ tổng tài sản có tác động âm, trong khi chỉ tiêu ROA có tác động dương. Các kết quả trên khá đúng với kỳ vọng dấu của tác giả. Kết quả về tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có tác động dương tới tăng trưởng tín dụng; tỷ lệ an tồn vốn cấp 1 (CAR1) có tác động âm đến tăng trưởng tín dụng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của A. Singhn và A. Sharma (2016), trong khi kết quả quy mô ngân hàng có tác động âm đến tăng trưởng tín dụng khá tương đồng với nghiên cứu của Laidroo (2015). Xét trong thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại cổ phẩn nhỏ thường có xu hướng chấp nhận cho các khoản vay có mức độ rủi ro cao hơn so với các ngân hàng lớn, đặc biệt một số ngân hàng thương mại cổ phần có đối tượng cho vay chủ yếu là những người nông dân (như ngân hàng Kiên Long…). Ở một góc độ nào đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng có quy mơ nhỏ sẽ cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng có quy mơ lớn. Trong khi đó, tỷ lệ an tồn vốn cấp 1 thấp cho thấy cấu trúc vốn của các ngân hàng sẽ thiên về các khoản vốn huy động và như vậy các ngân hàng sẽ đẩy mạnh các hoạt động cho vay tín dụng để đảm bảo khả năng trả lãi đối với các khoản vốn huy động tiền gửi của mình
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI