Thực trạng nợ xấu DNNVV tại Agribank Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 42)

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017

31

2 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,35 0,48 0,42 0,35

3 Nợ xấu DNNVV 35,96 23,15 21,64 20,33

4 Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/Nợ xấu (%) 31,01 47,99 42,97 40,03

5 Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/ Dư nợ cho vay DNNVV (%)

1,97 2,78 1,03 0,89

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Nai các năm 2014, 2015, 2016, 2017)

Nợ xấu cho vay DNNVV giảm dần qua các năm, cùng với tỷ lệ nợ xấu sụt giảm, chứng tỏ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của Agribank Đồng Nai đã được cải thiện. Tuy nhiên khi xem xét tỷ lệ nợ xấu DNNVV trên Dư nợ cho vay DNNVV ta thấy tỷ lệ này chiếm khá cao và chiếm từ 30% đến gần 50% trong cơ cấu nợ xấu, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc e dè mở rộng cho vay DNNVV ở Agribank Đồng Nai, đặc biệt là ở các huyện nơng thơn vùng sâu do trình độ quản lý, thẩm định của CBTD chưa đáp ứng được.

3.1.2.3 Nhận xét về thực trạng hoạt động cho vay DNNVV của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai.

 Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, mặc dù môi trường hoạt động tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng cấp trên cùng với ban lãnh đạo Agribank Đồng Nai và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng, hoạt động cho vay DNNVV của Agribank Đồng Nai đã duy trì, phát triển và đạt được những kết quả khích lệ như sau:

Một là, dư nợ cho vay DNNVV liên tục tăng trưởng qua các năm.

Năm 2017 dư nợ tăng trưởng 468 tỷ đồng đạt 2.287 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2014. Điều này cho thấy Agribank Đồng Nai đã mạnh dạng hơn trong công tác cho vay DNNVV.

32

Hai là cơ cấu cho vay DNNVV có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng cho

vay trung và dài hạn.

Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2014 là 449 tỷ đồng, chiếm 24,7% trong tổng dư DNNVV, đến năm 2017 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm do sự tăng lên của vay trung dài hạn, chiếm đến 46,7% trong dư nợ DNNVV, tăng 617 tỷ đồng so với năm 2014. Sự chuyển dịch trong cơ cấu dư nợ DNNVV theo kỳ hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động trong giai đoạn này, khơng gây lãng phí cho đồng vốn. Đồng thời cũng phù hợp với điều kiện kinh tế, khi nền kinh tế đã khởi sắc, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, đầu tư cơng nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, phát triển theo chiều sâu, tăng cường năng lực cạnh tranh.

Ba là, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV giảm dần qua các năm.

Nợ xấu cho vay DNNVV giảm dần qua các năm; từ 35,96 tỷ đồng năm 2014 xuống còn 20,33 tỷ đồng năm 2017 chứng tỏ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của Agribank Đồng Nai đã được cải thiện.

 Những hạn chế

Một là, dư nợ cho vay Doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho

vay. Mặc dù dư nợ cho vay Doanh nghiệp có tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ của DNNVV không theo kịp tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng dẫn đến cơ cấu dư nợ DNNVV trong cơ cấu bị thu hẹp dần qua các năm từ 21% năm 2014 xuống còn 16% năm 2017.

Một số chi nhánh cịn có tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp thấp do trình độ kỹ thuật nghiệp vụ thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp của cán bộ tín dụng (CBTD) cịn yếu, chưa mạnh dạng phân tích, đánh giá kiểm tra đảm bảo nợ vay để đề xuất tăng trưởng hoặc thu hẹp tín dụng một cách hợp lý, cùng đó là các khâu thủ tục kiểm tra tính khả thi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp kèm theo các giấy tờ pháp lý,

33

tài sản bảo đảm là những rào cản khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Hai là, tỷ lệ nợ xấu DNNVV trên Dư nợ cho vay DNNVV chiếm khá cao và

chiếm từ 30% đến gần 50% trong cơ cấu nợ xấu, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc e dè mở rộng cho vay DNNVV ở Agribank Đồng Nai, đặc biệt là ở các huyện nơng thơn vùng sâu do trình độ quản lý, thẩm định của CBTD chưa đáp ứng được.

Ba là, các sản phẩm dịch vụ bổ trợ cho Doanh nghiệp chưa phong phú, công tác

quảng cáo, tiếp thị chưa được quan tâm nên chưa thu hút được các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường sẽ tận dụng các mối quan hệ từ ngân hàng mà doanh nghiệp hay giao dịch về tài khoản, sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ bỗ trợ cho doanh nghiệp chưa phong phú, còn nhiều hạn chế, trình độ cơng nghệ kỹ thuật cịn kém, các sản phẩm bỗ trợ chưa được quan tâm quảng cáo, tiếp thị so với các NHTM khác nên không thu hút được nhiều doanh nghiệp đến giao dịch.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu:

 Phương pháp chọn mẫu:

Agribank Đồng Nai hiện nay là chi nhánh cấp I có 43 chi nhánh cấp II và phịng giao dịch trực thuộc nằm trên 11 huyện, thị xã và thành phố. Số liệu nghiên cứu được thu thập tại các chi nhánh và phòng giao dịch tại các huyện, thị xã, thành phố và khơng có sự phân biệt giữa khu vực này với khu vực khác.

Phương pháp chọn mẫu được áp dụng là chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản. Đối tượng tham gia trả lời phiếu điều tra là các cán bộ tín dụng đang làm việc tại các chi

34

nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Agribank Đồng Nai. Hiện nay ngân hàng đang quản lý hồ sơ xin vay bằng phần mềm tin học nên việc thu thập dữ liệu diễn ra dễ dàng hơn.

 Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp:

Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các ấn phẩm, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết đăng tải trên tạp chí khoa học, Internet và các báo cáo tài chính của Agribank Đồng Nai.

Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn (phụ lục 01). Đối tượng khảo sát là các cán bộ tín dụng hiện đang cơng tác tại các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Agribank Đồng Nai. Các thông tin được thu thập chủ yếu dựa vào các hồ sơ tín dụng được lưu trữ tại ngân hàng. Các cán bộ tín dụng được đề nghị chọn ra ngẫu nhiên từ các bộ hồ sơ tín dụng của ngân hàng và trả lời bảng câu hỏi soạn sẵn. Tổng số phiếu điều tra được phát ra là 250 phiếu, số phiếu thu về là 220 phiếu. Trong đó có 15 phiếu không hợp lệ do thiếu nhiều thông tin. Do đó có 205 phiếu được dùng làm dữ liệu nghiên cứu.

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Thống kê mô tả: tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu thơng qua lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật những thơng tin cần tìm hiểu.

Phân tích phân biệt: kỹ thuật phân tích dữ liệu sử dụng cho việc phân biệt giữa các nhóm bằng cách phân tích biến phụ thuộc là biến phân loại và biến độc lập là biến định lượng để xác định các nhân tố tác động đến quyết định cho vay và số tiền cho vay của Agribank Đồng Nai, đề tài sử dụng mơ hình hồi quy Probit (xác định nhân tố tác động đến quyết định cho vay) và mơ hình hồi quy Tobit (xác định nhân tố tác động đến số tiền cho vay)

35

Mơ hình hồi quy Probit được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến giả, dùng để ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc như là hàm số của biến độc lập. Mơ hình Probit có dạng Pi= F(xiβ + Ui)

