2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chovay doanh nghiệp nhỏ và vừa của
2.2.2.3 Thông tin giao dịch của doanh nghiệp:
Thời gian giao dịch với ngân hàng của doanh nghiệp
Là khoảng thời gian doanh nghiệp bắt đầu quan hệ với ngân hàng đến thời điểm nghiên cứu. Thời gian quan hệ giúp ngân hàng có thể tiến hành các biện pháp giám sát tài khoản khách hàng, theo dõi thực hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng… để phần nào nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Degryse và Cayseele (1999) khẳng định rằng mối quan hệ càng dài thì thơng tin bất cân xứng sẽ được khắc phục hiệu quả hơn, hiệu quả cung cấp các sản phẩm được tăng thêm”. Một số nghiên cứu khác cho thấy mối quan hệ càng dài thì sẽ làm giảm cả về chi phí tài trợ vốn tín dụng (Berger và Udell, 1995; Elsas và Krahnen, 1998) và yêu cầu về tài sản thế chấp, cầm cố (Berger và Udell, 1995; Harhoff và Korting, 1998; Degryse và Van Cayseele, 2000).
Diamond (1984) thấy rằng mối quan hệ lâu dài sẽ làm giảm bớt các vấn đề liên quan đến bất đối xứng thông tin và ngân hàng sẽ nới lỏng các điều kiện, chủ yếu làm
16
vai trò giám sát. (Hoshi, Kashyap và Scharfstein (1993)) nghiên cứu mơ hình cho thấy rằng ngân hàng tiếp xúc với người đi vay để giám sát và khi được tín nhiệm lớn thì điều kiện để tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn.
Số ngân hàng đang giao dịch tín dụng:
Số ngân hàng đang giao dịch là số lượng các ngân hàng mà doanh nghiệp cùng lúc có mối quan hệ tín dụng.
Lập luận của Dewatriopont và Maskin (1995) kết hợp nhiều ngân hàng cho vay cùng một dự án là một giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Liên kết giữa các ngân hàng buộc các công ty phải hợp tác quản lý để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên lập luận khác lại cho rằng các ngân hàng có thể hưởng lợi từ doanh nghiệp có một mối quan hệ duy nhất do có được thơng tin độc quyền. Nghiên cứu của Harhoff và Korting (1998) đã khẳng định rằng, các công ty bị rủi ro hoặc gặp những khó khăn về tài chính (ở Ý và Đức) ln là những cơng ty có nhiều mối quan hệ với các ngân hàng hơn.
Mục đích sử dụng vốn:
Mục đích sử dụng vốn của đơn vị thể hiện việc doanh nghiệp dùng vốn vay của ngân hàng vào việc gì, khả năng thu hồi vốn thế nào: nhanh hay chậm? Có khả năng sinh lợi hay không?
Cho vay với mục đích bổ sung vốn lưu động thường gặp ít rủi ro hơn các mục đích tài trợ khác do số tiền doanh nghiệp vay không quá lớn và được hoàn trả trong ngắn hạn nên mục đích vay này thường được các NHTM ưa thích hơn.
Tài sản bảo đảm:
Tài sản bảo đảm là yêu cầu cơ bản để xét duyệt cho vay, nó đại diện cho tính pháp lý nhằm ràng buộc người vay có trách nhiệm với món vay của mình, đồng thời ngân hàng cũng dể dàng xử lý khi phát sinh nợ xấu. Vì thế tài sản thế chấp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc vay vốn ngân hàng. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định kết quả này (Berger và Udell, 2004, Borensztein và Lee, 2002, Harhoff và Korting, 1998)
17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Chương 2 tổng hợp và trình bày tổng quan lý luận về Doanh nghiệp, trong đó nêu lên được đặc điểm, vai trò cách thức phân loại DNNVV tại các khu vực, các định chế tài chính và các nước trên thế giới.
Sơ lược một số nghiên cứu về tại Việt Nam và trên thế giới, tác giả rút kết ra được một số nhân tố chính có ảnh hưởng đếncác yếu tố ảnh hưởng đến việc cho vay của NHTM đối với DNNVV gồm (i) Nhóm đặc điểm doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, thời gian hoạt động của doanh nghiệp); (ii) Nhóm tài chính doanh nghiệp(Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hệ số nợ, hệ số khả năng thanh tốn ngắn hạn, ROE); (iii) Nhóm thơng tin giao dịch (số lượng ngân hàng đang quan hệ tín dụng, số năm giao dịch với ngân hàng, mục đích vay vốn, tài sản thế chấp).
18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪATẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI
3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN