Kết quả hồi quy mơ hình Tobit lầ n2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 64 - 69)

53

Biến Hệ số β Độ lệch chuẩn P-value

C -4412.578 869.6617 0.0000* LVKD 2055.504 368.2359 0.0000* DT 0.068503 0.027689 0.0134** LN 2.921852 0.902964 0.0012* KNTT 341.2783 93.82716 0.0003* ROE 33.30866 12.08603 0.0059* REL 334.9553 45.10268 0.0000* TCTD -380.7929 169.3531 0.0245** MDVV -1290.477 442.6409 0.0036* TSBD 2679.544 559.4236 0.0000* Log-likelihood -1154.191 Z- statistic 14.88569 Prob 0.0000

Akaike info criterion 11.36771

Schwarz criterion 11.54602

Hannan-Quinn criter. 11.43983

Số quan sát 205

(*) (**) là có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Kết quả hồi quy Tobit lần 2 cho thấy độ tin cậy của các biến đưa vào mơ hình có gia tăng, cụ thể biến LVKD, LN, KNTT, ROE, REL, MDVV, TSBD có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, các biến DT, TCTD có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. So sánh 2 mơ hình thơng qua kiểm định hệ số Akaike Info Criterion, Schwars Criterion và Hanna Quinn Criterion cho thấy mơ hình hồi quy Tobit lần 2 có giá trị thấp hơn không đáng kể, chứng tỏ mơ hình lần 2 khơng gia tăng mức phù hợp hơn mơ hình hồi quy Tobit lần thứ 1

4.3.3 Nhận xét về kết quả hồi quy

Như vậy sau 2 lần hồi quy ở mơ hình Probit, tác giả xác định được các yếu tố sau có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng: Lĩnh vực kinh doanh (LVKD), Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (TUOI), Lợi nhuận sau thuế (LN), Khả năng

54

thanh toán ngắn hạn (KNTT), Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), thời gian giao dịch với ngân hàng (REL), Mục đích vay vốn (MDVV), Tài sản bảo đảm (TSBĐ).

Cịn ở mơ hình hồi quy Tobit, sau 2 lần hồi quy đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền cho vay của ngân hàng như sau: Lĩnh vực kinh doanh (LVKD), Doanh thu thuần (DT), Lợi nhuận sau thuế (LN), khả năng thanh toán ngắn hạn (KNTT), Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), thời gian giao dịch với ngân hàng (REL), Số lượng ngân hàng có quan hệ tín dụng (TCTD), mục đích vay vốn (MDVV), Tài sản bảo đảm (TSBD)

Sau đây là phân tích các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến việc quyết định cho vay hay không cho vay và số tiền cho DNNVV của Agribank Đồng Nai:

Ngành nghề kinh doanh (LVKD): Hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức

1% (P-value = 0,0000<α =0,01) ở cả hai mơ hình, như vậy biến này có ảnh hưởng đến quyết định chovay lẫn số tiền cho vay của Agribank Đồng Nai. Hệ số Beta ở cả 2 mơ hình của biến mang dấu dương như vậy các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ dễ tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng đồng thời số tiền được vay cũng nhiều hơn các lĩnh vực khác. Các doanh nghiệp hoạt động thuộc lĩnh vực này thường có lợi nhuận cao linh động, chu kỳ sản xuất ngắn, vòng quay vốn nhanh và mức độ rủi ro thấp hơn các doanh nghiệp sản xuất nên các NHTM thường ưu tiên quan hệ với những doanh nghiệp này.

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (TUOI): Hệ số của biến có ý nghĩa

thống kê ở mức 1% P-value = 0,0089<α =0,01) ở mơ hình Probit nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê ở mơ hình hồi quy Tobit, như vậy biến này có ảnh hưởng đến quyết định chovay của ngân hàng nhưng không ảnh hưởng đến số tiền được vay. Hệ số Beta của biến ở mơ hình Probit mang dấu dương, vậy các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu thì càng dễ tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng. Thời gian hoạt động lâu cho thấy doanh nghiệp có kinh nghiệm và thị phần đã tương đối ổn định, kinh doanh có hiệu quả nên tạo được lịng tin với ngân hàng trong q trình tiếp cận vay vốn

55

nhưng số năm hoạt động khơng ảnh hưởng đến số tiền được vay vì có thể doanh nghiệp tuy mới thành lập nhưng chủ doanh nghiệp là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành, nhiều mối quan hệ kinh doanh nên vẫn tạo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Doanh thu thuần (DT): Doanh thu thuần của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến

lượng vốn cho vay nhưng lại không ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Doanh thu có thể là thước đo tốt của quy mô hoạt động nhưng lại không phản ánh tốt hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong khi quyết định cho vay lại phụ thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng lượng cho vay lại phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế (LN): hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở cả 2 mơ hình,

như vậy biến có ảnh hưởng đến quyết định cho vay lẫn số tiền cho vay của ngân hàng. Hệ số Beta của biến mang dấu dương, cho nên các doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế càng lớn thì có xác suất nhận được vốn vay sẽ cao hơn và số tiền nhận được sẽ nhiều hơn. Lợi nhuận doanh nghiệp phản ảnh chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đã xác định doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận thì ngân hàng sẵn sàng tài trợ thêm vốn giúp doanh nghiệp mở rộng quy mơ hoạt động.