Pi: Hàm tích lũy xác suất của phân phối chuẩn tắc

Xi: vectơ các biến độc lập có ảnh hưởng đến quyết định cho vay

Hồi quy Tobit

Mơ hình hồi quy Tobit nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ (số lượng) biến động của biến phụ thuộc (số tiền vay được) với các biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay). Mơ hình Tobit được trình bày như sau:

yi* = βxi + ui Nếu yi*>0 Yi =

Với ui ~ NID (0, σ2) Β: Các hệ số cần ước lượng

yi*: Số tiền ngân hàng đồng ý cho doanh nghiệp vay xi: Vectơ các biến độc lập có ảnh hưởng đến

Cơng cụ phân tích: phần mềm EVIEW

3.2.3 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.2.3.1 Mơ hình nghiên cứu

Kết quả của các cơng trình nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng các mơ hình về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV. Qua tổng lược các nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Đồng Nai, tác giả rút kết ra 3 nhóm nhân tố chính là (i) Nhóm đặc điểm doanh nghiệp; (ii) Nhóm tài chính doanh nghiệp; (iii) Nhóm thơng tin giao dịch và các biến độc lập thuộc ba nhóm yếu tố chính ở trên để đưa vào mơ hình như sau:

 Nhóm đặc điểm doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Lĩnh vực kinh doanh

36

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

 Nhóm tài chính doanh nghiệp

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản

 Nhóm yếu tố thuộc thơng tin giao dịch

Số năm giao dịch với ngân hàng Số ngân hàng đang quan hệ tín dụng Mục đích vay vốn

Tài sản bảo đảm

3.2.3.2 Mơ tả các biến trong mơ hình:

Bảng 3. 10: Mơ tả các biến của mơ hình nghiên cứu

STT Biến số Mã hóa Loại biến Mô tả

1 Quyết định cho vay QDCV Phụ thuộc Nhận giá trị là 1 nếu cho vay, là 0 nếu từ chối

2 Số tiền cho vay STCV Phụ thuộc

Số tiền ngân hàng cho khách hàng vay. Đơn vị: triệu đồng

3 Loại hình doanh nghiệp LHDN Độc lập

Biến giả. Nhận giá trị là 1 nếu là CTCP, là 0 nếu loại hình khác

4 Lĩnh vực kinh doanh LVKD Độc lập

Biến giả. Nhận giá trị là 1 nếu là ngành thương mại, dịch vụ; nhận giá trị 0 nếu các ngành nghề khác.

5 Thời gian hoạt động TUOI Độc lập Thời gian từ khi thành lập đến thời điểm hiện tại.

37

ĐVT: năm

6 Doanh thu thuần DT Độc lập

Doanh thu doanh nghiệp đạt được trong 1 chu kỳ kinh doanh năm. Đvt: triệu đồng

7

Lợi nhuận sau thuế

LN Độc lập

Lợi nhuận sau thuế đạt được trong một chu kỳ kinh doanh năm. ĐVT: triệu đồng

8 Hệ số nợ phải trả trên

tổng tài sản HSN Độc lập Khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. ĐVT: %

9 Khả năng thanh toán

ngắn hạn KNTT Độc lập

Khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

10 Suất sinh lời trên vốn chủ

sở hữu ROE Độc lập Khả năng sinh lời trên vốn

tự có. ĐVT: %

11 Số năm giao dịch với

ngân hàng REL Độc lập

Thời gian bắt đầu giao dịch đến thời điểm hiện tại. ĐVT: năm

12 Số ngân hàng đang quan

hệ tín dụng TCTD Độc lập

Là số lượng các ngân hàng cùng lúc doanh nghiệp đang vay vốn

13 Mục đích vay vốn MDVV Độc lập

Biến giả. Nhận giá trị là 1 nếu mục đích vay bổ sung vốn lưu động, nhận giá trị 0 nếu mục đích vay khác

14 Tài sản bảo đảm TSBĐ Độc lập

Biến giả. Nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp có tài sản bảo đảm, là 0 nếu doanh nghiệp khơng có TSTC

38

3.2.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Từ việc tổng lược các nghiên cứu trước đó và phân tích, lý luận các biến độc lập tại chương 2 cùng với đánh giá thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Đồng Nai ở trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như sau:

 Các giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của

Agribank Đồng Nai đối với DNNVV

Bảng 3. 11: Giả thuyết nghiên cứu mơ hình Probit

STT Giả thuyết

Kỳ vọng dấu trong mơ hình hồi quy Probit

Giả thuyết H1.1 Doanh nghiệp thuộc loại hình CTCP dễ vay vốn

hơn các loại hình doanh nghiệp khác +

Giả thuyết H1.2

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ dễ tiếp cận được nguồn vốn vay hơn các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác

+

Giả thuyết H1.3

Doanh nghiệp thành lập càng lâu năm thì càng dễ tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng hơn Doanh nghiệp mới thành lập

+

Giả thuyết H1.4

Doanh nghiệp có doanh thu càng cao thì càng dễ tiếp cận được vốn vay Ngân hàng hơn các Doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn

+

Giả thuyết H1.5

Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế càng cao thì càng dễ tiếp cận được vốn vay Ngân hàng hơn các Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế thấp hơn

+

Giả thuyết H1.6

Hệ số nợ phải trả của Doanh nghiệp càng cao thì càng khó tiếp cận được vốn vay Ngân hàng hơn các Doanh nghiệp có hệ số nợ thấp

-

39

hàng hơn các doanh nghiệp có hệ số này thấp hơn

Giả thuyết H1.8

ROE của Doanh nghiệp càng cao thì càng dễ tiếp cận được vốn vay NH hơn các Doanh nghiệp có ROE thấp hơn

+

Giả thuyết H1.9

Doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với ngân hàng càng lâu thì càng dễ tiếp cận được nguồn vốn vay hơn các Doanh nghiệp có thời gian quan hệ ngắn hơn

+

Giả thuyết H1.10

Doanh nghiệp quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng sẽ dễ tiếp cận vốn vay hơn các Doanh nghiệp quan hệ với ít ngân hàng

+

Giả thuyết H1.11

Doanh nghiệp vay vốn để bổ sung vốn lưu động dễ tiếp cận được vốn vay hơn các Doanh nghiệp vay vốn với mục đích khác.

+

Giả thuyết H1.12

Doanh nghiệp có tài sản bảo đảm sẽ dễ tiếp cận được nguồn vốn vay hơn các doanh nghiệp khơng có tài sản bảo đảm

+

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Các giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền cho vay.

Bảng 3. 12: Giả thuyết nghiên cứu mơ hình Tobit

STT Giả thuyết Kỳ vọng dấu trong mơ hình hồi quy Tobit Giả thuyết H2.1

Doanh nghiệp thuộc loại hình CTCP nhận được số

tiền vay nhiều hơn các loại hình doanh nghiệp khác +

Giả thuyết H2.2

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác

40

Giả thuyết H2.3

Doanh nghiệp thành lập càng lâu năm thì nhận được

số tiền vay nhiều hơn Doanh nghiệp mới thành lập +

Giả thuyết H2.4

Doanh nghiệp có doanh thu càng cao thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn

+

Giả thuyết H2.5

Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế càng cao thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế thấp hơn

+

Giả thuyết H2.6

Hệ số nợ phải trả của Doanh nghiệp càng cao thì nhận được số tiền vay ít hơn các Doanh nghiệp có hệ số nợ thấp

-

Giả thuyết H2.7

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các doanh nghiệp có hệ số này thấp hơn

+

Giả thuyết H2.8

ROE của Doanh nghiệp càng cao thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp có ROE thấp hơn

+

Giả thuyết H2.9

Doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với Ngân hàng càng lâu thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp có thời gian giao dịch ngắn hơn

+

Giả thuyết H2.10

Doanh nghiệp quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng sẽ nhận được số tiền vay ít hơn các Doanh nghiệp quan hệ với ít ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)