Khả năng thanh tốn (KNTT): hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở

cả hai mơ hình, như vậy biến có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng lẫn số tiền cho vay. Hệ số Beta của biến mang dấu dương, vậy doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cao hơn sẽ có xác xuất nhận được vốn vay cao hơn với số tiền nhiều hơn. Chỉ số này biểu hiện lượng tài sản ngắn hạn bảo đảm phần nợ ngắn hạn như thế nào, do đó khi hệ số này càng cao thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp càng thấp, do đó ngân hàng sẽ gia tăng lượng tiền cho vay do mức độ rủi ro đối với ngân hàng giảm.

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở

mức 1% cả ở 2 mơ hình, như vậy biến có ảnh hưởng đến quyết định cho vay và cả số tiền cho vay của ngân hàng. Hệ số Beta của biến mang dấu dương vì thế doanh nghiệp

56

có ROE cao hơn sẽ có xác xuất nhận được vốn vay cao hơn và số tiền cho vay nhận được sẽ nhiều hơn do ngân hàng đánh giá rằng các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Borensztein và Lee (2002) cũng tìm thấy kết quả tương tự khi phân tích cung ứng tín dụng của các ngân hàng ở Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2000, các ngân hàng đã có xu hướng giảm cho vay các tập đoàn lớn và chuyển sang những doanh nghiệp hoạt động có suất sinh lợi cao hơn.

Thời gian giao dịch với ngân hàng (REL): hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở

mức 5% ở mơ hình Probit và 1% ở mơ hình Tobit, như vậy biến có ảnh hưởng đến cả quyết định cho vay và số tiền cho vay của ngân hàng. Hệ số Beta của biến mang dấu dương, vì vậy các doanh nghiệp có thời gian giao dịch lâu với ngân hàng khi đề nghị vay vốn thì xác xuất nhận được vốn vay sẽ cao hơn đồng thời khả năng tiếp cận lượng vốn vay cao hơn. Thời gian giao dịch càng lâu, hay nói khác đi là khách hàng thân thiết với ngân hàng thì ngân hàng sẽ có nhiều lợi thế về thông tin hơn so với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Degryse và Cayseele (1999) cho rằng mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp càng dài thì mối quan hệ này càng chặt chẽ, bất cân xứng thông tin sẽ được khắc phục, ngân hàng sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử, uy tín trong thanh tốn của doanh nghiệp cũng như hiệu quả kinh doanh qua các năm do đó ngân hàng sẽ mạnh dạng cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Số lượng ngân hàng mà doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng (TCTD): hệ số

của biến khơng có ý nghĩa thống kê ở mơ hình hồi quy Probit nhưng lại có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ở mơ hình Tobit, như vậy biến TCTD khơng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng nhưng lại ảnh hưởng đến lượng tiền cho vay của ngân hàng. Hệ số Beta mang dấu âm, như vậy các doanh nghiệp quan hệ với nhiều ngân hàng thương mại thì lượng vốn vay được sẽ ít hơn. Do khi tính tốn nhu cầu vay vốn của khách hàng ngân hàng đã loại trừ phần vốn được tài trợ bởi các ngân hàngkhác, do đó khi doanh nghiệp vay tại càng nhiều tổ chức tín dụng thì càng vay được ít tiền hơn.

57

Mục đích vay vốn (MDVV): hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả

hai mơ hình hồi quy, như vậy biến có ảnh hưởng đến cả quyết định cho vay lẫn số tiền cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên hệ số Beta của biến lại mang dấu âm, như vậy các doanh nghiệp vay vốn với mục đích bổ sung vốn lưu động sẽ có xác xuất nhận được vốn vay thấp hơn và số tiền được vay cũng sẽ thấp hơn với các doanh nghiệp vay vốn với mục đích khác. Điều này trái với giả thuyết đặt ra ban đầu nhưng lại phù hợp với thực tế cơ cấu nguồn vốn hiện nay của Agribank Đồng Nai khi tỷ lệ vốn ngắn hạn chuyển dần sang cơ cấu vốn trung dài hạn.

Tài sản bảo đảm (TSBĐ): hệ số của biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (P-

value = 0,0000<α =0,01) ở cả mơ hình hồi quy Probit lẫn Tobit, như vậy biến có ảnh hưởng đến quyết định cho vay và cả số tiền cho vay của ngân hàng. Hệ số Beta của biến mang dấu dương như vậy các doanh nghiệp vay vốn khơng có tài sản bảo đảm sẽ có xác xuất nhận vốn vay thấp hơn và lượng tiền vay nhận được cũng sẽ ít hơn Thơng tin này là phù hợp với thực tế, tài sản thế chấp là yêu cầu cơ bản để xét duyệt cho vay, nó đại diện cho tính pháp lý nhằm ràng buộc người vay có trách nhiệm với món vay của mình, đồng thời ngân hàng cũng dễ dàng xử lý khi phát sinh nợ xấu. Không chỉ Agribank Đồng Nai mà hầu như các ngân hàng cho vay đề dựa trên tài sản thế chấp vì các ngân hàng cần có sự bảo đảm rủi ro cho khoản tín dụng của mình. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định kết quả này (Berger và Udell, 2004, Borensztein và Lee, 2002, Harhoff và Korting, 1998).

 Đánh giá các giả thiết mơ hình hồi quyProbitcác yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)